Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn rừng lai F2 nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 95)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.2.1. Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm

Khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn tăng dần qua các giai đoạn thí nghiệm. Điều này phù hợp với quy luật sinh trƣởng chung đối với chăn nuôi lợn rừng lai. Khi khối lƣợng lợn thí nghiệm tăng lên thì cơ thể sinh trƣởng mạnh, do vậy cần cung cấp lƣợng thức ăn tăng dần.

Để nghiên cứu khả năng tiêu thụ thức ăn hàng ngày, chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng tiêu thụ hai loại thức ăn tinh và thức ăn thô xanh trên

(%)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lợn thí nghiệm ở các giai đoạn tuổi khác nhau, thí nghiệm đƣợc tiến hành với 3 lô khác nhau, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tiêu thụ thức ăn/ ngày của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày)

Giai đoạn TN Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh

BĐ -1Thg 0,25 0,51 0,21 0,49 0,19 0,46 02-Thg 1 0,37 0,79 0,39 0,75 0,35 0,71 03-Thg 2 0,53 1,22 0,55 1,20 0,52 1,18 04-Thg 3 0,65 1,44 0,61 1,51 0,66 1,43 Bình quân GĐ 1 0,45 0,99 0,44 0,99 0,43 0,95 So sánh (%) 100 100 97,78 100 95,56 95,45 05-Thg 4 0,76 1,73 0,73 1,72 0,80 1,80 06-Thg 5 0,95 2,10 0,92 2,00 1,11 2,25 07-Thg 6 1,11 2,45 1,04 2,55 1,07 2,56 08-Thg 7 1,21 2,99 1,23 2,79 1,22 3,04 Bình quân GĐ 2 1,01 2,32 0,98 2,27 1,05 2,41 So sánh (%) 100 100 97,27 97,73 104,22 104,10 TB cả kỳ TN 0,73 1,65 0,71 1,63 0,74 1,68 So sánh (%) 100 100 97,43 98,34 101,54 101,51

Kết quả theo dõi cho thấy, bình quân lƣợng thức ăn tinh tiêu thụ của lợn thí nghiệm ở giai đoạn 1 bình quân của lô TN1, TN2 và TN3 lần lƣợt là 0,45 - 0,44 và 0,43 kg/ con/ ngày. Thức ăn xanh tiêu thụ bình quân lô TN1, TN2 và TN 3 lần lƣợt là 0,99 – 0,99 và 0,95 kg/ con/ ngày. Nhƣ vậy, ở giai đoạn sinh trƣởng khả năng ăn của lợn thí nghiệm khi giảm 1% protein trong khẩu phần thì khả năng thu nhận thức ăn xanh tƣơng đƣơng nhau, thức ăn tinh giảm đi 2,22%. Nhƣng khi tỷ lệ protein trong khẩu phần thấp xuống 2% (lô TN 3) thì khả năng ăn bình quân thức ăn tinh giảm hơn so với lô TN 1 là 4,44%, thức ăn xanh giảm 4,55%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giai đoạn vỗ béo của lợn rừng lai F2, khẩu phần giảm 1% protein thô thì lƣợng thức ăn tinh tiêu thụ bình quân giảm đi 2,73%, lƣợng thức ăn xanh cũng giảm đi 2,27%. Nhƣng khi khẩu phần giảm tỷ lệ protein thô 2% thì tiêu thụ thức ăn tinh tăng lên 4,22% và thức ăn xanh bình quân cũng tăng lên 4,10%. Nhƣ vậy ở giai đoạn vỗ béo nhu cầu ăn tăng cao hơn nếu khẩu phần giảm tỷ lệ protein, đó đó cần chú ý khi nuôi dƣỡng lợn rừng lai F2 trong giai đoạn này.

