3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dự án đầu tƣ xây dựng khu dân cƣ số 6 phƣờng Túc Duyên
3.1.2. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sơ lƣợc về tình hình quản lý đất đai của thành phố
3.2.2. Vài nét cơ bản dự án quy hoạch khu dân cƣ số 6 của Thái Nguyên
- Văn bản pháp quy liên quan đến dự án - Quy mô của dự án
3.2.3. Đánh giá hiệu quả của dự án bồi thƣờng giải phóng mặt bằng
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
- Vốn đầu tƣ cho bồi thƣờng giải phóng mặt bằng - Hiệu quả kinh tế do dự án đem lại
+ Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội
- Mức thu nhập của ngƣời dân vùng dự án
- Khả năng chuyển đổi nghề khi dự án hoàn thành + Đánh giá hiệu quả về môi trƣờng
-Môi trƣờng tại các khu khi dự án tiến hành - Môi trƣờng tại khu vực khi dự án hoàn thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 37
3.2.4. Đề xuất giải pháp
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng khi nhà nƣớc thu hồi đất thuộc dự án Khu dân cƣ số 6 Túc Duyên - phƣờng Túc Duyên - thành phố Thái Nguyên.
3.3.2. Phỏng vấn, thu thập ý kiến của Ban BT GPMB thành phố Thái Nguyên, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Thái Nguyên, UBND phƣờng Túc Duyên.
3.3.3. Lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thƣờng về đất. (khoanh vùng các hộ dân đã bị thu hồi đất, một số di chuyển đến các khu vực lân cận và một số tái định cƣ tại chỗ thuộc dự án, số phiếu điều tra là 120 hộ dân).
Trong 120 hộ dân, tiến hành điều tra 426 ngƣời lao động nằm trong độ tuổi từ 20 - 60 về khả năng chuyển đổi nghề nghiệp cũng nhƣ tìm kiếm việc làm sau khi thu hồi đất.
3.3.4. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp số liệu. 3.3.5. Phân tích, so sánh và xử lý số liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 38
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc. Có tọa độ địa lý từ 21° đến 22°27 vĩ độ Bắc và 105°25’ đến 106°14’ kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên 186,3 km2, là một trong 3 trung tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nƣớc. Đầu mối giao thông trực tiếp với thủ đô Hà Nội. Cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, là cửa ngõ đi các tỉnh nhƣ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, là thành phố công nghiệp, thành lập từ năm 1962. Cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp nhƣ sau:
Phía Bắc giáp huyện Đại từ, huyện Phú Lƣơng, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam giáp giáp huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên
Phía Tây giáp huyện Đại Từ Phía Đông thị xã Sông Công
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình thành phố khá đa dạng, phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác nhƣ chè, các loại cây lấy gỗ.
4.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mƣa, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5°C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5°C, thấp nhất vào tháng 1 là 15,5°C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2.025 mm.
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn thành phố có Sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lƣu dài khoảng 25km, lòng sông mở rộng từ 70 – 100m. Về mùa lũ lƣu lƣợng đạt 3500m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây. Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15km, đƣợc bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hóa.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
- Đất phù sa: Diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. - Đất bạc màu: Diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên. - Đất xám feralit: Diện tích 7.614,96 ha chiếm 43,0% tổng diện tích tự nhiên.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lƣợng mƣa chiếm khoảng 80% lƣợng nƣớc trong năm. Hiện nay, nguồn nƣớc mặt mới chỉ cung cấp 85 – 90% diện tích đất canh tác.
