Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA LAO ĐỘNG NỮ, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH MTV X20 THÁI NGUYÊN (Trang 42)

2.1.1. Bảo vệ quyền việc làm của lao động nữ

- Bảo vệ quyền việc làm cho lao động nữ là giúp họ ổn định việc làm, quyền lợi chính đáng được bảo đảm, khơng bị NSDLĐ cũng như các doanh nghiệp xâm hại dẫn tới tình trạng mất việc làm hoặc bị thay đổi việc làm một cách vô cớ.

- Trong quan hệ lao động nữ thường bị coi là yếu thế hơn so với lao động

nam và thường bị NSDLĐ đối xử bất bình đẳng. Vì vậy, bảo vệ quyền việc làm của lao động nữ ln ln là chính sách được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia tại bất kỳ giai đoạn phát triển nào nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế của đất nước. Nhà nước ta nói chung và NSDLĐ nói riêng đã xác định rõ ràng trách nhiệm của mình để hướng đến mục tiêu trong việc bảo vệ quyền việc làm của lao động nữ.

2.1.1.1. Bảo đảm quyền lợi của lao động nữ trong lĩnh vực việc làm, tuyển dụng

a. Trong lĩnh vực tuyển dụng

- Hiến pháp năm 2013 có quy định: "Mọi người đều bình đẳng trước

pháp

luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội" và "Cơng dân nam, nữ bình đẳng với nhau về mọi mặt" hay "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân..." Tiếp đến Điều 27 Hiến

pháp năm 2013 quy định: "Cơng dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi

mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ" [8]. Từ Điều 30 đến Điều 31 Hiến pháp năm 2013

quy định các quyền, nghĩa vụ cơng dân, trong đó, quy định quyền bình đẳng nam, nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

-Điều 12 của Luật bình đẳng giới quy định: Nam, nữ bình đẳng trong việc

thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cịn quy định nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thơng tin,

nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động, quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm: doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài

chính theo quy định của luật, lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng,

khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

- Điều 13 của Luật bình đẳng giới quy định và cụ thể hoá một số quy định của pháp luật hiện hành. Đó là: nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh, quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ, người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

- Điều 14 của Luật bình đẳng giới quy định một số điểm mới: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng và nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo, lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

- *Trong lĩnh vực việc làm

- Trong các quy định của pháp luật lao động, nội dung của nguyên tắc bảo

- quyền, lợi ích của người lao động, mà cịn được pháp luật lao

động biểu hiện

trên nhiều phương diện: Việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, danh dự,

nhân phẩm...

- Bảo vệ người lao động trước hết là giải quyết và bảo vệ việc làm

cho họ,

để cho họ duy trì cuộc sống. Theo quy định tại Điều 33 của Hiến pháp 2013 :

“Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh theo những nghành nghề mà pháp luật không cấm"”. Và pháp luật lao động có những quy định nền tảng về quyền

có việc làm cho người lao động, theo đó tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động có quyền: “Làm việc, tự do lựa chọn

việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và khơng bị phân biệt đối xử” [7].

-Pháp luật cũng ghi nhận trách nhiệm của Nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động tại khoản 2 Điều 9 Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó: “Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia

giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm””. Có thể thấy, nữ giới hay nam giới đều có quyền tự do kinh doanh

trong các lĩnh vực và ngành nghề mà pháp luật không cấm. Hiến pháp 2013 bảo vệ quyền của người dân cũng như quyền bình đẳng trong việc lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

- Đối với lao động nữ, trong điều kiện hiện nay khi cạnh tranh lao

động ngày

càng gay gắt thì cơ hội tìm việc làm cũng như có việc làm thường khó khăn hơn những NLĐ khác. Chính vì vậy, cần phải có những ưu tiên nhất định đối với họ trong lĩnh vực việc làm nhằm hỗ trợ cho họ những cơ hội việc làm. Khoản 2,3 Điều 135 BLLĐ năm 2019 có quy định:

-“...

