Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 76 - 95)

.

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa

a) Xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên

Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các nguồn ngoại lực để nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ của tỉnh; bảo đảm cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Đến trước năm 2020, Khánh Hòa trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

b) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực kinh tế của tỉnh.

Hình thành cơ cấu kinh tế Khánh Hoà là dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông lâm ngư nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ; hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và nhân lực). Cơ cấu kinh tế tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng, tiến bộ xã hội.

Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Khánh Hòa có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp với giá trị quốc gia chiếm tỷ trọng và có hàm lượng khoa học công nghệ cao (các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản...). Hình thành 3 địa bàn động lực ở phía bắc (khu kinh tế Vân Phong), phía Nam (khu kinh tế Cam Ranh) và giữa tỉnh là Nha Trang - trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, du lịch và nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học.

c) Chú trọng tới công bằng xã hội giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa hai huyện miền núi Khánh

Sơn, Khánh Vĩnh và các khu vực miền núi dân tộc khó khăn khác của tỉnh với khu vực đô thị và các khu kinh tế.

d) Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh.

Chú trọng tới các chính sách phát triển và đào tạo; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố phát triển trong nước và ở nước ngoài về xây dựng quê hương. Khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng cho mình và xã hội; có cơ chế tạo công bằng xã hội trong phát triển giáo dục, đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

e) Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

f) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác của tỉnh.

3.1.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế

Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 12%, thời kỳ 2011-2015 khoảng 12,5% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%. GDP bình quân đầu người đạt 19,477 triệu đồng vào năm 2010, đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ sẽ tăng lên 43,5% năm 2010 và 47% vào năm 2020; khu vực công nghiệp – xây dựng theo các mốc năm trên là 43,5% và 47%. GDP khu vực nông nghiệp giảm dần từ 13% xuống 6%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 22%, thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP.

và xuất khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ động và khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18% và 2011 – 2020 khoảng 15 – 16%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt khoảng 1.000 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 2.500 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 triệu USD.

Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chí của đô thị loại I trên phạm vi toàn tỉnh.

Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 – 2010 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 38 – 40% GDP; thời kỳ 2011 – 2020 khoảng 40 – 45%.

3.1.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự báo về sản lƣợng 3.1.3.1 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Điểm nổi bật trong chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà là cho đến năm 2010 nền kinh tế tỉnh sẽ có một cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; trong đó dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện nay, khu vực dịch vụ đang đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với hai khu vực còn lại. Do vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, Khánh Hoà cần tập trung nỗ lực vào việc đẩy mạnh tốc độ phát triển khu vực công nghiệp, cùng với việc duy trì tốc độ phát triển của dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, điều tất yếu là khu vực dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn so với kế hoạch đề ra của tỉnh. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm đến 47% tổng sản phẩm của tỉnh (theo quy hoạch phát triển của tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020).

Bảng 5: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hoà đến 2010 – 2015 và 2020

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Tổng sản phẩm 100 100 100

Công nghiệp và xây dựng 43,5 45 47

Nông nghiệp 13 8 6

Dịch vụ 43,5 47 47

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

3.1.3.2. Dự báo về sản lƣợng

Tổng sản phẩm của tỉnh Khánh Hoà năm 2010 được dự báo là 13.226 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Trong đó tỷ trọng lớn nhất là khu vực dịch vụ, sau đó là công nghiệp và xây dựng. Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 6: Quy hoạch Tổng sản phẩm Khánh Hoà (giá cố định 1994 - Tỷ đồng)

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà đến 2020

Theo như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, GDP của Khánh Hoà dự kiến sẽ là 13.226 tỷ đồng vào năm 2010 (theo giá cố định năm 1994). Theo đó, giá trị dự tính ngành công nghiệp chế biến sẽ có mức tăng lớn nhất. Trong ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm của ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng nhiều nhất (phần nào do ngành chế biến thủy sản thuộc nhóm này). Ngành thương

Năm Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ GDP

2010 5.497 1.871 5.859 13.226

2015 10.818 2.169 10.848 23.834

nghiệp và sửa chữa xe có động cơ cũng tăng đáng kể. Tới năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất, đóng góp 47% tổng sản phẩm.

