Hình thức các tổkhai thác ở phƣờng Thọ Quang

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ phường thọ quang, quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 39 - 41)

Phƣờng Thọ Quang cũng đã thành lập đƣợc 18 tổ khai thác với 157 tàu tham gia, chiếm hơn 33% tổng số tàu thuyền tham gia khai thác ở phƣờng với 352 hộ. Trong đó có 1 tổ khai thác xa bờ với 2 tàu công suất lớn và 17 tổ gần bờ.

Bảng 3.5: Các tổ khai thác ở phƣờng Thọ Quang.

Tổ khai thác Các hình thức Hộ/ tổ Số tàu thuyền Tổ lƣới vây Vây ngày

Vây ánh sáng 20 5

Tổ lặn Lặn 15 3

Rê trôi tầng đáy Rê 3 lớp Rê cá chim Tổ cản khơi (tổ khai thác xa bờ) Khai thác cá ngừ 38 2

Tổ giã cào (2 tổ) Giã đơn

Giã đôi 18 - 20 21 Tổ lờ mực (2 tổ) Lợ mực Chụp mực Bẫy mực nang 17 - 20 16

Tổ câu (2 tổ) Câu tay cá

Câu mực 15 - 20 18

Tổ mành Mành tôm

Mành cá 15 5

Tổ te ruốc Te, xúc ruốc 20 15

Tổ lƣới quét (2 tổ) Lƣới quét 18 - 20 19

Tổ lƣới cƣớc (2 tổ) Lƣới cƣớc 18 - 20 25

Tổ khai thác và bảo vệ Lờ mực, lồng bẫy ghẹ, câu 20 17

Tổng 352 157

Mỗi tổ khai thác có từ 15 đến 20 hộ tham gia, các thành viên trong tổ thƣờng tham gia cùng một nghề khai thác nên liên kết lại với nhau để khai thác hải sản đạt hiệu quả cao hơn.

Hoạt động của các tổ khai thác có sự hƣớng dẫn, hỗ trợ thành lập của cơ quan chức năng, có quyết định thành lập của UBND phƣờng. Hoạt động của các tổ theo hình thức tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và biểu quyết theo đa số, các thành viên có nhiệm vụ hỗ trợ nhau về vốn sản xuất, thông báo thông tin ngƣ trƣờng, hỗ trợ nhau về lao động khi một trong số các tàu thiếu thuyền viên đi biển. Khi tham gia tổ đoàn kết ngoài việc giúp cho các thành viên cùng hỗ trợ nhau khi có sự cố, chia sẻ với nhau về ngƣ trƣờng nguồn lợi, thị trƣờng giá cả... Từ đó góp phần tăng thêm thu nhập cho các thành viên. Đặc biệt là tổ khai thác xa bờ, khi tham gia tổ

ngƣ dân không những giúp đỡ nhau về các sự cố, xăng dầu…mà còn giúp ngƣời dân bám biển. Đây cũng là cách khẳng định chủ quyền lãnh hải của đất nƣớc khi ngày càng có nhiều tranh giành lãnh hải ở biển Đông. Các tổ khai thác hải sản trên địa bàn phƣờng Thọ Quang còn xây dựng đƣợc nguồn quỹ chung của tổ. Nguồn quỹ này đƣợc sử dụng trong việc giúp đỡ các thành viên trong tổ mua thêm ngƣ cụ để đi biển, sửa chữa nâng cấp tàu, thăm hỏi nhau lúc đau ốm, hỗ trợ kinh phí chi các tàu tham gia cứu hộ, tàu bị nạn. Từ đó giúp ngƣ dân gắn kết với nhau hơn trong cuộc sống.

Đặc biệt phƣờng Thọ Quang đã thành lập đƣợc một tổ vừa khai thác vừa bảo vệ gồm 20 thành viên, chủ yếu làm nghề khai thác hải sản ven bờ nhƣ lờ mực, câu, lồng bẫy ghẹ. Ngoài việc khai thác hải sản, tổ đã tham gia bảo vệ san hô và các hệ sinh thái thông qua các hoạt động nhƣ tuyên truyền, vận động trong cộng đồng dân cƣ, phân công thành viên trực bảo vệ các vùng san hô. Năm 2011, tổ đã phát hiện 4 trƣờng hợp khai thác san hô báo cáo các cơ quan chức năng xử phạt 1 đối tƣợng, bên cạnh đó, tổ cũng tham gia cứu nạn 1 thúng máy bị sóng đánh chìm tại bãi Nam, tham gia trục vớt ghe, diễn tập sóng thần…

Tuy nhiên bên cạnh đó các tổ khai thác ở phƣờng Thọ Quang vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhƣ: các tổ chƣa có sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực sản xuất, đa số vẫn chƣa tổ chức đƣợc các tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản, ngƣ dân còn hạn chế khi tiếp cận vốn để phát triển sản xuất, các tổ vẫn chƣa liên kết với nhau để ký hợp đồng bán sản phẩm trực tiếp cho các nhà máy chế biến, tránh bị chủ nậu, vựa ép giá.

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ phường thọ quang, quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 39 - 41)