-2. Khuyến khích NSDLĐ tạo điều kiện thuận lợi để lao động nữ có việc làm

thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

-3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. [7] ”

-Như vậy, có thể thấy pháp luật lao động hiện nay đã chú trọng tới quyền bình

đẳng giữa lao động nữ và lao động nam xét trên nhiều phương diện, giúp bảo vệ quyền lợi của lao động nữ một cách tốt nhất.

- Bên cạnh đó, nguyên tắc bảo vệ việc làm cho người lao động cịn

được thể

hiện ở quy định: Việc tạm hỗn, chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường

hợp chỉ được thực hiện khi phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.

-Tuy nhiên, do xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt về giới tính, tâm sinh lý, cũng như thiên chức, nghĩa vụ cao cả là làm vợ, làm mẹ. Vừa gánh vác cơng việc gia đình vừa phải tham gia quan hệ lao động nên vấn trên thực tế, vấn đề tuyển dụng và việc làm đối với lao động nữ đang là nỗi lo thường trực, nhất là trong tình hình tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đang gia tăng một cách nhanh chóng. Theo Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm quốc gia mới nhất của Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III/2019 ước gần 1,06 triệu người, trong đó lao động nữ chiếm 15,9%. Bên cạnh đó, lao động nữ đã qua đào tạo trong mấy năm gần đây đã có xu hướng gia tăng những tỉ lệ vẫn thấp hơn so với lao động nam. Có thể thấy, khi các đơn vị sản xuất đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, kinh doanh hướng tới q trình cơng nghiệp hóa, cắt giảm bớt sức lao động của con người thì nguy cơ đào thải người lao động, đặc biệt là lao động nữ sẽ là mối lo ngại lớn nhất.

- 2.Ì.Ì.2. Bảo vệ quyền tự do lao động, tự do việc làm của lao động nữ

- Quyền được tự do lao động, tự do việc làm là quyền cơ bản của mỗi con

người, trong đó lao động nữ cũng khơng phải là ngoại lệ, họ được tự do, tùy chọn công việc, việc làm phù hợp với sở thích, năng lực của mỗi cá nhân người lao động. Quyền tự do lao động, tự do việc làm bao gồm quyền tự do lưa chọn ngành nghề, loại hình cơng việc, hình thức đào tạo... Điều 35 Hiến pháp 2013

- quy định: “Cơng dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp,

việc làm nơi

làm việc”. Việc pháp luật quy định về quyền tự do lao động, tự do việc làm

của

lao động nữ là tiền đề pháp lý quan trọng để tăng thêm cơ hội tìm kiếm

việc làm

cho lao động nữ.

- Tạo điều kiện cho lao động nữ cũng như tạo nguồn thu nhập để nuôi sống

bản thân và gia đình được coi là chính sách mà mọi quốc gia quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng bất cơng về vấn đề việc làm đối với lao động nữ diễn ra khá phổ biến ở nhiều quốc gia xuất phát từ những nguyên nhân như: định kiến xã hội, phong tục tập quán... Việc pháp luật quy định quyền tự do lao động, tự do việc làm của lao động nữ là tiền đề pháp lí quan trọng để họ có thể tăng thêm cơ hội tìm kiếm việc làm. Do đó, pháp luật từng quốc gia đã có những quy định riêng biệt nhằm hạn chế những tồn tại và đảm bảo quyền lao động nữ được thực thi tốt nhất.

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 BLLĐ 2019: Người lao

động có

quyền “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao

trình

độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử” [7]. Cho nên, NLĐ nói chung và

lao

động nữ nói riêng có quyền lựa chọn cơng việc phù hợp với sức khỏe, hồn cảnh và

trình độ chun mơn của mình, họ được lựa chọn tham gia vào nhiều loại hình kinh

tế khác nhau, làm trong lĩnh vực mình mong muốn. Họ cũng có quyền lựa chọn nơi làm việc phù hợp với điều kiện sinh sống, sức khỏe và sở thích của bản thân, có

thể lựa chọn cách thức phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm kiếm việc làm. Như vậy, pháp luật Việt Nam không ngăn cản hay ép buộc lao động nữ phải làm những cơng việc gì khơng được phép làm những cơng việc gì. Chính sự tự do về lao động và việc làm đã tạo ra một thị trường lao động tự do, bình đẳng giữa những NLĐ.

