Vai trò của chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin trong đánh giá

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 32 - 95)

.

1.3.2 Vai trò của chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin trong đánh giá

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn tính minh bạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phân biệt môi trường kinh doanh nào tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Có nhiều lí do để tính minh bạch trong cung cấp thông tin kinh doanh tác động lớn tới thành công của doanh nghiệp. Khi được tiếp cận đầy đủ với thông tin về những thay đổi chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, các doanh nghiệp sẽ dự báo tốt hơn về triển vọng đầu tư của họ trong tương lai, cũng như doanh nghiệp sẽ thấy yên tâm hơn về triển vọng kinh doanh dài hạn. Và ngược lại khi doanh nghiệp lo lắng về những thay đổi bất ngờ trong quy định cơ sở hạ tầng, đất đai, doanh nghiệp sẽ do dự trước những dự án quy mô lớn và chỉ đầu tư cầm chừng để thăm dò thị trường. Sự minh bạch về thông tin cũng sẽ giúp doanh nghiệp tránh những phiền hà rắc rối với các cán bộ quan liêu của chính quyền (nếu có). Doanh nghiệp càng được cung cấp thông tin đầy đủ về các quy định thì càng bị ít sách nhiễu bởi các đòi hỏi không chính đáng từ các cán bộ đó. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu trước về các quy định này và có những điều chỉnh cần thiết. Trường hợp thường thấy ở Việt Nam đó là các doanh nghiệp thường bị phạt do vi phạm các quy định của nhà nước mà họ chưa từng được biết đến. Và khi ý thức được điều này thì doanh nghiệp biết rằng họ sẽ phải chịu một khoản tiền phạt đáng kể và mất thời gian để diều chỉnh hoặc giải quyết vấn đề bằng những cách không chính đáng như trả các khoản bôi trơn. Sẽ tránh được những phiền toái này nếu các nhà quản lý doanh nghiệp được tiếp cận trước với các quy định.

Vì vậy, yếu tố về minh bạch thông tin là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của doanh nghiệp và đó cũng là lí do mà chỉ số tính minh bạch luôn chiếm trọng số cao trong chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

1.3.3 Các chỉ tiêu và cách đo lƣờng chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin được đo lường bởi các chỉ tiêu như sau:

- Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch: Chỉ tiêu này thuộc về tính sẵn có của thông tin thể hiện việc mà các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các văn bản về quy hoạch, kế hoạch của tỉnh hay không, từ đó doanh nghiệp đánh giá khả năng tiếp cận các văn bản như: Ngân sách tỉnh, Kế hoạch tổng thể phát triển 10 năm, Kế hoạch phát triển 5 năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thường niên và các Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.

- Khả năng tiếp cận các văn bản luật và các quy định: Chỉ tiêu này cũng thể hiện tính sẵn có của thông tin, đó là việc doanh nghiệp đánh giá khả năng tiếp cận các quyết định và nghị quyết của Trung ương, quyết định của UBND tỉnh, Kế hoạch đầu tư của Trung ương, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và những thay đổi trong các thay đổi về thuế.

Hai chỉ tiêu trên được đo lường bằng cách đánh dấu vào mức độ phù hợp từ dễ dàng đến không thể tiếp cận được của doanh nghiệp được điều tra đối với 13 loại văn bản quản lí cấp tỉnh được xem là hết sức thiết yếu đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá sự công bằng trong tiếp cận thông tin. Nhiều doanh nghiệp phải dựa vào mối quan hệ cá nhân mới có được thông tin và sự ủng hộ của cán bộ nhà nước ở tỉnh, chỉ tiêu trên được đo lường bằng tỉ lệ % số doanh nghiệp cho rằng để tiếp cận được những tài liệu trên việc phải có “mối quan hệ” với cơ quan Nhà nước ở tỉnh là quan trọng hay thậm chí rất quan trọng.

- Thương lượng với cán bộ thuế là việc tất yếu trong hoạt động kinh doanh: Nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có thường xuyên trao đổi, thương lượng với cán bộ thuế để trì hoãn thuế hay giải trình các việc liên quan tới thuế hay không, được đo lường

bằng tỷ lệ % doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho rằng thương lượng với cán bộ thuế là quan trọng hay không quan trọng.

