.
3.2.1.2 Điều kiện thực hiện giải pháp
Điều kiện tiên quyết là tỉnh phải quan tâm đến việc thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từ đó mới có thể nỗ lực thực hiện việc nâng cấp công nghệ và cấu trúc thông tin, triển khai nhiệm vụ làm đầu mối liên kết với các trang mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ.
Muốn triển khai có hiệu quả những công việc mới, có tính chất đột phá càng cần phải rất quyết tâm, đồng thuận đồng lòng trong từng cán bộ và toàn thể cơ quan. Mỗi cán bộ nhất là những nhà báo và các chuyên viên kĩ thuật công tác tại cổng thông tin điện tử phải không ngừng rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lí Nhà nước và công nghệ thông tin truyền thông, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ được giao, chung sức đưa cổng thông tin ngày càng phát triển hơn nữa.
3.2.2 Chủ động cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ 3.2.2.1 Nội dung giải pháp
Giải pháp trên được thể hiện qua các nội dung sau:
(1) Kết nối các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư
Ma trận về thủ tục đầu tư là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Giai đoạn đầu tiên khi tiến hành thủ tục đầu tư vào một địa phương thường là giai đoạn xác định địa điểm, vị trí để tiến hành đầu tư. Lĩnh vực này chịu những quy định khác nhau từ pháp luật về đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng, v.v. với rất nhiều quy định chồng chéo và mâu thuẫn. Quy trình khảo sát giới thiệu địa điểm mặt bằng kinh doanh cho các nhà đầu tư tại một số tỉnh không phải thực sự thuận lợi. Một số kết quả nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy mặc dù thủ tục của giai đoạn này chỉ là xin phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về địa điểm lựa chọn và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là UBND tỉnh nhưng trên thực tế nhà đầu tư dường như phải tự tiếp xúc và làm việc với tất cả ba cấp cơ quan quản lý là cấp xã, cấp huyện và các sở ngành của tỉnh. Để hạn chế những nhược điểm này chính quyền tỉnh có thể hệ thống các văn bản của Trung ương thành một quy trình tại tỉnh. Xây dựng quy trình này nhằm giản lược một số thủ tục chồng
chéo, nhà đầu tư dễ tìm, dễ tra cứu và dễ thực hiện. Để làm được như vậy, chính quyền tỉnh cần ban hành quyết định để hình thành một quy trình tổng thể nhất quán cho thủ tục hành chính và công khai, minh bạch trong toàn bộ quy trình về:
- Trình tự thực hiện: nêu rõ các giai đoạn (bước) của quy trình, mối quan hệ giữa các bước, các thủ tục trong từng bước và cho phép thực hiện song song, kết hợp các thủ tục ở một số bước thay vì thực hiện nối tiếp, tuần tự.
- Đầu mối tiếp xúc: tập trung tại bộ phận một cửa của từng sở chủ trì thụ lý hồ sơ thủ tục, nhằm giảm số lần đi lại cho doanh nghiệp.
- Trách nhiệm của các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính: cơ quan chủ trì thụ lý hồ sơ thủ tục phải chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan khác để giải quyết trong thời hạn quy định, tránh để nhà đầu tư phải liên hệ từng cơ quan để được giải quyết.
- Hồ sơ thủ tục: giảm số giấy tờ, tài liệu trùng lặp.
- Thời gian giải quyết: quy định rõ thời gian ở từng khâu của quy trình, từ tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, phê duyệt đến trả kết quả; giảm thời gian giải quyết một số thủ tục.
(2) Thiết lập mô hình “một cửa” triệt để, đầu mối cung cấp thông tin
Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của 1 cơ quan hành chính Nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính Nhà nước.
Một trong những cản trở lớn đối với nhà đầu tư tại các địa phương là sự phối hợp không tốt giữa các cơ quan trong tỉnh, giữa các sở, ngành, giữa cấp tỉnh và cấp huyện. Với sự chỉ dẫn nhiều khi “vô trách nhiệm”, nhà đầu tư có thể phải “chạy lòng vòng” giữa các cơ quan trong tỉnh với hành trình không có điểm dừng. Một số thủ tục tưởng như đơn giản nhưng nếu như trong đó cần có ý kiến của các sở, ngành có liên quan thì đó lại là khởi đầu của một chuỗi thủ tục khác mà sẽ không rõ về thủ tục, quy trình, thời gian và điểm đến. Do vậy, thành lập được một cơ quan đầu mối
chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp là một trong những giải pháp mà tỉnh cần áp dụng.