3.2. Giải pháp nâng cao chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020 Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020

3.2.1 Tăng cƣờng thông tin cho doanh nghiệp 3.2.1.1 Nội dung của giải pháp

Nội dung của giải pháp này được thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:

(1) Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và tiện lợi cho các doanh nghiệp và

nhà đầu tư.

Trên cơ sở cung cấp thông tin ngay trong giai đoạn tiếp xúc với nhà đầu tư, tỉnh đã chú trọng và cải tiến. Các cơ quan đăng ký kinh doanh cần đẩy mạnh hoạt động với tinh thần hỗ trợ và trợ giúp cao nhất, theo hướng một nhà cung cấp dịch vụ với những tiêu chí nhanh chóng về thời gian (, tiện lợi về thủ tục, giảm thiểu về chi phí. Thậm chí là việc đào tạo cho các cán bộ đăng ký kinh doanh những kỹ năng đơn giản nhất về giao tiếp, tâm lý khách hàng, cung cấp thông tin.

Để đáp ứng những yêu cầu khác nhau về thông tin thành lập doanh nghiệp Phòng Đăng ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh cần tập hợp các loại thông tin tương ứng để cung cấp cho các đối tượng thành lập doanh nghiệp tiềm năng. Ngoài những thông tin đăng tải trên website giúp doanh nghiệp tìm hiểu trực tuyến, Phòng cũng cần chuẩn bị một hồ sơ các thông tin mẫu, lưu trong đĩa CD, giúp doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và thuận tiện. Và những bộ hồ sơ này được soạn thảo bằng ba mã phông chữ phổ biến khác nhau (Unicode, Vntime và VNI) tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo loại phông đã quen dùng. Ngoài ra, đối với những phần doanh nghiệp cần chú ý, Phòng Đăng ký Kinh doanh cần phải đánh dấu bằng màu phông chữ khác, để tiện cho việc khai hồ sơ của doanh nghiệp và công việc thụ lí sau này.

Bên cạnh đó tỉnh cũng có thể xây dựng riêng một sổ tay hướng dẫn nhà đầu tư về trình tự thủ tục đầu tư trong đó cung cấp có hệ thống và chi tiết về quy trình nhà đầu tư phải thực hiện, rõ ràng về cơ quan, hồ sơ, thời gian, trách nhiệm của doanh

nghiệp cũng như của cơ quan Nhà nước. Sổ tay này có đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tất cả các cơ quan Nhà nước liên quan, tên đầy đủ của các văn bản pháp lý liên quan để nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm, những vấn đề lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ, các lỗi thường gặp, hỏi và đáp những vấn đề phổ biến. Đây có thể là công cụ rất hữu ích và nhiều thông tin cho nhà đầu tư.

(2) Phát triển website của tỉnh để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp

và nhà đầu tư.

Chức năng của một website của địa phương (và một cơ quan Nhà nước) rất quan trọng. Đây chính là ”bộ mặt” của một địa phương. Không cần phải đến tận nơi, những ai quan tâm đến địa phương đó đều có thể truy cập được các thông tin đầy đủ và cần thiết. Với doanh nghiệp, nếu được vận hành tốt, đây là kênh cung cấp thông tin chính thống, tin cậy từ các thông tin về định hướng, kế hoạch, các dự án đầu tư của tỉnh cho đến các thông tin về các chính sách, văn bản pháp luật mà tỉnh mới ban hành. Đặc biệt, thông qua website nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục hành chính và giảm thiểu thời gian đi lại. Doanh nghiệp có thể tải một mẫu biểu thủ tục hành chính, khai qua mạng từ đây và có thể hẹn ngày lấy được kết quả . Qua đây, nếu có khó khăn các doanh nghiệp có thể phản ánh các khó khăn của mình, có thể trao đổi với lãnh đạo tỉnh, và có thể sử dụng đường dây nóng phản ánh các khó khăn, phiền hà mà mình gặp phải trong hoạt động kinh doanh.