- Khả năng tiên liệu việc thực thi pháp luật của tỉnh: Chỉ tiêu này thể hiện 2 thuộc tính tiếp theo của tính minh bạch và tiếp cận thông tin là tính ổn định và dự đoán được, hay nói cách khác là các văn bản pháp quy và các quy định của tỉnh có được thực hiện công bằng trong toàn tỉnh hay không. Ở đây, điều quan trọng là tìm hiểu xem doanh nghiệp có hiểu cách thức ra quyết định và thi hành quyết định của tỉnh hay không, để từ đó có thể hiểu đúng hướng chiến lược dài hạn cũng như để cân nhắc quyết định đầu tư. Chỉ tiêu này được đo lường bằng tỉ lệ % số doanh nghiệp trả lời là “thường xuyên hay luôn luôn” cho câu hỏi “Với những chính sách pháp luật Trung ương có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp bạn có thể đoán trước được việc thực hiện những chính sách pháp luật đó ở cấp tỉnh hay không”.

- Độ mở của trang web tỉnh: Chỉ tiêu này nằm đo lường tính cởi mở của thông tin bằng cách truy cập vào trang web của từng tỉnh để đánh giá những thông tin dành cho doanh nghiệp sẵn có trên trang web, được đo lường bằng cách xây dựng thang điểm (tối đa là 22 điểm) để đánh giá mức độ tiện ích của trang web.

- Các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh: Chỉ tiêu này được xây dựng nhằm đánh giá vai trò ngày càng quan trọng của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc đại diện cho khu vực tư nhân thực hiện vận động chính sách ở một số tỉnh, được đo lường bằng tỉ lệ % số doanh nghiệp cho rằng các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh là quan trọng hay không quan trọng.

1.3.4 Ƣu điểm, nhƣợc điểm của các chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Ngay từ năm 2005 khi xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì chỉ số thành phần tính minh bạch và tiếp cận thông tin bao gồm 10 chỉ tiêu như sau:

- Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch.

- Cần có “mối quan hệ” để có được tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng).

- Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (% Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý).

- Khả năng tiên liệu việc thực thi pháp luật của tỉnh (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên).

- Độ mở của trang web tỉnh.

- Các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh (% Quan trọng hoặc Rất quan trọng).

- Tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật (% Luôn luôn hoặc Thường xuyên).

- Chất lượng dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về thông tin pháp luật (% Tốt hoặc Rất tốt).

- Gia đình và bạn bè có vai trò quan trọng trong thương lượng với cán bộ Nhà nước (% đồng ý hay không đống ý).

Đến năm 2009 thì 3 chỉ tiêu trong chỉ số này đã được lược bỏ do không còn phù hợp, đó là: tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật, chất lượng dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về thông tin pháp luật, gia đình và bạn bè có vai trò quan trọng trong thương lượng với cán bộ Nhà nước. Vì qua thời gian nhóm nghiên cứu thấy rằng các chỉ tiêu trên không đóng góp thực cho điều tra, câu hỏi liệu chính quyền tỉnh có trao đổi với các doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định hay chính sách của địa phương đã được bỏ vì ở một số tỉnh chính quyền địa phương dường như ngày càng ưu tiên lấy ý kiến của các doanh nghiệp lớn. Điều này hàm ý câu hỏi đã không thể hiện được sự tham vấn doanh nghiệp nói chung mà thay vào đó đánh giá mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lớn và chính quyền tỉnh. Những mối quan hệ này có thể tích cực nhưng cũng có thể dẫn tới sự ưu đãi hay khả năng lạm quyền.

Một chỉ tiêu mới được thêm vào để đánh giá vai trò ngày càng quan trọng của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc đại diện cho khu vực tư nhân thực hiện vận động chính sách ở một số tỉnh. Do đó, doanh nghiệp được yêu cầu đánh giá liệu các

hiệp hội doanh nghiệp có đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách và sáng kiến của địa phương.

Và tính tới thời điểm năm 2011 thì chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin vẫn không có thay đổi về các chỉ tiêu so với năm 2009.

1.3.5 Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

1.3.5.1 Thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh để phát huy yếu tố truyền thống, Đà Nẵng đặc biệt quan tâm xây dựng yếu tố “mềm” như chính sách, cách làm, tinh thần, thái độ nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước.

