Phân tích các thành phần cấu tạo nên chỉ số

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 95)

.

2.2.3 Phân tích các thành phần cấu tạo nên chỉ số

Trong giai đoạn 2005 – 2008, chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin được cấu thành bởi các chỉ tiêu sau:

- Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch

- Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý

- Cần có “mối quan hệ” để tiếp cận các tài liệu của tỉnh

- Thương lượng với cán bộ thuế là điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh

- Khả năng có thể dự đoán được việc thực thi pháp luật của tỉnh

- Độ mở của trang web tỉnh

- Tỉnh có trao đổi với doanh nghiệp về những thay đổi trong chính sách pháp luật của tỉnh

- Chất lượng tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về những thông tin pháp luật

- Gia đình và bạn bè có vai trò quan trọng trong thương lượng với cán bộ Nhà nước Giai đoạn 2009 – 2011, có những chỉ tiêu được lược bỏ như:

- Tỉnh có trao đổi với doanh nghiệp về những thay đổi trong chính sách pháp luật của tỉnh

- Chất lượng tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về những thông tin pháp luật của tỉnh

- Gia đình và bạn bè có vai trò quan trọng trong thương lượng với cán bộ Nhà nước Và có chỉ tiêu “Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong tư vấn và phản biện các

chính sách của tỉnh” được đưa vào.

Có sự thay đổi như vậy là vì có những chỉ tiêu dần trở nên lạc hậu trong đánh giá môi trường cạnh tranh cấp tỉnh, các chỉ tiêu đó không còn quá quan trọng để tham vấn ý kiến của doanh nghiệp. Do vậy, VCCI đã quyết định loại bỏ các chỉ tiêu trên và thay vào đó là chỉ tiêu có thể lấy ý kiến của doanh nghiệp một cách khả quan nhất.

Bảng 4: Biến động các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ các báo cáo về PCI của VCCI

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 giá trị trung vị giá trị trung vị giá trị trung vị giá trị trung vị giá trị trung vị giá trị trung vị giá trị trung vị

1. Tính minh bạch của các tài

liệu kế hoạch -0,17 -0,04 -0,1 -0,016 -0,33 -0,028 -0,09 0,008 3,11 3,16 2,29 2,31 2,52 2,52 2. Tính minh bạch các tài liệu

pháp lý 0,13 0,04 -0,034 0,12 0,06 0,02 -0,07 -0,02 3,83 3,89 3,01 3,05 3,09 3,03 3. Cần có mối quan hệ để tiếp

cận các tài liệu của tỉnh (%) 67,27 72,11 48,96 62,50 50,52 56,57 39,33 48,93 59,75 61 78,70 79 75,28 75 4. Thương lượng với cán bộ

thuế là điều tất yếu trong hoạt

động kinh doanh(%) 69,39 72,11 55,81 61,05 45,16 44,74 25 36,71 43,20 41 40,78 41 29,07 41,10 5. Khả năng có thể dự đoán

được việc thực thi pháp luật

của tỉnh(%) 18,52 14,91 8,25 9,49 8,16 7,96 4,60 6,94 9,32 8 7,34 9 7,14 8,57 6. Độ mở trang web tỉnh 0 10 12 9 11 13,75 15,5 14,25 15 15 14 15 13 15 7. Vai trò hiệp hội doanh

nghiệp trong việc tư vấn và phản biện các chính sách của

tỉnh(%) 26,27 36 25 37 12,50 31,25

8. Tỉnh có trao đổi với doanh nghiệp về những thay đổi chính sách pháp luật của

tỉnh(%) 27,59 12,16 3,03 8,84 0,99 7,57 7,69 8,57 9. Chất lượng tư vấn do cơ

quan của tỉnh cung cấp về

thông tin pháp luật(%) 47,83 48,05 50 48,28 20,24 20,08 10. Gia đình và bạn bè có vai

trò quan trọng trong thương

Nhận xét:

