Đánh giá chung

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 71 - 95)

.

2.2.5 Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2005 - 2011, môi trường thông tin kinh doanh của tỉnh cũng có cải thiện nhất định. Nổi bật nhất cùng với việc triển khai thực hiện đề án 30 của

3,33 6,02 5,18 6,4 5,63 5,12 5,31 6,04 7,97 7,72 7,18 6,67 6,18 5,78 7,12 4,77 5,29 5,53 6,32 6,48 6,01 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Khánh Hòa Bình Định Quảng Ninh

Khánh Hòa 3,33 6,02 5,18 6,4 5,63 5,12 5,31

Bình Định 6,04 7,97 7,72 7,18 6,67 6,18 5,78

Quảng Ninh 7,12 4,77 5,29 5,53 6,32 6,48 6,01

Chính phủ, các thủ tục hành chính ở một số nội dung đã được đơn giản hóa hơn, công khai hơn. Cùng với đó là việc thực hiện cơ chế một cửa ở các cấp, các ngành liên quan theo quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã phần nào tạo sự minh bạch cho môi trường đầu tư. Tuy nhiên mô hình tổ chức thực hiện còn chưa nhất quán ở một số lĩnh vực, vì lẽ đó mà doanh nghiệp đánh giá không cao hoạt động của chính quyền tỉnh trong việc nâng cao tính minh bạch. Mặc dù doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các thông tin kinh doanh và các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu cần thiết nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay, những thông tin công khai còn sơ sài, chậm cập nhật, chất lượng không cao. Sự không rõ ràng trong chính sách của chính quyền tỉnh là nguyên nhân gây ra tính không chính xác trong dự báo cơ hội đầu tư, từ đó hình thành tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Cải cách và tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch là một đòi hỏi bức thiết trong mức độ thực hiện những năm qua chưa thể hiện bước đột phá. Cũng vì thế mà chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa luôn ở vị thứ rất thấp trong bảng xếp hạng chung của cả nước. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin có xu hướng giảm trong cảm nhận của doanh nghiệp, đến 75,28% doanh nghiệp thừa nhận cần có mối quan hệ để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh đang gây trở ngại cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Một số nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên đó là:

- Các thông tin về luật pháp, quy hoạch và tổ chức hành chính, thủ tục đầu tư, quy chế ưu đãi…chưa được phổ cập tới doanh dân.

- Hệ thống văn bản pháp quy và cơ chế, chính sách của tỉnh chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên hiệu quả và hiệu lực thấp.

- Chưa tạo điều kiện để khai thác tối đa hiệu quả của các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội còn manh mún, chỉ mang tính tự phát.

- Trang web còn nghèo nàn về thông tin đầu tư, thông tin không mang tính kịp thời và hiệu quả cao cho doanh nghiệp

- Ít có sự trao đổi giữa chính quyền tỉnh và doanh nghiệp.

Việc xác định rõ những tồn tại, hạn chế cùng với những nguyên nhân là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá đúng môi trường kinh doanh.

Tóm tắt chƣơng 2

Khánh Hòa là tỉnh kinh tế trọng điểm của miền Trung với điều kiện tự nhiên và hạ tầng thuận lợi. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009 – 2011, Khánh Hòa chưa được đánh giá cao trong việc nâng cao chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin qua kết quả nghiên cứu của VCCI.

Chương 2 đã đi sâu phân tích kết quả xếp hạng chỉ số thành phần tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh Khánh Hòa trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI xây dựng, giai đoạn 2009 - 2011. Trên cơ sở đánh giá những chuyển biến cũng như mức độ so sánh của những chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số thành phần này. Việc phân tích chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin còn được thực hiện thông qua sự so sánh tương quan với một số tỉnh như các tỉnh lân cận miền Trung, với tỉnh tương đồng là Quảng Ninh và tỉnh cạnh tranh Bình Định. Những phân tích, đánh giá là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin trong giai đoạn tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ TÍNH MINH BẠCH VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của Khánh Hòa đến năm 2020 3.1.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế

3.1.1.1.Tác động của bối cảnh quốc tế tới trong nƣớc

Trong giai đoạn 15-20 năm tới, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập hóa tác động mạnh mẽ lên mọi phương diện phát triển của đất nước. Với sự đa dạng của các dòng công nghệ thông tin và các ngành kinh tế dịch vụ, các vấn đề an ninh, dân số, tài chính, bệnh tật cũng như nạn khủng bố quốc tế cũng sẽ trở thành những vấn đề gay gắt đòi hỏi các tổ chức quốc tế và các quốc gia phải không ngừng tự hoàn thiện và thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nằm trong dòng chảy của xu hướng này, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các nước khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc với những cải cách sâu rộng và chiến lược đẩy mạnh khai thác vùng biển phía Nam sẽ là những yếu tố chủ yếu chi phối sự lựa chọn hướng quy hoạch và định hướng phát triển của Việt Nam nói chung cũng như của các vùng lãnh thổ nói riêng trong đó có tỉnh Khánh Hòa.

