đường bộ
Cơ cấu tổ chức thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB trước hết nằm trong các quy định chung về đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư, bao gồm trình tự thực hiện dự án; điều kiện lựa chọn dự án, nội dung đề xuất dự án, thẩm định và phê duyệt dự án và cơng bố dự án, chuyển đổi hình thức đầu tư. Chính phủ cũng quy định vai trò của chủ thể quản lý trong cơ cấu tổ chức thực hiện dự án PPP.
Đối với doanh nghiệp dự án, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Việc thành lập doanh nghiệp dự án được thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ giám sát thực hiện hợp đồng dự án. Việc phân định trách nhiệm cụ thể này là cần thiết để đảm bảo dự án được giám sát thực hiện một cách cẩn trọng. Nhà nước tôn trọng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dự án trong việc xác định giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu để tạo điều kiện để nhà đầu tư đàm phán giá với các bên cung cấp hay bên mua hàng của Nhà nước nếu có các ràng buộc bất lợi cho nhà đầu tư.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện việc quản lý, kinh doanh cơng trình dự án theo các điều kiện thỏa thuận trong Hợp đồng dự án. Trong quá trình kinh doanh cơng trình hoặc cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm: Cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo yêu cầu, điều kiện thỏa thuận tại hợp đồng dự án; Bảo đảm việc sử dụng cơng trình theo các điều kiện quy định trong hợp đồng dự án; Đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp dự án cung cấp; không được sử dụng quyền kinh doanh cơng trình để khước từ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng sử dụng; và sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm cơng trình vận hành an tồn theo đúng thiết kế hoặc quy trình đã cam kết tại hợp đồng dự án.
Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư, các bộ, ngành liên quan phải có
trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý q trình ĐDH. Cụ thể:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngồi các trách nhiệm khác cịn có trách nhiệm cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền; thẩm định nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo thẩm quyền; tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án và quản lý nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư. Tham gia ý kiến về các biện pháp bảo đảm đầu tư và ưu đãi đầu tư đối với dự án; ý kiến về các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp, đánh giá số liệu về nợ công của các dự án và các nghĩa vụ về tài chính của Chính phủ.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm bảo đảm pháp lý đối với hợp đồng dự án, văn bản bảo lãnh của Chính phủ và các văn bản liên quan đến dự án do cơ quan Nhà nước ký kết.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tham gia ý kiến về khả năng bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án theo yêu cầu của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp nhu cầu ngoại tệ của các dự án và quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước để bảo đảm khả năng cân đối ngoại tệ cho các dự án. Tham gia thẩm tra các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các Bộ, ngành khác ngoài thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về ĐDH vốn đầu tư, xây dựng, công bố dự án thuộc phạm vi quản lý; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy định được giao; tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dự án thuộc phạm vi quản lý của ngành; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thực hiện các hình thức bảo đảm đầu tư khác nếu có.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ĐDH vốn đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Trên cơ sở các quy định của Chính phủ về ĐDH vốn đầu tư và Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ GTVT ban hành Đề án xã hội hóa lĩnh vực đường bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 làm căn cứ để kêu gọi đầu tư, ký kết hợp đồng, triển khai dự án XDĐB.