Nguồn nƣớc ngầm: Thành phố có lƣợng nƣớc ngầm phong phú ở hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên.
c. Tài nguyên rừng
Rừng của thành phố Thái Nguyên chủ yếu là rừng non, rừng trồng theo chƣơng trình PAM, 327 nhìn chung trữ lƣợng thấp, nguồn thu từ kinh tế vƣờn rừng hầu nhƣ không đáng kể.
d. Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là Sông Cầu và sông Công. Hàng năm, chúng cung cấp cho thành phố một lƣợng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng nên mỏ than nội địa Khánh Hòa thuộc xã Phúc Hà có trữ lƣợng than khá lớn.
e. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính, trong đó có 19 phƣờng và 9 xã với số dân trên 30 vạn ngƣời. Trên địa bàn thành phố có gần 30 trƣờng Đại học, Cao đẳng với đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn lực có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nƣớc.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
- Thành phố chịu ảnh hƣởng do ô nhiễm bụi và khí thải của Khu công nghiệp Gang Thép, vùng ô nhiễm đã gây ảnh hƣởng xấu tới các Khu dân cƣ và sinh thái nói chung của thành phố.
- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã thải khoảng 400 m³/ ngày, nƣớc thải độc và bẩn đã làm ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nƣớc Sông Cầu. Vấn đề này cần phải giải quyết tốt cả hiện tại và tƣơng lai.
- Ngoài ra, còn phải kể đến lƣợng rác thải sinh hoạt, bệnh viện, trƣờng học, rác thải sinh hoạt đã đang tạo một sức ép rất lớn đến môi trƣờng chung của thành phố.
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Với tăng trƣởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân trong những năm qua, trên cơ sở khai thác lợi thế về đất đai, lao động, khoa học, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch nhƣ trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và tạo tiền đề để phát triển cho những năm tiếp theo. Năm 2009, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GDP) đạt 3.109,8 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm 2008. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 803,08 tỷ đồng. Giá trị gia tăng nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt 128,5 tỷ đồng (tăng 5,07% so với năm 2008), giá trị gia tăng Công nghiệp – Xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 đạt 1.676,6 tỷ đồng (tăng 11,22% so với năm 2008), giá trị gia tăng các ngành dịch vụ đạt 1.304,7 tỷ đồng (tăng 14,68% so với năm 2008).
- Thực trạng phát triển kinh tế
a- Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu ngành có xu hƣớng giảm, từ 5,72% năm 2006 xuống còn 5,34% năm 2009. Giá trị tăng thêm do ngành nông nghiệp tạo ra trong GDP của Thành phố tăng 6,2%/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2010 đạt 373,2 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52%, ngành chăn nuôi chiếm 31,5%, ngành dịch vụ chiếm 16,5%
b - Khu vực kinh tế công nghiệp
Năm 2009, sản xuất CN-TTCN mặc dù gặp nhiều khó kăhn do ảnh hƣởng cảu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên giá trị sản xuất CN- TTCN vẫn tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Cụ thể:
- Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh đạt 2.350 tỷ đồng tăng 1% so với năm 2008.
- Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nhà nƣớc địa phƣơng đạt 22 tỷ đồng tăng 14,96% so với cùng kỳ năm 2008.
- Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 đạt 6.579 tỷ đồng, tăng 9,1 % so với cùng ký năm 2008.
c- Khu vực kinh tế dịch vụ
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2009 đạt 7620,6 tỷ đồng, tăng 2,9 lần so với năm 2005.
Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thƣơng mại, du lịch đƣợc đẩy mạnh kết hợp với các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ truyền thông, tạo điểm nhấn và sức hút mới cho các hoạt động dịch vụ du lịch, bƣớc đầu khai thác tốt tiềm năng của địa phƣơng. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng cao, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân. Lƣợng khách du lịch đến Thành phố tăng bình quân 25,4 %/ năm, trong đó lƣợng khách quốc tế tăng 5,9 lần so với năm 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 Dịch vụ bƣu chính viễn thông phát triển, tính bình quân đã có 43 thuê bao điện thoại trên 100 dân, tăng 120% so với năm 2005; 17.218 thuê bao internet, chiếm 65% tổng số thuê bao internet cả tỉnh.
