Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 36 - 37)

.

1.3.5.1Thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh để phát huy yếu tố truyền thống, Đà Nẵng đặc biệt quan tâm xây dựng yếu tố “mềm” như chính sách, cách làm, tinh thần, thái độ nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước.

Đà Nẵng đã triển khai cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” từ năm 2001, đồng thời là một trong những địa phương đi đầu thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng kí kinh doanh, đăng kí mã số doanh nghiệp và khắc dấu, trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, còn đối với các dự án đầu tư nước ngoài (ngoài KCN) là do Trung tâm Xúc tiến đầu tư thực hiện. Đến năm 2010, Đà Nẵng đã có trên 11.800 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng kí đạt 28,5 ngàn tỷ đồng và 164 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 2,62 tỷ USD, chiếm 49,2% tổng vốn đầu tư với 96 dự án đã đi vào hoạt động, chiếm 58,5% dự án được cấp phép.

Bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Đà Nẵng đã triển khai biện pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, Đà Nẵng là một trong những địa phương làm tốt trong công tác hỗ trợ dịch vụ công cho doanh nghiệp gồm: hỗ trợ thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại, KCN và CCN, công nghiệp và các dịch vụ liên quan. Từ năm 2005, Đà Nẵng đã thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực đến năm 2010. Theo đó, các doanh nghiệp được hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời hạn 3 năm, hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu

ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, 30% giá trị các hợp đồng tư vấn đối với công nghệ, hỗ trợ 100% kinh phí đăng kí mới nhãn hiệu hàng hóa trong nước và 10 triệu đồng với nhãn hiệu đăng kí nước ngoài.

Đà Nẵng đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên địa bàn được cung cấp thông tin pháp lý một cách tốt nhất thông qua những kênh thông tin như website, báo, đài. Trong công tác quản lý đất đai, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết, nội dung dự án đến khung giá loại đất, kết quả kiểm định áp giá đều công khai để người dân, doanh nghiệp xem xét và góp ý.

Các chế độ công khai, minh bạch về hoạt động công vụ cũng được thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, một trong những đặc điểm khá nổi trội của Đà Nẵng là lãnh đạo thành phố thường xuyên dành thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của họ để điều chỉnh các chính sách khi cần thiết.

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 36 - 37)