Đồng thời khi website được xây dựng, thông tin được đưa lên phải đảm bảo chất lượng. Tức thông tin phải luôn được cập nhật và thay đổi, chẳng hạn như website phải được cung cấp thông tin về chất lượng nguồn nhân lực vì đây là phần rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến tổ chức bộ máy chính quyền, các chính sách ưu đãi cũng như thủ tục trực tuyến. Và một điều không thể thiếu đó là website phải được cung cấp ít nhất một phiên bản ngôn ngữ khác để tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư. Đồng Nai là một điển hình, website của tỉnh có đến 5 thứ tiếng, ngoài tiếng Việt còn có phiên bản tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc và Hàn Quốc.

3.2.1.2 Điều kiện thực hiện giải pháp

Điều kiện tiên quyết là tỉnh phải quan tâm đến việc thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từ đó mới có thể nỗ lực thực hiện việc nâng cấp công nghệ và cấu trúc thông tin, triển khai nhiệm vụ làm đầu mối liên kết với các trang mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ.

Muốn triển khai có hiệu quả những công việc mới, có tính chất đột phá càng cần phải rất quyết tâm, đồng thuận đồng lòng trong từng cán bộ và toàn thể cơ quan. Mỗi cán bộ nhất là những nhà báo và các chuyên viên kĩ thuật công tác tại cổng thông tin điện tử phải không ngừng rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lí Nhà nước và công nghệ thông tin truyền thông, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ được giao, chung sức đưa cổng thông tin ngày càng phát triển hơn nữa.

3.2.2 Chủ động cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ 3.2.2.1 Nội dung giải pháp

Giải pháp trên được thể hiện qua các nội dung sau:

(1) Kết nối các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư

Ma trận về thủ tục đầu tư là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Giai đoạn đầu tiên khi tiến hành thủ tục đầu tư vào một địa phương thường là giai đoạn xác định địa điểm, vị trí để tiến hành đầu tư. Lĩnh vực này chịu những quy định khác nhau từ pháp luật về đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng, v.v. với rất nhiều quy định chồng chéo và mâu thuẫn. Quy trình khảo sát giới thiệu địa điểm mặt bằng kinh doanh cho các nhà đầu tư tại một số tỉnh không phải thực sự thuận lợi. Một số kết quả nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy mặc dù thủ tục của giai đoạn này chỉ là xin phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về địa điểm lựa chọn và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là UBND tỉnh nhưng trên thực tế nhà đầu tư dường như phải tự tiếp xúc và làm việc với tất cả ba cấp cơ quan quản lý là cấp xã, cấp huyện và các sở ngành của tỉnh. Để hạn chế những nhược điểm này chính quyền tỉnh có thể hệ thống các văn bản của Trung ương thành một quy trình tại tỉnh. Xây dựng quy trình này nhằm giản lược một số thủ tục chồng

chéo, nhà đầu tư dễ tìm, dễ tra cứu và dễ thực hiện. Để làm được như vậy, chính quyền tỉnh cần ban hành quyết định để hình thành một quy trình tổng thể nhất quán cho thủ tục hành chính và công khai, minh bạch trong toàn bộ quy trình về:

- Trình tự thực hiện: nêu rõ các giai đoạn (bước) của quy trình, mối quan hệ giữa các bước, các thủ tục trong từng bước và cho phép thực hiện song song, kết hợp các thủ tục ở một số bước thay vì thực hiện nối tiếp, tuần tự.

- Đầu mối tiếp xúc: tập trung tại bộ phận một cửa của từng sở chủ trì thụ lý hồ sơ thủ tục, nhằm giảm số lần đi lại cho doanh nghiệp.

- Trách nhiệm của các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính: cơ quan chủ trì thụ lý hồ sơ thủ tục phải chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan khác để giải quyết trong thời hạn quy định, tránh để nhà đầu tư phải liên hệ từng cơ quan để được giải quyết.

- Hồ sơ thủ tục: giảm số giấy tờ, tài liệu trùng lặp.

- Thời gian giải quyết: quy định rõ thời gian ở từng khâu của quy trình, từ tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan, phê duyệt đến trả kết quả; giảm thời gian giải quyết một số thủ tục.

(2) Thiết lập mô hình “một cửa” triệt để, đầu mối cung cấp thông tin

Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của 1 cơ quan hành chính Nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 76 - 95)