1. Việc đầu tƣ cải hoán nâng cấp, chuyển đổi nghề còn hạn chế do năng lực và nguồn vốn yếu, thiếu mạnh dạn. Bên cạnh đó các hỗ trợ về vốn chƣa đƣợc kiểm soát nên chƣa đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tƣợng.
2. Nhiều tổ khai thác còn hoạt động chƣa hiệu quả. Một số tổ thành lập và chỉ hoạt động một thời gian thì tan rã do không có hiệu quả. Chính quyền không nắm rõ các thông tin về các tổ khai thác để kịp thời có các biện pháp quản lý và giúp đỡ các tổ trong quá trình hoạt động.
3. Việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho các ngƣ hộ còn gặp nhiều khó khăn do tay nghề không có, nhiều lao động biển tuổi đời tƣơng đối cao, nên gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động vào các doanh nghiệp.
4. Việc chuyển đổi ngành nghề khai thác cho lao động khai thác hải sản của phƣờng gặp khá nhiều khó khăn do trình độ dân trí của lao động đi biển thấp nên rất khó khăn khi tiếp cận nghề mới cũng nhƣ các ứng dụng công nghệ khoa học mới nên thƣờng lúng túng trong chuyển đổi nghề. Nhiều họ sau khi chuyển đổi nghề một thời gian không có hiệu quả nên đã chuyển về làm nghề cũ.
5. Công tác đăng ký, đăng kiểm của các tàu cũng chƣa tốt, năm 2011 phƣờng có tới 472 tàu hoạt động khai thác hải sản trên biển nhƣng chỉ có 224 tàu đăng ký, các tàu gia hạn đăng ký thì thƣờng xuyên bị trễ hạn, việc xử lý các tàu khai thác vi phạm chƣa hiệu quả.. Đây là một khó khăn lớn cho công tác quản lý các tàu khai thác hải sản trong khi vùng biển Đà Nẵng còn có rất nhiều tàu thuyền khai thác của các địa phƣơng khác tới khai thác.
6. Các công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phƣơng chƣa đạt hiệu quả. Các quy định về khai thác hải sản chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi xuống cho ngƣời dân. Hơn nữa do tính chất nghề biển thƣờng xuyên đi biển nên các hình thức tuyên truyền qua hệ thống thông tin loa phát thanh của phƣờng chƣa có hiệu quả.
7. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đang làm ảnh hƣởng rất nhiều đến các hoạt động nuôi trồng và khai thác hải sản của phƣờng. Nhất là vùng âu thuyền
Thọ Quang, nƣớc thải từ khu chế biến thủy sản và chợ đầu mối đã làm ảnh hƣởng rất nhiều đến cuộc sống của ngƣời dân xung quanh và ảnh hƣởng tới nguồn lợi ven bờ vùng này, làm nhiều loài tôm cá chết.
8. Các lớp tập huấn chƣa mang lại hiệu quả cao và đối tƣợng tham gia còn hạn chế. Hơn nữa khả năng áp dụng vào thực tế của ngƣời dân chƣa có.
9. Ý thức thực hiện của ngƣ dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển còn kém.