Qua bảng số liệu thống kê trên ta thấy có những chỉ tiêu được duy trì từ năm 2005 đến 2011, cũng có những chỉ tiêu chỉ xuất hiện trong giai đoạn 2005-2008. Như đã trình bày ở chương 1, sở dĩ có sự lược bỏ như vậy là vì về sau dần dần các chỉ tiêu này không còn phù hợp để đánh giá giữa doanh nghiệp và chính quyền cấp tỉnh. Ta nhận thấy rằng đối với các chỉ tiêu được lược bỏ luôn có nhận định của doanh nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa thấp hơn so với cả nước. Điển hình như đối với chỉ tiêu “tỉnh có trao đổi với doanh nghiệp về những thay đổi của chính sách pháp luật” có tỷ lệ % năm sau giảm hơn năm trước và luôn có tỷ lệ % rất thấp. Và nhìn chung qua các năm các chỉ tiêu của chỉ số thành phần tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa có xu hướng tăng trong giai đoạn đầu và giảm về điểm số ở giai đoạn 2009-2011, hầu như đều có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn so với giá trị trung vị của cả nước. Ví dụ như chỉ tiêu “tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch” của Khánh Hòa năm 2011 đạt được 2,52 điểm ngang bằng với giá trị trung vị, năm 2010 đạt 2,29 điểm trong khi giá trị trung vị đạt 2,31 điểm. Hay chỉ tiêu “các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh” luôn có tỷ lệ % thấp hơn tỷ lệ trung vị của cả nước, như năm 2009 có 26,27% trong khi tỷ lệ trung vị là 35,23%, năm 2010 có 25% thì tỷ lệ cả nước là 37,04%...và còn nhiều chỉ tiêu khác cũng vậy. Vì thế, có thể thấy là so với mặt bằng chung thì các chỉ tiêu của chỉ số thành phần tính minh bạch và tiếp cận thông tin tuy không quá cao nhưng vẫn có nhiều chỉ tiêu đạt chuẩn của cả nước. Đây là điểm mà chính quyền tỉnh cần nắm bắt và khắc phục để có thể phục vụ doanh nghiệp tốt hơn để từ đó tạo dựng niềm tin nơi doanh nghiệp.

2.2.4 So sánh chỉ số này với cả nƣớc, khu vực và một số tỉnh/thành phố 2.2.4.1 So sánh chỉ số với các tỉnh duyên hải miền Trung

Biểu đồ 4: Biến động của chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa so với khu vực duyên hải miền Trung

2.2.4

2.2.4

2.2.4

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ báo cáo về PCI của VCCI Nhận xét:

Qua biểu đồ trên ta thấy trong giai đoạn 2005–2011 có 3 năm Khánh Hòa xếp vị thứ cuối, 2 năm vị thứ kề cuối và chỉ có 1 năm được đánh giá cao trong kết quả xếp hạng so với 12 tỉnh duyên hải miền Trung. Cụ thể:

Năm đầu tiên chỉ số PCI được xây dựng (năm 2005), chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa đạt 3,33 điểm xếp vị thứ cuối cùng. Tuy nhiên đến năm 2006 Khánh Hòa tăng đột biến về điểm số cũng như thứ hạng, tăng gần 3 điểm và 8 bậc. Sở dĩ có sự vượt trội nay là vì Khánh Hòa đã chú trọng hơn trong việc cải thiện chỉ số, cải thiện môi trường đầu tư, một số chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số thành

3,33 6,02 5,18 6,4 5,63 5,12 5,31 12 4 12 7 10 12 11 0 1 2 3 4 5 6 7 0 2 4 6 8 10 12 14 điểm chỉ số kết quả xếp hạng điểm chỉ số 3,33 6,02 5,18 6,4 5,63 5,12 5,31 kết quả xếp hạng 12 4 12 7 10 12 11 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

phần này được thay đổi theo hướng có lợi cho nhận định của nhà đầu tư, chẳng hạn như chỉ tiêu “cần có mối quan hệ để tiếp cận các tài liệu của tỉnh” giảm tương đối (năm 2005: 67,27%; sang năm 2006 chỉ còn: 48,96%), từ sự sụt giảm của chỉ tiêu trên cũng giúp cho điểm số đo lường tính công bằng trong việc tiếp cận thông tin được tăng đáng kể (2005: 5,37 điểm; sang 2006: 7,69 điểm). Năm 2008 là năm mà Khánh Hòa có điểm số cao nhất trong giai đoạn 2005-2011, tuy nhiên về vị thứ xếp hạng vẫn thấp hơn 3 bậc so với năm 2006. Từ năm 2009 đến năm 2011 ta thấy rằng chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa ở một vị trí vô cùng khiêm tốn, qua 3 năm vẫn nằm trong các tỉnh có chỉ số thấp nhất trong khu vực duyên hải miền Trung. Nguyên nhân của tình trạng trên là vì điểm số của chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp đối với các tài liệu của tỉnh thấp, tài liệu không mang tính cập nhật, thời gian công bố thông tin còn chậm, thông tin không mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, mặt khác doanh nghiệp cũng chưa chủ động tìm hiểu nhiều về các văn bản pháp luật.