Đà Nẵng đã triển khai cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” từ năm 2001, đồng thời là một trong những địa phương đi đầu thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng kí kinh doanh, đăng kí mã số doanh nghiệp và khắc dấu, trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, còn đối với các dự án đầu tư nước ngoài (ngoài KCN) là do Trung tâm Xúc tiến đầu tư thực hiện. Đến năm 2010, Đà Nẵng đã có trên 11.800 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng kí đạt 28,5 ngàn tỷ đồng và 164 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 2,62 tỷ USD, chiếm 49,2% tổng vốn đầu tư với 96 dự án đã đi vào hoạt động, chiếm 58,5% dự án được cấp phép.

Bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Đà Nẵng đã triển khai biện pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, Đà Nẵng là một trong những địa phương làm tốt trong công tác hỗ trợ dịch vụ công cho doanh nghiệp gồm: hỗ trợ thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại, KCN và CCN, công nghiệp và các dịch vụ liên quan. Từ năm 2005, Đà Nẵng đã thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực đến năm 2010. Theo đó, các doanh nghiệp được hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời hạn 3 năm, hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu

ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, 30% giá trị các hợp đồng tư vấn đối với công nghệ, hỗ trợ 100% kinh phí đăng kí mới nhãn hiệu hàng hóa trong nước và 10 triệu đồng với nhãn hiệu đăng kí nước ngoài.

Đà Nẵng đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên địa bàn được cung cấp thông tin pháp lý một cách tốt nhất thông qua những kênh thông tin như website, báo, đài. Trong công tác quản lý đất đai, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết, nội dung dự án đến khung giá loại đất, kết quả kiểm định áp giá đều công khai để người dân, doanh nghiệp xem xét và góp ý.

Các chế độ công khai, minh bạch về hoạt động công vụ cũng được thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, một trong những đặc điểm khá nổi trội của Đà Nẵng là lãnh đạo thành phố thường xuyên dành thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của họ để điều chỉnh các chính sách khi cần thiết.

1.3.5.2 Tỉnh Hà Tĩnh

Với những nỗ lực của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, từ vị trí 37 năm 2010 Hà Tĩnh đã vươn lên đứng vị trí thứ 7 trong 63 tỉnh, thành phố trong cả nước năm 2011 theo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Với tiêu chí lắng nghe doanh nghiệp, năm 2011 UBND tỉnh đã phối hợp với VCCI tổ chức cuộc hội thảo cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số PCI. Với những điểm mạnh của tỉnh như: tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất, tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu đầu tiên là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc cấp đăng kí kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, các thủ tục hành chính được công khai rộng rãi. Đồng thời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch về phát triển doanh nghiệp, thành lập ban chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xử lí khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

Số liệu khảo sát của VCCI từ các năm trước cho thấy, có đến 74,04% doanh nghiệp Hà Tĩnh cần phải có “mối quan hệ” để tiếp cận với các tài liệu của tỉnh. Để khắc phục yếu điểm trên hàng năm, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để giải quyết những kiến nghị, vướng mắc khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư còn được tính toán, điều chỉnh hợp lý giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo sự hỗ trợ, tương tác, thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Với định hướng và kế hoạch rõ ràng như vậy, Hà Tĩnh đã cải thiện đáng kể chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin, cụ thể là chỉ số này vào năm 2005 là 4,52 điểm và tăng lên 6,51 điểm vào năm 2011.

Tóm tắt chƣơng 1

Chương 1 đã trình bày những nội dung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các chỉ số của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ số “tính minh bạch và tiếp cận thông tin”.

Cạnh tranh được phân loại theo cấp độ địa lý gồm có: cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh cấp tỉnh, cạnh tranh sản phẩm và cạnh tranh doanh nghiệp. Các cấp độ cạnh tranh có liên quan chặt chẽ với nhau. Cạnh tranh cấp tỉnh được xem là đặc thù của cạnh tranh Việt Nam bởi sự phân cấp mạnh mẽ giữa chính quyền tỉnh và chính quyền Trung ương đã tạo ra cho cấp tỉnh quyền hạn mở rộng, trách nhiệm được nâng cao, giữa các tỉnh có sự cạnh tranh nhau dựa trên sự liên kết lẫn nhau nhằm thu hút đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một phạm trù rộng nên để đánh giá được cần sử dụng một hệ thống chỉ số nhất định cấu thành các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Cụ thể đó là chỉ số “tính minh bạch và tiếp cận thông tin”, được xây dựng dựa trên hệ thống các chỉ tiêu qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung nhằm tạo ra một chỉ số

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh khánh hòa (Trang 32 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)