xây dựng đường bộ của Nhật Bản
Nhật Bản có truyền thống XDĐB thơng qua các Tập đồn nhà nước về đường cao tốc. Đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước đã đóng một vai trị quyết định trong phát triển GTĐB ở Nhật Bản. Bên cạnh việc thiết lập các cơ chế để thu hút đầu tư của tư nhân, nước này đã mở rộng việc phát triển nguồn vốn nhà nước cho đầu tư XDĐB thơng qua thị trường. Đã có nhiều biện pháp khác nhau để ĐDH các nguồn vốn nhà nước cho đầu tư XDĐB như thiết lập các tài khoản đặc biệt, thu phí dịch vụ, giới thiệu các loại thuế cho các hạn chế sử dụng.
Việc quy hoạch đường giao thông công cộng là thẩm quyền của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải (Ministry of Land, Infrastructure and Transportation - MLIT) Nhật Bản. Chính phủ xác định các tuyến đường huyết mạch (đường cao tốc) trong quy hoạch đất đai tồn quốc. Có hai loại đường QL: cao tốc quốc gia và QL có kiểm sốt việc sử dụng.
Để có vốn đầu tư cho XDĐB, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện ĐDH nguồn vốn nhà nước từ cấp trung ương đến các địa phương. Để giảm bớt gánh nặng thuế của người dân, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như trái phiếu chính phủ do cả chính quyền trung ương và địa phương phát hành chuyển cho các Tập đồn nhà nước dưới hình thức tài khoản chung. Chính phủ thành lập
một tài khoản đặc biệt cho các dự án KCHT lớn, trái phiếu quốc gia, trái phiếu địa phương, thuế địa phương (tài khoản chung và thuế chuyên dùng).
Năm 1956, Chính phủ ban hành bộ luật để thành lập Công ty công cộng đường cao tốc và Tổng công ty Cơng lộ Nhật Bản (JH). Các hệ thống thu phí đường bộ đã được triển khai vào năm 1952 để trang trải một phần chi phí bảo trì đường cao tốc và trả nợ xây dựng các khoản vay. Các JH và 3 Tập đồn cơng đường cao tốc khác đã được thành lập, có trách nhiệm thu phí từ người sử dụng. Năm 1970, ban hành Đạo luật Công ty cổ phần ĐB công địa phương và các công ty này cũng quản lý thu phí ĐB. Có 4 nguồn tài trợ chủ yếu cho xây dựng đường cao tốc quốc gia là thu phí, trái phiếu đường cao tốc, các khoản vay từ các ngân hàng, và trợ cấp chính phủ và các nguồn vốn xã hội
[96]. Lệ phí sử dụng đối với các tuyến ĐB có thể loại trừ người sử dụng được coi là một biện pháp quan trọng để tạo vốn nhà nước cho phát triển GTĐB. Trong những năm 1980, các khoản thu từ thuế chuyên dùng, thuế xăng dầu và thuế trọng lượng ô tô đã chiếm trên 90% nguồn vốn nhà nước đưa vào tài khoản đặc biệt dành cho phát triển các dự án lớn XDĐB [128, tr.106-110].
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển nhanh GTĐB, 4 Tổng công ty nhà nước đã mở rộng việc đầu tư xây dựng vượt quá mức nguồn vốn của nhà nước, làm phát sinh ngày càng lớn các khoản nợ. Bởi vậy, năm 2002, chính phủ Nhật bản đã tiến hành tư nhân hóa các Tập đồn cơng đường cao tốc. Đến năm 2004, bốn Tập đồn cơng đường cao tốc đã được giải thể. Chính phủ thành lập Cơ quan trả nợ đường cao tốc Nhật Bản (Japan Expressways Holding and Debt Repayment Agency - JEHDRA) và thành lập mới 6 Công ty xây dựng, quản lý đường cao tốc và thu phí. Nhờ đó, JEHDRA đã trả được khoản nợ của 4 Tập đoàn XDĐB trước đây và cũng trả được các khoản nợ gia tăng do xây dựng đường cao tốc mới bằng cách thu phí đường cao tốc từ 6 Cơng ty. Ngồi ra, JEHDRA cịn đóng vai trị bảo đảm rủi ro lãi suất khi lãi suất của các khoản vay của các Cơng ty khi có sự biến động thị trường. Chính phủ Nhật Bản là chủ sở hữu của JEHDRA [102].
Kể từ năm 2005, Chính phủ Nhật Bản trực tiếp đầu tư, quản lý một số đường QL quan trọng nhưng gặp nhiều khó khăn về lợi nhuận. JEHDRA có nhiệm vụ vay tiền từ các tổ chức tài chính và phát hành trái phiếu (trái phiếu quốc gia và trái phiếu địa phương) có sự đảm bảo của chính phủ khi có sự chấp thuận của MLIT đề đầu tư vào GTĐB. Chính phủ phân bổ chi phí xây dựng và bảo trì các tuyến QL có kiểm sốt việc sử dụng theo tỷ lệ trung ương chịu 2/3, phần cịn lại thì các tỉnh có liên quan phải chịu. Lệ phí sử dụng cầu đường được thu bởi các Công ty đường cao tốc. Sau khi để lại chi phí cho việc bảo trì và quản lý đường cao tốc, các Công ty này phải nộp cho JEHDRA để tạo nguồn vốn nhà nước cho phát triển GTĐB. Lệ phí cầu đường ở Nhật là tương đối đắt, với trung bình 24,6 yên/km, trong khi ở Pháp chỉ khoảng 10,8 - 13,45 yên/km và ở Italia 7,01 yên. Chính phủ quy định giảm giá phí cầu đường vào ban đêm và trong ngày lễ. Trong một số ngoại lệ, lệ phí cầu đường trên đường cao tốc quốc gia được tính căn cứ vào khoảng cách di chuyển.
Chính phủ cịn quy định thuế xăng dầu, thuế giao dịch nhiên liệu diesel và khí dầu mỏ hóa lỏng, thuế mua ơ tơ để tạo nguồn thu cho các quỹ đặc biệt cho XDĐB. Từ tháng 4/2014, mức thuế tiêu thụ xăng dầu được điều chỉnh tăng từ 5% lên 8%, thuế suất đối với trình độ tiết kiệm nhiên liệu xe được giảm từ 5% xuống 3% đối với xe ơ tơ sử dụng cho mục đích khơng kinh doanh và từ 3% đến 2% cho xe ô tô sử dụng cho kinh doanh [113, tr.66].