2.2.4.2 So sánh với tỉnh có nét tƣơng đồng Khánh Hòa

Bình Định và Quảng Ninh có nhiều nét tương đồng với Khánh Hòa về mặt địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng. Xét trên phạm vi toàn quốc cũng như trong khu vực Duyên hải miền Trung đặc biệt là Duyên hải Nam Trung Bộ thì hiện nay có Bình Định là địa phương đang cạnh tranh trực tiếp với Khánh Hòa và Quảng Ninh là địa phương có những đặc điểm cũng như điều kiện tương đồng với Khánh Hòa.

Bình Định được cho là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Khánh Hòa vì theo định hướng quy hoạch phát triển Bình Định đến năm 2020 cũng giống như Khánh Hòa sẽ là tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là trung tâm kinh tế xã hội của vùng. Bên cạnh đó với lợi thế sẵn có của mình về biển đảo giao thông hiện nay Bình Định đang xây dựng một số khu công nghiệp như Phú Tài, Long Mỹ và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp: Nhơn Hội, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Khánh, Cát Trinh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân. Quy Nhơn là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực được nhà nước quy hoạch cho việc phát triển nguồn nhân lực của khu vực Duyên hải và Tây Nguyên. Bên cạnh đó Bình Định còn là địa phương có nguồn

nhân lực dồi dào với dân số là 1.489.900 người chủ yếu là cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi chiếm 62.8% và hiện có 849.300 lao động từ 15 tuổi trở lên có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu về lao động cho doanh nghiệp. Vì vậy trong khu vực Nam Trung Bộ thì bên cạnh Khánh Hòa, Bình Định cũng là một trong những tỉnh mà các doanh nghiệp muốn đầu tư sẽ nhắm tới, do đó đây sẽ là một trong những địa phương cạnh tranh trực tiếp với Khánh Hòa.

Quảng Ninh và Khánh Hòa đều là những địa phương có lợi thế biển rất lớn, đều là 2 trung tâm du lịch biển hàng đầu của Việt Nam hiện nay, sở hữu những vũng vịnh đẹp nước sâu là nơi rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Bên cạnh đó cả 2 địa phương đều là trung tâm kinh tế chính trị của cả vùng. Thu nhập bình quân đầu người của hai địa phương này năm 2010 lần lượt là 1587 USD đối với Quảng Ninh và 1480 USD đối với Khánh Hòa.

Để đánh giá và phân tích kỹ hơn về chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa, ta cần phải tiến hành đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu dựa trên việc chỉ tiêu đó thuộc đặc tính nào của chỉ số và tiến hành so sánh với hai địa phương trên, đồng thời lấy điểm số của tỉnh trung vị làm chuẩn để biết được giữa Bình Định – Khánh Hòa – Quảng Ninh thì tỉnh nào trội hơn hay thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước, để có thể thấy được xu hướng tăng giảm điểm số của các địa phương đó. Qua đó ta sẽ thấy được thực trạng về điểm số của Khánh Hòa là tốt hay chưa tốt ở các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số. Và đây là cơ sở để đề ra biện pháp phù hợp để Khánh Hòa cải thiện chỉ số thành phần tính minh bạch và tiếp cận thông tin tốt hơn.

a. Khả năng tiếp cận thông tin

Đây là thuộc tính đầu tiên của tính minh bạch và tiếp cận thông tin, đó là việc cung cấp thông tin một cách kịp thời để các doanh nghiệp có cơ hội khai thác và tận dụng các sáng kiến, chính sách của chính quyền tỉnh. Doanh nghiệp sẽ đánh giá khả năng tiếp cận các văn bản như Ngân sách tỉnh, Kế hoạch tổng thể phát triển 10 năm, hay các Quyết định, Nghị quyết của Trung ương, các kế hoạch đầu tư của Trung ương…

Biểu đồ 5: Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch của Bình Định – Quảng Ninh – Khánh Hòa – Tỉnh trung vị giai đoạn 2005-2011.

