Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào xây dựng đường bộ

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 149 - 154)

2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân

4.2.5. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào xây dựng đường bộ

Vốn đầu tư nước ngồi có vai trị rất quan trọng trong việc tạo “cú hích” cho tăng trưởng kinh tế đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến thu hút nguồn vốn này cho phát triển GTĐB, nhưng đến nay nước ta mới chỉ chủ yếu là thu hút nguồn

vốn hỗ trợ phát triển chính thực (ODA) hoặc vốn vay ưu đãi từ chính phủ và các nhà tài trợ nước ngoài. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào XDĐB ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Vốn nước ngoài được thu hút và đầu tư vào XDĐB chủ yếu vào xây dựng đường cao tốc, quốc lộ, cầu lớn, đường tỉnh và giao thông nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh thành quả tăng trưởng kinh tế, nguồn ODA đầu tư vào Việt Nam đang kém ưu đãi dần.

Trong thời gian tới, trên cơ sở các định hướng của ngành GTVT về giải pháp ưu tiên, đột phá thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án để chi tiết hóa các chủ trương, giải pháp thu hút đầu tư ngoài ngân sách (trong nước và nước ngoài của Bộ Giao thông vận tải, cần nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp sau:

- Hồn thiện chính sách phí và giá dịch vụ tiếp cận thông lệ quốc tế, minh bạch rõ ràng, trong đó bao gồm việc xây dựng phí sử dụng hạ tầng ĐB cao tốc để thu hút đầu tư và hoàn vốn. Tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối quản lý hoạt động ĐDH tại Bộ GTVT, xây dựng một đơn vị chuyên trách và tương đối độc lập về xúc tiến dự án ĐDH. Lập quỹ hoặc nghiên cứu cơ chế tạo nguồn vốn xúc tiến các dự án ĐDH để lập dự án đầu tư có chất lượng, phù hợp quốc tế, thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế về triển khai dự án đầu tư ĐDH, đặc biệt là đối với việc ĐDH các hình thức hồn trả chi phí dự án, kinh nghiệm đàm phán hợp đồng, nghiên cứu chính sách và cơ chế liên quan đến bảo lãnh doanh thu, tái cấp vốn cho giai đoạn vận hành các dự án ĐDH về XDĐB.

- Ưu tiên thu hút vốn ODA cho các dự án khơng có hoặc ít có khả năng hồn vốn, dự án cần có sự tham gia vốn Nhà nước, như các dự án ĐB ở khu vực miền núi, vùng khó khăn và sử dụng làm phần vốn góp của Nhà nước vào các dự án PPP. Ưu tiên thu hút vốn FDI, vốn vay ưu đãi kết hợp vay thương mại đầu tư vào các dự án xây dựng, chuyển nhượng khai thác đường bộ cao

tốc thơng qua các hình thức PPP (ưu tiên BOT, O&M). Đối với các dự án liên quan đến khai thác kinh doanh vận tải, dịch vụ ĐB, chỉ ưu tiên sử dụng vốn ODA đối với các tiểu dự án, hợp phần về tăng cường năng lực, thể chế, công cụ hỗ trợ quản lý, khai thác hạ tầng và vận tải.

Ưu tiên thu hút và bố trí sử dụng vốn ODA đầu tư cho các lĩnh vực như xây dựng chiến lược, quy hoạch, lập đề xuất dự án, lập dự án đầu tư và các công tác chuẩn bị dự án đầu tư; tăng cường năng lực thể chế, quản lý và năng lực hoạt động khoa học, công nghệ, đào tạo. Tranh thủ các nguồn vốn ODA, tài trợ để đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học, công nghệ và khoa học kinh tế phục vụ phát triển GTĐB; vận động, thu hút đầu tư ưu tiên để phát triển các dịch vụ hỗ trợ vận tải và hạ tầng, dịch vụ Logistics, sàn giao dịch vận tải hàng hóa đường bộ.

- Xem xét để mở rộng cho doanh nghiệp và tư nhân thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, sử dụng hợp lý nguồn vốn kết hợp giữa ODA với vay thương mại thông thường (OCR). Đẩy mạnh thực hiện các hình thức dự án ĐDH có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài áp dụng cho tất cả các kết cấu hạ tầng giao thơng có tính chất chủ yếu phục vụ cộng đồng rộng rãi hoặc có tính chất tạo đột phá chiến lược về giao thơng như quốc lộ trục chính, cao tốc mới chưa có tuyến song hành. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức và các dịch vụ hỗ trợ vận tải.

