2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
4.1.2.1. Quan điểm về phát triển dự án đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ
dựng đường bộ
Thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư XDĐB gắn với mục tiêu chiến lược phát triển GTVT của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu phát triển GTVT của nước ta là đến năm 2020, hệ thống GTVT cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội, đảm bảo chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ơ nhiễm mơi trường, về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Về vận tải, phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải: vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường biển, vận tải đường thủy nội địa và vận tải hàng khơng, trong đó vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình. Trong tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải, thì vận tải đường bộ đảm nhận 86- 90% vận chuyển hành khách và 65-70% khối lượng hàng hóa. Phát triển phương tiện vận tải phù hợp với KCHT giao thông, phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trường [68].
Việc định hướng phát triển hạ tầng GTĐB phải dựa trên yêu cầu thực hiện mục tiêu Chiến lược này. Phải xác định một quy hoạch dài hạn có tầm chiến lược trong phát triển GTĐB của cả nước, của từng vùng, từng địa phương; quy hoạch phát triển từng loại đường bộ theo phân cấp kỹ thuật. Trên cơ sở đó, phân bổ đầu tư theo thời gian, xác định quy mô nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ và các nguồn lực khác để bảo đảm việc thực hiện. Việc ĐDH vốn đầu tư XDĐB không được phép nằm ngoài quy hoạch nêu trên và phải nằm trong cân đối nguồn vốn giữa khả năng của Nhà nước với khả năng đảm nhiệm của khu vực tư nhân.
Trong định hướng, cần nhận thức ĐDH vốn đầu tư XDĐB không phải là “phép màu kỳ diệu”, không phải là khu vực tư nhân làm thay được Nhà nước trong việc đảm nhiệm cung ứng mọi sản phẩm cơng cộng. Mục tiêu vốn có trong hoạt động kinh tế của các chủ tư nhân là lợi nhuận. Việc tham gia cung ứng sản phẩm công cộng như GTĐB nếu đứng về phía Nhà nước thì đó khơng chỉ nhằm giảm bớt gánh nặng của Ngân sách Nhà nhà nước mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội, nhưng xét về phía tư nhân thì đó chỉ là cách thức để họ tìm kiếm lợi nhuận trong điều kiện có sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc đầu tư để có sản phẩm ĐB đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa của xã hội của nhà đầu tư và doanh nghiệp tư nhân hồn tồn khơng phải xuất phát từ “tấm lòng” của họ, mà phải từ động cơ lợi nhuận mà họ có thể thu được. Đó là thực chất của vấn đề. Tuy nhiên, nếu được giáo dục tốt về tinh thần u nước, lịng tự tơn dân tộc, đạo đức kinh doanh và đạo đức và trách nhiệm xã hội cho các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp và nếu có sự kiểm sốt chặt chẽ của Nhà nước, thì trong q trình đầu tư dự án, họ sẽ quan tâm đến kết hợp lợi ích với Nhà nước và xã hội hợp lý, hài hịa hơn, do đó chất lượng cơng trình đưa vào sử dụng sẽ cao hơn.