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ các báo cáo về PCI của VCCI Nhận xét:

Qua biểu đồ trên ta thấy:

Trong giai đoạn 2005-2008, Khánh Hòa luôn có điểm số thấp hơn so với điểm số trung vị và các tỉnh còn lại. Trội nhất là Bình Định luôn nằm trên đường trung vị, đối với Quảng Ninh thì điểm số có xu hướng giảm trong giai đoạn này.

-1 -0,5 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4

Khánh Hòa Bình Định Quảng Ninh Trung vị

Khánh Hòa -0,17 -0,1 -0,33 -0,09 3,11 2,29 2,52

Bình Định 0,09 0,298 0,28 0,05 3,38 2,38 2,63

Quảng Ninh 1,49 -0,015 -0,04 -0,02 3,03 2,19 2,52

Trung vị -0,04 -0,016 -0,028 0,008 3,16 2,31 2,52

Giai đoạn 2009-2011 điểm số chỉ tiêu tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch có xu hướng tăng giảm đều nhau, và hầu hết đều nằm gần đường trung vị. Và đột biến nhất là năm 2009, đây là năm mà hầu hết các tỉnh đều có điểm số cao nhất trong giai đoạn này. Trong đó, Bình Định luôn là tỉnh đứng đầu về điểm số của chỉ tiêu, Quảng Ninh lại thấp hơn so với trung vị và Khánh Hòa.

Như vậy, đối với chỉ tiêu này, Khánh Hòa cũng có sự cải thiện về điểm số qua các năm, tuy nhiên, mức cải thiện này được đánh giá là chưa cao và luôn luôn thấp hơn so với Bình Định. Điều đó chứng tỏ rằng khả năng tiếp cận các tài liệu kế hoạch của Bình Định có phần dễ dàng hơn so với Khánh Hòa.

Biểu đồ 6: Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý của Bình Định – Quảng Ninh – Khánh Hòa – Tỉnh trung vị giai đoạn 2005 - 2011

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ các báo cáo về PCI của VCCI Nhận xét:

Qua biểu đồ ta thấy, trong giai đoạn 2005 - 2008 Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa và bình quân cả nước đều có điểm số rất thấp đối với chỉ tiêu này.

-0,5 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5

Khánh Hòa Bình Định Quảng Ninh Trung vị

Khánh Hòa 0,13 -0,034 0,06 -0,07 3,83 3,01 3,09 Bình Định 0,48 0,16 0,05 0,15 4,03 3,12 3,07 Quảng Ninh 0,42 -0,043 0,19 0,13 3,95 3,09 3,05 Trung vị 0,04 0,12 0,02 -0,02 3,89 3,05 3,03 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tuy nhiên trong 3 năm về sau đặc biệt là năm 2009, điểm số đã tăng lên đột biến, và đây cũng là mặt bằng chung của cả nước. Cũng như giai đoạn 2005 - 2008, điểm chỉ tiêu này của Khánh Hòa luôn thấp hơn so với Quảng Ninh, Bình Định và trung vị. Điều đó cho thấy rằng dưới sự đánh giá của doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì các tài liệu pháp lý của tỉnh hầu như không tiếp cận được, nếu có cũng chỉ là một phần nhỏ tài liệu đã công bố mà thôi.

Qua 2 chỉ tiêu trên ta thấy rằng khả năng để các doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin của tỉnh rất khó khăn và hầu như doanh nghiệp không thể lấy được thông tin từ chính quyền tỉnh hoặc nếu lấy được chất lượng thông tin còn sơ sài, qua nghiên cứu có các nguyên nhân như sau:

- Tài liệu của tỉnh không mang tính cập nhật và kịp thời, hay tài liệu cập nhật không mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

- Một số doanh nghiệp không biết nhiều về trang web tỉnh, về các kênh tin nhắn ban hành văn bản pháp luật.

- Có những kế hoạch không thể phổ biến rộng rãi vì có thể tác động đến yếu tố chính trị như các tài liệu mật.

- Mặt khác, doanh nghiệp chưa chủ động trong việc tiếp cận thông tin.

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)