Một nguyên tắc chung trong quy trình giao dịch này là nhà đầu tư giao dịch, nộp hồ sơ và nhận kết quả đối với tất cả các nhóm thủ tục trên tại đầu mối này. Nếu như quy trình trước đây, nhà đầu tư phải trực tiếp làm việc với tất cả các phòng ban liên quan từ 6 - 8 lần đến khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn sau khi thành lập nhà đầu tư chỉ cần làm việc với đầu mối này và thời gian làm việc và chi phí liên quan sẽ giảm mạnh.
(3) Cải thiện quan hệ hợp tác giữa các sở, ngành
Một trong những yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận thông tin kịp thời, nhất quán và tin cậy của doanh nghiệp là sự hợp tác kém giữa các sở, ngành trong tỉnh. Cải thiện sự phối hợp này là định hướng ưu tiên, là phương châm trong chiến lược thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp của nhiều tỉnh, thành phố. “Chủ trương thì thường là có mặt bằng ngang nhau nhưng đạt hay không là do sự phối hợp giữa các sở, ngành”.
Tỉnh cần xây dựng quy chế nội bộ về cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các sở ngành liên quan, xem đây là cách thức quan trọng tạo ra sự phối hợp và thống nhất cao giữa các sở, ngành và UBND tỉnh. Khi xây dựng quy chế nội bộ, một số nguyên tắc được đề ra như:
- Thực hiện nguyên tắc đồng thuận giữa các sở, ban, ngành với nhau trong giải quyết công việc. Những vấn đề không đạt được sự đồng thuận, có nhiều ý kiến khác nhau giữa các sở, ngành thì cơ quan chủ trì tổng hợp ý kiến, trình UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết; đồng thời đề xuất phương án giải quyết của cơ quan mình.
- Việc chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp sẽ được giao cho sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan nhiều nhất đến lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cần phối hợp hoặc do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo trực tiếp.
- Ý kiến của cán bộ, công chức do cơ quan phối hợp cử tham gia được xem là ý kiến của Thủ trưởng cơ quan đó. Trường hợp phối hợp bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản, nếu quá thời hạn quy định tham gia ý kiến mà đơn vị phối hợp không
có ý kiến trả lời thì được xem là đồng thuận với ý kiến của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm liên đới với cơ quan chủ trì.
Bên cạnh đó quy chế cũng cần phải quy định rõ về thời gian để có được sự nhịp nhàng trong hoạt động của các cơ quan, quy định càng rõ ràng thì sẽ tránh được trường hợp đùn đẩy, dựa giẫm công việc và thực hiện theo nguyên tắc “một việc một đầu mối”.
3.2.2.2 Điều kiện thực hiện
Để đảm bảo thực hiện tốt cải cách hành chính, giải quyết mọi yếu kém tồn tại, trước tiên và trên hết vẫn là vấn đề cán bộ, công chức. Muốn bộ máy mạnh, chuyên nghiệp thì con người trong bộ máy phải mạnh, phải chuyên nghiệp. Phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đ ạo đức, phẩm chất tốt - có cái tâm, có năng lực - chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Trong công tác lãnh đạo, điều hành nền kinh tế tỉnh cần phải phân định rạch ròi vai trò chức năng định hướng, đường lối của cấp uỷ Đảng và vai trò, chức năng quản lý điều hành nền kinh tế của cấp chính quyền.
Trong tổ chức quản lý cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên cần mạnh dạn tổ chức thí điểm thi tuyển trực tiếp vị trí công chức lãnh đạo cấp phòng, giám đốc, phó giám đốc các trung tâm, đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn 2015 - 2020 và từ cấp phó giám đốc cấp sở trở lên trong những năm tiếp theo. Đây là điều kiện chuẩn bị lâu dài cho phép lựa chọn công khai, dân chủ những cá nhân xứng đáng có năng lực thực sự, sẽ được bồi dưỡng làm hạt giống lãnh đạo cấp tỉnh tương lai.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động điều hành của lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh. Từ năm 2012, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa phải xây dựng và hoàn chỉnh những điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng thông tin để triển khai thực hiện giao ban trực tuyến giữa lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh với cấp dưới hoặc trong nội bộ. Đồng thời, tăng cường sử dụng và trao đổi văn bản điện tử, thư điện tử công vụ, từng bước thay thế văn bản giấy. Cùng với đó cần đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin. Hàng năm, dành từ 20 - 30% kinh phí từ sự nghiệp khoa học cho ứng dụng công nghệ thông tin.