KẾT LUẬN

Đa dạng hóa vốn đầu tư XDĐB là một giải pháp kinh tế được thúc đẩy bởi phân công lao động xã hội trong nền kinh tế thị trường đã đạt được một trình độ phát triển cao và những nhận thức mới về vai trò, nhiệm vụ của Nhà nước trong việc sản xuất, cung ứng hàng hóa cơng cộng. ĐDH vốn đầu tư XDĐB khơng phải là một giải pháp tình thế, có tính cá biệt ở một vài quốc gia, mà nó đã trở thành một xu hướng có tính quy luật, ngày càng được nhiều nước coi trọng áp dụng kể từ cuối những năm 1970 trở lại đây.

Đến nay, đã có khơng ít những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về quan hệ ĐDH vốn đầu tư XDĐB mà nổi bật là “Sự tham gia của tư nhân trong xây dựng KCHT GTĐB” và “Sự lựa chọn cơng cộng”... Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở trong nước cho thấy, đã có sự thống nhất về nhận thức thực chất, mục đích của xã hội hóa đầu tư XDĐB; đã có một số nghiên cứu về kinh nghiệm thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách vận hành hình thức ĐDH đầu tư này. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện kinh tế, xã hội trên thế giới đã có nhiều biến đổi, những hình thức đầu tư ĐDH đã có những phát triển mới, nên cần có nhận thức mới luận chứng việc ĐDH đầu tư XDĐB làm cơ sở cho chính sách kinh tế ở Việt Nam.

Về thực chất, ĐDH vốn đầu tư XDĐB là quá trình hình thành và đưa vào sử dụng nguồn vốn trong đó có sự phối hợp tham gia của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo một cơ chế xác định nhằm giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và thúc đẩy phát triển có hiệu quả hệ thống ĐB đáp ứng tốt hơn nhu cầu về hạ tầng cho việc vận chuyển và đi lại trong xã hội. Quá trình này được xem xét trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và qua hệ phân phối. Ngoài xu hướng chung, việc thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam còn bắt nguồn từ tầm quan trọng của hạ tầng GTĐB trước yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh Nhà nước, tham gia tham gia ĐDH vốn đầu tư XDĐB cịn có các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế như kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. ĐDH có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như Nhà nước đầu tư, tư nhân hoặc công ty cổ phần như đầu tư, hoặc kết hợp giữa nhà nước và tư nhân được thực hiện trong quan hệ đối tác cơng - tư với các hình thức hợp đồng dự án như BOT, BTO, BT... Điều kiện căn bản cần có để thực hiện hình thức PPP là quyết tâm chính trị của Nhà nước, nguồn lực kinh tế và kỹ thuật cần có để triển khai đầu tư, trình độ văn hóa xã hội và năng lực quản lý cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô. Trong vấn đề này, Việt Nam có thể nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của một số nước đi trước.

Phân tích thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 cho thấy mặc dù mới được đưa vào triển khai, nhưng những kết quả đạt được là rất thiết thực với tổng nguồn vốn ĐDH là 378.581 tỷ đồng trong đó vốn từ khu vực tư nhân là 121.903 tỷ đồng. Nhờ đó, khơng chỉ góp phần hỗ trợ đầu tư của Nhà nước mà còn mở rộng và nâng cao chất lượng hạ tầng GTĐB Việt Nam. Tuy nhiên, q trình thực hiện ĐDH cịn bộc lộ khơng ít hạn chế, yếu kém.

Do nhu cầu về GTĐB của nước ta thời gian tới là rất lớn, nên để thúc đẩy phát triển hình thức ĐDH vốn đầu tư XDĐB, cần nâng cao nhận thức, hiểu biết về ĐDH đầu tư phát triển sản phẩm công cộng; nâng cao năng lực dự báo, chiến lược và quy hoạch phát triển; tăng cường vai trị Nhà nước trong tạo mơi trường pháp lý, chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý dự án; hoàn thiện cơ chế tạo nguồn lực về vốn, khoa học, công nghệ, nhân lực và coi trọng nâng cao năng lực quản trị kết hợp với trách nhiệm cộng đồng, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp dự án. Tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngồi trong tiến trình ĐDH.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 149 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w