Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 121 - 124)

2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển

Chiến lược phát triển ngành GTVT xác định nhiệm vụ của lĩnh vực GTĐB là phải phát huy lợi thế của vận tải ĐB có tính cơ động cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác. GTĐB phải đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, thuận lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Để phát triển một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mục tiêu phát triển GTĐB Việt Nam đến năm 2020 phải đạt 319.160 km, trong đó quốc lộ 23.220 km, đường tỉnh 31.800 km, đường huyện 64.280 km, và phấn đấu đến năm 2025 là 367.030 km [9].

Mục tiêu phát triển GTĐB đến năm 2025, phải bảo đảm thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an tồn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải khách đường dài với vận tải hành khách đơ thị. Hồn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới KCHT GTĐB, tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc, đường đô thị, đường vành đai.

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ trong giai đoạn 2016-2020 là đẩy mạnh phát triển, mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ, đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc lộ 1, xây dựng một số đoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thơng quan trọng; nối thơng tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Đầu tư đường ven biển, đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt. Các tuyến đường đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Phát triển mạnh mẽ giao thông đô thị. Ưu tiên phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Đến năm 2020, tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%, đường thơn xóm tối thiểu 50% [9].

Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là phát triển đường bộ cao tốc và một số tuyến đường bộ quan trọng khác. Cụ thể là:

- Song song với việc khai thác hiệu quả các tuyến cao tốc đã có, tiếp tục triển khai cũng như chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đầu tư xây dựng các dự án đường cao tốc nhằm mục tiêu đến năm 2020 có trên 2.000 km đường cao tốc, bao gồm:

Cơ bản nối thông cao tốc Bắc - Nam: hoàn thành các dự án đường cao tốc đang thi công Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, La Sơn - Túy Loan; khởi công mới các đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hà Tĩnh - Quảng Bình, Quảng Ngãi - Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang - Phan Thiết, Dầu Giây (Đồng Nai) - Phan Thiết, Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Hoàn thành và tiếp tục đầu tư các tuyến cao tốc quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế lớn, kết nối với các cảng biển, cửa khẩu, như: Biên Hòa - Vũng Tàu (Cảng Cái Mép), Bắc Giang - cửa khẩu Đồng Đăng, TP Hạ Long (Quảng Ninh) - Hải Phòng (cảng Lạch Huyện), Vân Đồn - Móng Cái (cửa khẩu Móng Cái), TP.Hồ Chí Minh - Mộc Bài...

Nâng cao khả năng khai thác của các tuyến cao tốc hiện có thơng qua việc triển khai đầu tư các tuyến kết nối các đường cao tốc, như: tuyến nối Hà Giang, Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuyến nối cao tốc Giẽ - Ninh Bình với cao tốc Hà Nội - Hải Phịng...

- Cơ bản nối thơng tuyến đường Hồ Chí Minh: Tiếp tục hồn thành 601 km đường Hồ Chí Minh để cơ bản nối thông tuyến.

- Nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, phía Tây Nam, tuyến nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng.

- Tiếp tục đầu tư đường ven biển, đường hành lang và đường tuần tra biên giới [10].

Để đạt được mục tiêu trên, phương thức thu hút vốn xã hội thông qua ĐDH đầu tư XDĐB phải coi là một giải pháp rất quan trọng. Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định:

Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập trung đầu tư hình thành hệ thống KCHT kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ với một số cơng trình hiện đại. Ưu tiên và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho các lĩnh vực trọng tâm là: Hạ tầng giao thơng đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thơng đầu mối... [23, tr.96-97].

Theo ước tính của Bộ GTVT, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 1.015.000 tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD), trong đó, nhu cầu cho phát triển GTĐB hơn 651.000 tỷ đồng, chiếm 64,1% tổng nhu cầu vốn của ngành GTVT. Trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu từ các nguồn vốn Ngân sách và có nguồn gốc Ngân sách Nhà nước theo dự kiến chỉ khoảng 28% [9]. Do vậy, việc thực hiện ĐDH hình thức đầu tư, kêu gọi đầu tư tư nhân, thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ, đầu tư phát triển KCHT GTĐB là giải pháp cần thiết và cấp bách. Phải tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư này. Dự kiến của Bộ GTVT, trong giai đoạn 2016-2020, cần huy động được lượng vốn ngoài Ngân sách Nhà nước, kể cả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là hơn 300.000 tỷ đồng (14 tỷ USD).

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w