3.2.3 Tăng cƣờng đối thoại chính quyền – doanh nghiệp và nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp
3.2.3.1 Nội dung của giải pháp
Giải pháp được thể hiện qua một số nội dung như sau:
(1) Mô hình đối thoại chính quyền – doanh nghiệp
Hoạt động đối thoại giữa chính quyền – doanh nghiệp không chỉ được tổ chức ở các sở, ngành mà cần phải được mở rộng xuống cấp quận, huyện, như vậy doanh nghiệp mới có cơ hội gặp các cơ quan Nhà nước nhiều hơn, giải quyết kịp thời hơn vướng mắc của mình và cũng nhờ vậy mà các cơ quan quản lí Nhà nước biết được chính sách ban hành có những gì chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp. Hoạt động gặp mặt này phải được diễn ra thường kì và có nội dung như sau:
- Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, doanh nghiệp đang gặp phải trước, trong và sau đầu tư với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
- Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền và đề ra những chính sách cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Truyền đạt lại những chủ trương, chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Địa điểm tổ chức hoạt động này là văn phòng UBND tỉnh, chủ trì là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phần tham dự là thủ trưởng các sở, ngành, địa phương. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp có những vướng mắc, khó khăn cần kiến nghị với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đều có thể tham gia.
Để tăng cường chất lượng hoạt động đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp có thể hình thành mô hình và cách thức làm việc hiệu quả và minh bạch. Gặp doanh
nghiệp thì sở ngành phải đi cùng để kết nối vấn đề, có trách nhiệm cụ thể, hứa hẹn rồi thì phải làm, làm thì phải kiểm tra.
Chính quyền phải chủ động nắm bắt các khó khăn của doanh nghiệp và tổ chức các cuộc đối thoại. Các vấn đề khó khăn, vướng mắc được tổng hợp lại, phân tích và báo cáo UBND, gửi cho các sở, ngành và đưa vào các cuộc đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp của tỉnh.
Để đáp ứng các nhu cầu đa dạng và nhanh chóng của các nhà đầu tư khác nhau, của các dự án đầu tư trọng điểm, tỉnh có thể tổ chức các cuộc họp giao ban hàng tuần giữa lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ngành để bàn bạc cách thức giải quyết các vấn đề phát sinh. Thời gian cho các cuộc họp giao ban về đầu tư này thường là một thời điểm được ấn định trước hoặc có thể tiến hành đột xuất khi có vấn đề mới phát sinh. Các cuộcc họp giao ban bao gồm:
- Họp giao ban giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Hoạt động này cũng được tiến hành theo từng quý và theo địa bàn từng khu/nhóm khu công nghiệp hoặc từng huyện.
- Giao ban giữa đại diện Ban quản lý và các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Hoạt động này được tiến hành một quý một lần nhằm nghe phản ánh và tháo gỡ vướng mắc cho các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
- Giao ban lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành có liên quan (như Ban quản lý khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, v.v.). Hoạt động này được tiến hành một quý một lần. Cuộc họp này sẽ xem xét để giải quyết những tồn tại liên quan đến môi trường kinh doanh và tình hình thu hút đầu tư.
Tại những cuộc đối thoại này doanh nghiệp có vướng mắc phản ánh cho các cơ quan Nhà nước để được giải quyết. Đây cũng là dịp để các cơ quan Nhà nước phổ biến các quy định, chính sách mới ban hành.
Ban lãnh đạo tỉnh thường kỳ tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp, thông qua đó đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính quyền, tạo sự thân thiện giữa chính
quyền và doanh nghiệp. Đặc biệt, sau các cuộc họp giao ban, tỉnh nên xây dựng các bản thông báo, tổng hợp các ý kiến vướng mắc và hướng trả lời, giải quyết cụ thể, làm rõ được trách nhiệm của các cơ quan, sở, ngành.
Bên cạnh đó, mỗi năm tỉnh có thể tổ chức ít nhất hai đợt chính quyền trực tiếp đi thăm các doanh nghiệp trong tỉnh. Lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành có liên quan đi trực tiếp đến từng doanh nghiệp, làm việc với ban lãnh đạo của doanh nghiệp để nghe doanh nghiệp phản ánh khó khăn, giải quyết cụ thể. Đại diện các sở, ngành liên quan phải đi theo, do vậy, có khó khăn thuộc thẩm quyền của tỉnh giải quyết thì giải quyết luôn. Vấn đề nào doanh nghiệp kiến nghị nhưng không thuộc thẩm quyền của tỉnh thì tỉnh sẽ đề nghị lên Trung ương giải quyết.
(2) Đối thọai chính quyền – doanh nghiệp qua internet
Không chỉ tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp, tỉnh có thể xúc tiến tổ chức việc đối thoại doanh nghiệp và chính quyền trên Internet. Mô hình này có ưu điểm là mở rộng đối tượng, chủ đề, và rút ngắn thời gian đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều có thể tham gia; việc đăng ký tham gia, gửi câu hỏi, nhận ý kiến trả lời đều thực hiện qua mạng và hoàn toàn miễn phí. Chỉ một cú click chuột, doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi cho tất cả các sở ngành của thành phố, câu trả lời cho các câu hỏi do chính ban lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp. Những câu trả lời của các cơ