4.1.3. Tình hình xã hội
- Dân số và sự phân bố dân cư
Tính đến 31/12/2009, dân số (bao gồm cả thƣờng trú và quy đổi) toàn Thành phố là 330.707 ngƣời; Trong đó dân số nội thị (bao gồm 18 phƣờng) là 288.077 ngƣời chiếm 77,43% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thƣờng trú là 201.277 ngƣời và dân số quy đổi là 86.800 ngƣời), dân số ngoại thị (bao gồm 10 xã) là 83.973 ngƣời chiếm 22,57% tổng dân số toàn thành phố (bao gồm dân số thƣờng trú là 78.433 ngƣời và dân số quy đổi là 5.540 ngƣời);
Tỷ lệ tăng dân số toàn đô thị năm 2009 đạt 2,09% (tăng tự nhiên: 0,8%, tăng cơ học : 1,29%)
- Lao động, việc làm
Tính đến 31/12/2009 dân số trong độ tuổi lao động của thành phố là 189.130 ngƣời bằng 67,61% tổng dân số toàn thành phố. Thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 140.700 ngƣời lao động chiếm tỷ lệ 74,39%. Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nƣớc (bao gồm trung ƣơng, địa phƣơng và hành chính sự nghiệp) là 37.610 ngƣời, chiếm tỷ lệ 26,73%.
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của cả nƣớc nói chung và của từng tỉnh, từng địa phƣơng nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
Thành phố Thái Nguyên trong những năm gần đây kinh tế phát triển với nhịp độ cao, việc xuất hiện các công ty, nhà máy chế biến ở khu công nghiệp, các vùng quê đã thu hút và chuyển dịch lực lƣợng lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ…
Công tác giải quyết việc làm cũng đƣợc các cấp các ngành quan tâm thực hiện. Thành uỷ đã có Nghị quyết chuyên đề về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho ngƣời lao động, khuyến khích mở rộng ngành nghề, mở rộng hình thức vay vốn để giải quyết việc làm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 - Đời sống và thu nhập
Đời sống các tầng lớp dân cƣ từng bƣớc dần đƣợc ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng ngƣời lao động. Đời sống nông thôn ngày đƣợc nâng cao, diện đói nghèo ngày càng đƣợc thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân nhƣ ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng đƣợc cải thiện khá hơn
GDP bình quân đầu ngƣời năm 2008 đạt 19,49 triệu đồng/năm; năm 2009 đạt 25,09 triệu đồng / năm và năm 2010 đạt 30,0 triệu đồng/ năm.
4.1.3. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN
4.1.3.1. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Hiện trạng sử dụng các loại đất của thành phố đƣợc thể hiện tại bảng số 4.1 với tổng diện tích tự nhiên đến năm 2010 là 18630,56 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp có 12266,51ha chiếm 65,84 % tổng diện tích tự nhiên, nhóm đất phi nông nghiệp có 5992,86 ha chiếm 32,17% tổng diện tích đất tự nhiên, nhóm đất chƣa sử dụng có 371,19 ha chiếm 1,52 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố.Theo số liệu thống kê đất đai năm 2005, diện tích đất tự nhiên là 17707,52 ha, số liệu này đƣợc tổng hợp dựa trên cơ sở số liệu đo đạc theo bản đồ địa chính đƣợc thành lập xong trong đầu năm 1996. Đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn thành phố là 18630,56 ha tăng 923,04 ha.
Theo bảng 4.1 cho thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao so với diện tích đất tự nhiên (chiếm 65,84%). Trong đất nông nghiệp, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp với 48,42%. Với cơ cấu sử dụng đất nhƣ trên cho thấy việc khai thác sử dụng đất là phù hợp với đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa hình của thành phố (có tới 2/3 diện tích có độ dốc nhỏ).
Đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn nhất so với bình quân chung của toàn tỉnh (32,17%). Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng trong việc tốc độ đô thị hoá của tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 riêng. Cơ cấu đất đai phi nông nghiệp của thành phố khá hợp lý, hầu hết các loại đất đã đáp ứng đƣợc với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, đất sử dụng cho các mục tiêu phi nông nghiệp cũng vẫn còn thấp, nhất là cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất công nghiệp.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thành phố Thái Nguyên STT LOẠI ĐẤT Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 18630,56 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 12266,51 65,84 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9021,64 48,42
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5017,50 26,93 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3661,23 19,65 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 17,57 0,09