Sự biến đổi của chi phí

Một phần của tài liệu CÂU HỎI ÔN THI TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÓ ĐÁP ÁN (Trang 45 - 46)

Những doanh nghiệp có giá cả yếu tố đầu vào biến động cao thì mức độ rủi ro kinh doanh càng lớn. Cụ thể: khi yếu tố này có chiều hướng biến động tăng cao sẽ làm doanh thu giảm, dẫn đến lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp sẽ bị giảm. Để đảm bảo an toàn cho lợi nhuận, doanh nghiệp cần tăng giá bán sản phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, khơng phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tăng giá bán khi giá yếu tố đầu vào tăng. Bởi doanh nghiệp cịn phải chịu áp lực từ phía Nhà nước, cách ứng xử của đối thủ cạnh tranh, phản ứng từ người tiêu dùng và cả vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy,

những doanh nghiệp nào có khả năng thay đổi giá bán càng lớn khi giá yếu tố đầu vào thay đổi thì mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng thấp.

Sự biến đổi về giá cả đầu vào thường do nhiều yếu tố tác động, cụ thể:

- Các yếu tố khách quan bao gồm: biến động nền kinh tế (lạm phát, tỷ giá…), tính khan hiếm của vật tư hàng hóa, tính thời vụ, giao thơng vân tải, giá cả các mặt hàng có liên quan (sản phẩm thay thế), chính sách Nhà nước…

- Các yếu tố chủ quan gồm: khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với giá cả các yếu tố đầu vào (chẳng hạn quản lý chặt chẽ chi phí thu mua), khả năng gây ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp…

Ngồi ra, phân tích các yếu tố tác động đến nhân tố này còn phải xem xét đến quy chế định giá của doanh nghiệp. Trong trường hợp giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh phải do Nhà nước chấp nhận thì sự linh hoạt trong việc tăng giá bán khi yếu tố đầu vào tăng thường sẽ thấp hơn các doanh nghiệp tự do cạnh tranh.

=>Đây là nhân tố gây ra rủi ro hệ thống lẫn không hệ thống.

Một phần của tài liệu CÂU HỎI ÔN THI TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÓ ĐÁP ÁN (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w