- 2.Ì.Ì.3. Bảo vệ quyền bình đẳng việc làm của lao động nữ

- Bình đẳng được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển

của một

xã hội, một đất nước, nó vừa là mục tiêu của sự phát triển vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển ổn định của đất nước.

- Phân chia bình đẳng giới trong việc làm cũng như tạo sự bền

vững về việc làm

cho lao động nam và lao động nữ được coi là chính sách phát triển của mỗi quốc

gia trên thế giới. Việc tạo công ăn việc làm là quyền cơ bản đã được luật pháp

công nhận và được thể hiện trong hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế

giới. Để tránh sự phân biệt đối xử với lao động nữ trong lĩnh vực việc làm pháp

luật lao động các nước thường có những quy định về quyền có việc làm, mọi

hành vi hạn chế các quyền này đều bị cấm. Trên thực tế, việc xác định

phạm vi

các công việc không được sử dụng lao động nữ, hoặc khơng được sử dụng lao

động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo quyền của lao động nữ. Tuy nhiên, chính những quy định này cũng có thể

tạo ra

sự phân biệt đối xử với lao động nữ.

- Trong thế giới hiện đại, xu hướng phát triển của luật quóc tế về

quyền con

người đang ngày càng tăng và mở rộng quyền bình đẳng cho phụ nữ. Công ước CEDAW được xây dựng nhằm bảo vệ ở phạm vi rộng lớn các quyền của phụ nữ. Với cách nhìn riêng đối với nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, công ước đã thiết lập hệ thống những mục tiêu thiết thực cho sự bình đẳng về quyền của phụ nữ là bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về kết quả hưởng các quyền ở các lĩnh vực xã hội. Bình đẳng trong lao động, việc làm được xác định là các nước tham gia công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ.

- Pháp luật nước ta đã có những quy định về chống phân biệt đối xử giữa

những NLĐ trong lĩnh vực việc làm, đặc biệt là trong tuyển chọn lao động. Điều 136 BLLĐ 2019 quy định: NSDLĐ phải “Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và

các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ

làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác”. Bên cạnh đó, Điều

13

Luật bình đẳng giới 2006 cũng quy định các nội dung bình đẳng giới bao gồm:

- “1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được

đối xử

bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

- 2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm

giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.” [10]

- Như vậy, pháp luật đã chú trọng tới quyền bình đẳng của lao động

nữ xét

trên nhiều phương diện. Mặc dù chính sách của nhà nước là tạo sự bình đẳng giữa nam và nữ nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng lao động nữ hoặc nếu được tuyển thì buộc lao động nữ khơng được sinh con trong vịng 2 đến 3 năm đầu để đảm bảo chất lượng công việc bởi doanh nghiệp cho rằng họ đã bỏ ra nhiều công sức đào tạo, điều này vơ hình tạo ra rào cản tước đi quyền làm việc của lao động nữ. Mặt khác, với tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp như hiện nay thì việc tuyển dụng lao động nữ phức tạp hơn nhiều so với tuyển dụng lao động nam do doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu càu của doanh nghiệp như: xây dựng nhà tắm, nhà trẻ, chế độ nghỉ thai sản,...Vì vậy, việc lựa chọn tuyển dụng lao động nữ không phải là lựa chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp.

- 2.1.2. Bảo vệ quyền được đảm bảo tiền lương, thu nhập của lao động nữ

-Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 BLLĐ 2019 thì khái niệm tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

-Trong lĩnh vực này, Hiến pháp và các văn bản pháp luật đều thừa nhận sự bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ khi làm cùng một công việc và

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA LAO ĐỘNG NỮ, THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH MTV X20 THÁI NGUYÊN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w