Thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu dân cư số 6 túc duyên - phường túc duyên thành phố thái nguyên - tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

định của Luật Đất đai 1993

Luật Đất đai 1993 quy định: “Trong trƣờng hợp thật cần thiết, Nhà nƣớc thu hồi đất đang sử dụng của ngƣời sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì ngƣời bị thu hồi đất đƣợc đền bù thiệt hại” (Điều 27). Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định việc bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng, là chính sách cơ bản cho việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong giai đoạn từ 1994 đến 1998. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, chính sách bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất quy định tại Nghị định này cũng còn bộc lộ những tồn tại nhất định nhƣ: chƣa bao quát, điều chỉnh đầy đủ phạm vi thu hồi đất; mức bồi thƣờng thiệt hại về đất đai, tài sản chƣa tƣơng xứng với mức thiệt hại thực tế; không có quy định về các biện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 pháp hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và xây dựng các khu tái định cƣ để phục vụ việc di dân giải phóng mặt bằng v.v…

Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ thay thế cho Nghị định số 90/CP. Chính sách bồi thƣờng thiệt hại về đất đƣợc thể chế tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã điều chỉnh đầy đủ, cụ thể, chi tiết về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ về đất, về tài sản.v.v. phù hợp với mức thiệt hại thực tế, giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa ngƣời bị thu hồi đất với Nhà nƣớc và các bên có liên quan. Với việc ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, Nhà nƣớc đã thực hiện đổi mới một bƣớc chính sách đền bù và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Qua hơn 5 năm thực hiện, việc thực hiện chính sách hiện hành đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, nhƣng cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại:

Thứ nhất, việc bồi thƣờng đất ở đối với các trƣờng hợp sử dụng đất trƣớc Luật Đất đai năm 1993 còn chƣa đƣợc quy định cụ thể, nên trong tổ chức thực hiện còn nhiều cách làm khác nhau dẫn đến khiếu kiện.

Thứ hai, giá đất tính bồi thƣờng thiệt hại quy định tại Điều 8 của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP là phù hợp với chế độ sở hữu về đất đai và tình hình thực tế ở nƣớc ta. Tuy nhiên, quy định hiện hành còn có hai khía cạnh khó khăn và vƣớng mắc cho tổ chức thực hiện: một là, việc xác định giá đất phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất; hai là, việc xác định hệ số K. Không ít địa phƣơng bồi thƣờng theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, Lao Cai.v.v; nhiều địa phƣơng khác quy định giá bồi thƣờng đất quá thấp và thƣờng thấp nhiều so với giá đất thực tế hình thành qua chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất ở địa phƣơng. Với số tiền bồi thƣờng đó, ngƣời dân không đủ để nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng một mảnh đất tƣơng đƣơng cả về diện tích và giá đất với mảnh đất bị thu hồi; chính vì vậy đã làm ảnh hƣởng tới khả năng tạo lập lại tƣ liệu sản xuất hoặc chỗ ở mới của ngƣời bị thu hồi đất; từ đó, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, không nhận tiền bồi thƣờng, không di chuyển, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm thực hiện dự án đầu tƣ v.v.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

Thứ ba, quy định về điều kiện để đƣợc bồi thƣờng hoặc không đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về đất tuy đã cụ thể, chi tiết và phù hợp với thực trạng quản lý, sử dụng đất đai, song còn chƣa rõ ràng và chƣa gắn kết với trƣờng hợp không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng thiệt hại dẫn đến cách hiểu, cách làm khác nhau sinh ra khiếu kiện ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện dự án.

Thứ tư, chính sách bồi thƣờng thiệt hại về đất chƣa gắn với chính sách thu tiền sử dụng đất, nhất là thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hợp pháp hoá) cho ngƣời sử dụng đất ở trƣớc Luật Đất đai năm 1993. Nhiều trƣờng hợp đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về đất, nhƣng theo quy định về thu tiền sử dụng đất thì ngƣời có đất muốn đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp 20% hoặc 40% tiền sử dụng đất. Do đó, khi thực hiện bồi thƣờng mỗi địa phƣơng có cách xử lý khác nhau, gây nhiều tranh cãi. Có địa phƣơng thực hiện đền bù 100% nhƣ Đồng Nai..., nhƣng có địa phƣơng thực hiện bồi thƣờng bằng 80% hoặc 60% tuỳ theo thời điểm sử dụng đất nhƣ quy định của thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng hoặc khấu trừ phần nghĩa vụ tài chính còn thiếu vào tiền bồi thƣờng nhƣ thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ năm, chƣa có quy định chi tiết về vấn đề tái định cƣ nhƣ: tiêu chuẩn của khu tái định cƣ, phân định trách nhiệm của chủ dự án, của chính quyền các cấp trong việc tạo lập và bố trí tái định cƣ, quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, các biện pháp khôi phục đời sống và sản xuất tại các khu tái định cƣ…

Thứ sáu, chƣa quy định cụ thể về việc cƣỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thƣờng đối với các trƣờng hợp cố tình không thực hiện đã dẫn đến một số đối tƣợng lợi dụng kẽ hở trong chính sách của Nhà nƣớc cố tình chây ỳ không chịu cho Hội đồng bồi thƣờng tiến hành đo đạc, kiểm kê, không chịu nhận tiền bồi thƣờng, không chịu di chuyển, lôi kéo ngƣời khác không thực hiện quyết định của Nhà nƣớc, làm cho tình hình vốn đã phức tạp càng trở lên phức tạp hơn.

Thứ bảy, các chủ dự án chƣa tính đúng, tính đủ chi phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng vào tổng mức đầu tƣ của dự án, nên việc bố trí nguồn vốn để chi trả tiền bồi thƣờng cho ngƣời bị thu hồi đất không đầy đủ và kịp thời; nhiều dự án thiếu vốn, nên phƣơng án bồi thƣờng đã đƣợc phê duyệt nhƣng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 không đảm bảo tiền chi trả bồi thƣờng để giải phóng mặt bằng; có dự án đã giải phóng mặt bằng xong, nhƣng không có vốn để thi công để dân tái lấn chiếm dẫn đến kéo dài thời gian bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng [3].

2.5.1.2. Thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai 2003

Theo quy định của Luật đất đai 2003 và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ Về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất thì chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ hiện nay có những điểm đổi mới cơ bản nhƣ sau: Nhà nƣớc chỉ thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đối với những trƣờng hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

- Giá đất để bồi thƣờng đƣợc thực hiện theo các quy định về giá đất mới nên ngƣời sử dụng đất sẽ thực hiện bàn giao mặt bằng nhanh hơn, tình trạng khiếu kiện giảm đi.

- Trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi đất, việc tổ chức thực hiện thu hồi đất và bồi thƣờng cho ngƣời có đất bị thu hồi theo quy định đƣợc giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất. Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã đƣợc xét duyệt thì nhà đầu tƣ đƣợc nhận chuyển nhƣợng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu dân cư số 6 túc duyên - phường túc duyên thành phố thái nguyên - tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)