Trong tiến trình như vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng như một chất xúc tác cho các hoạt động kinh tế. Với hai nguồn vốn chính là FDI và ODA trong đó dự báo xu hướng FDI trong giai đoạn 2006-2010 là khoảng 4 - 5 tỷ USD/năm và ODA ước đạt 2,9 tỷ USD/năm. Khánh Hòa với những lợi thế của mình so với các tỉnh khác có năng lực cạnh tranh cao trong các ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp, là một tỉnh nằm trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ có khả năng thu hút được nhiều từ nguồn FDI và ODA này cho các hoạt động tăng trưởng, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 7,72% với cơ cấu kinh tế tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, lao động qua đào tạo nghề khoảng 40% và tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới. Với những chiến lược và mục tiêu như vậy, tỉnh Khánh Hòa cần đề ra những định hướng phát triển cho giai đoạn tới phù hợp với xu thế chung và phấn đấu đóng góp ngày càng nhiều vào gia tăng GDP cho cả nước và khu vực miền Trung.

3.1.1.2 Các yếu tố phát triển nội sinh

Khánh Hòa là tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận và phía Tây giáp Đăklắc, Lâm Đồng. Diện tích toàn tỉnh là 5.197km2, dân số 1110 nghìn người chiếm 1.58% về diện tích và 1.35% về dân số của cả nước. Cùng với phần đất liền, Khánh Hòa còn có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với hơn 40 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước. Tỉnh có các cảng biển Nha Trang và trong tương lai là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, sân bay Cam Ranh trong tương lai có thể đón nhận các máy bay Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh. Bên cạnh thuận lợi về giao thông đường biển, Khánh Hòa còn là nút giao thông quan trọng trên bộ với vị trí là điểm giao nhau của nhiều tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, 27.

Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, Khánh Hòa còn có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội bao gồm khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và nguồn lao động tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Về mặt dân số và nguồn nhân lực, Khánh Hòa là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 95,5% Raglai 3,17%; Hoa 0,58%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 217 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang. Dự báo quy mô dân số Khánh Hòa đến năm 2010

khoảng 1.235 nghìn người, trong đó dân số đô thị chiếm 59,9%.

3.1.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa 3.1.2.1 Quan điểm phát triển 3.1.2.1 Quan điểm phát triển

a) Xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên

Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các nguồn ngoại lực để nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ của tỉnh; bảo đảm cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Đến trước năm 2020, Khánh Hòa trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

b) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực kinh tế của tỉnh.

Hình thành cơ cấu kinh tế Khánh Hoà là dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông lâm ngư nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ; hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và nhân lực). Cơ cấu kinh tế tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng, tiến bộ xã hội.

Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Khánh Hòa có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp với giá trị quốc gia chiếm tỷ trọng và có hàm lượng khoa học công nghệ cao (các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản...). Hình thành 3 địa bàn động lực ở phía bắc (khu kinh tế Vân Phong), phía Nam (khu kinh tế Cam Ranh) và giữa tỉnh là Nha Trang - trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, du lịch và nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học.

c) Chú trọng tới công bằng xã hội giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa hai huyện miền núi Khánh

Sơn, Khánh Vĩnh và các khu vực miền núi dân tộc khó khăn khác của tỉnh với khu vực đô thị và các khu kinh tế.

d) Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh.

Chú trọng tới các chính sách phát triển và đào tạo; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố phát triển trong nước và ở nước ngoài về xây dựng quê hương. Khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng cho mình và xã hội; có cơ chế tạo công bằng xã hội trong phát triển giáo dục, đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

e) Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

f) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác của tỉnh.

3.1.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế

Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 12%, thời kỳ 2011-2015 khoảng 12,5% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%. GDP bình quân đầu người đạt 19,477 triệu đồng vào năm 2010, đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ sẽ tăng lên 43,5% năm 2010 và 47% vào năm 2020; khu vực công nghiệp – xây dựng theo các mốc năm trên là 43,5% và 47%. GDP khu vực nông nghiệp giảm dần từ 13% xuống 6%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 22%, thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP.

và xuất khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ động và khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18% và 2011 – 2020 khoảng 15 – 16%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt khoảng 1.000 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 2.500 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 triệu USD.

Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chí của đô thị loại I trên phạm vi toàn tỉnh.

Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 – 2010 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 38 – 40% GDP; thời kỳ 2011 – 2020 khoảng 40 – 45%.

3.1.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự báo về sản lƣợng 3.1.3.1 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Điểm nổi bật trong chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà là cho đến năm 2010 nền kinh tế tỉnh sẽ có một cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; trong đó dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện nay, khu vực dịch vụ đang đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với hai khu vực còn lại. Do vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, Khánh Hoà cần tập trung nỗ lực vào việc đẩy mạnh tốc độ phát triển khu vực công nghiệp, cùng với việc duy trì tốc độ phát triển của dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, điều tất yếu là khu vực dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn so với kế hoạch đề ra của tỉnh. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm đến 47% tổng sản phẩm của tỉnh (theo quy hoạch phát triển của tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020).

Bảng 5: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hoà đến 2010 – 2015 và 2020

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Tổng sản phẩm 100 100 100

Công nghiệp và xây dựng 43,5 45 47

Nông nghiệp 13 8 6

Dịch vụ 43,5 47 47

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

3.1.3.2. Dự báo về sản lƣợng

Tổng sản phẩm của tỉnh Khánh Hoà năm 2010 được dự báo là 13.226 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Trong đó tỷ trọng lớn nhất là khu vực dịch vụ, sau đó là công nghiệp và xây dựng. Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 6: Quy hoạch Tổng sản phẩm Khánh Hoà (giá cố định 1994 - Tỷ đồng)

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà đến 2020

Theo như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, GDP của Khánh Hoà dự kiến sẽ là 13.226 tỷ đồng vào năm 2010 (theo giá cố định năm 1994). Theo đó, giá trị

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 71 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)