Kết quả ở bảng trên cho thấy khả năng tiêu thụ thức ăn bình quân cả hai giai đoạn ở cả 3 lô TN, thì lô TN3 là cao nhất tăng lên 1,54% thức ăn tinh và 1,51% thức ăn xanh, còn lô TN 2 thì giảm đi 2,57% thức ăn tinh và 1,66% thức ăn xanh. Nhƣ vậy, nếu khẩu phần mà giảm đi 2% protein trong khẩu phần thì khả năng thu nhận thức ăn của lợn rừng lai có xu hƣớng tăng lên, nhƣng khả năng tăng khối lƣợng không tăng. Điều này cho thấy, việc giảm thấp protein trong khẩu phần thì thiếu hụt và mất cân đối chất dinh dƣỡng, đòi hỏi cơ thể lợn tăng nhu cầu ăn.

Ngoài ra, với đặc điểm sinh lý của lợn rừng lai có tính hoang dã cao, do đó khẩu phần cần bổ sung nhiều thức ăn xanh và cho ăn tự do. Để tránh kén chọn và tiết kiệm thức ăn xanh khi bổ sung chúng tôi đã thái nhỏ, nhƣng có thể vẫn rơi vãi nhiều. Khi nuôi bán chăn thả thì việc bổ sung cân đối tỷ lệ protein trong khẩu phần là cần thiết. Trong đó chủ yếu là thức ăn tinh, mặc dù không áp dụng chế độ cho ăn tự do, nhƣng khẩu phần có mức protein cao hơn, cân đối hơn về axit amin cũng có tác dụng làm tăng khả năng ăn của lợn con. Điều này cho thấy khẩu phần có mức protein cao, đáp ứng nhu cầu của cơ thể nên làm tăng khả năng sinh trƣởng, tăng chuyển hóa thức ăn làm lợn lớn nhanh hơn. Kết quả đƣợc minh họa qua hình 3.4.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tiêu thụ thức ăn/ ngày của lợn thí nghiệm

Giống lợn địa phƣơng nói chung, giống lợn rừng lai F2 nói riêng, khả năng tiêu hóa thức ăn thô sơ rất tốt, vì vậy khẩu phần cần bổ sung nhiều thức ăn xanh và cho ăn tự do. Thí nghiệm đã thái nhỏ để tránh sự kén chọn thức ăn của lợn, do vậy thức ăn xanh hầu nhƣ đƣợc tận dụng tối đa, ăn theo nhu cầu.

3.2.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi lợn không những ở lợn con giai đoạn sau cai sữa mà còn ở tất cả các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau. Thí nghiệm tính toán hiệu quả chăn nuôi thông qua chỉ tiêu, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng, kết quả trình bày ở Bảng 3.5.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (kg)

STT Diễn giải Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

1. Tổng KL lợn tăng trong kỳ TN 540,64 540,11 532,38

2. Tổng KL thức ăn tinh tiêu thụ 3.498 3.408 3.552

3. Tổng KL thức ăn xanh tiêu thụ 7.938 7.806 8.058

4. TTTA tinh/ kg tăng KL 6,47 6,31 6,67

5. So sánh (%) 100 97,52 103,12

6. TTTA xanh / kg tăng KL 14,68 14,45 15,14

7. So sánh (%) 100 98,43 103,09

Kết quả ở bảng trên cho ta thấy: Tiêu tốn thức ăn tinh /kg tăng khối lƣợng của lô TN2 là 6,31 kg, thấp hơn so với lô TN1 (6,47 kg) tƣơng đƣơng thấp hơn 2,48 %. Tƣơng tự nhƣ vậy, tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng khối lƣợng của lô TN2 cũng thấp hơn lô TN1 là 1,57 %, nhƣng lô TN3 tiêu tốn thức ăn tinh, xanh đều tăng lên tƣơng ứng 3,12 và 3,09 %.

Kết quả thí nghiệm có tiêu tốn thức ăn tinh cao hơn và thức ăn xanh giảm thấp hơn so kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nơi (2010) [16] trên con lai rừng Thái Lan và lợn nái địa phƣơng tại Pác Nặm. Điều này cho thấy, khẩu phần có mức protein cao hơn, có tác động làm cho lợn lớn nhanh hơn, dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.

Kết quả Nghiên cứu của Phùng Thăng Long và cs (2004) [12] cho thấy khi giảm tỷ lệ protein từ 18-16 %, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng tăng lên 8,76 %, khi giảm xuống 14 % tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lên 13,89 %. Hay nói một cách khác, khi tăng mức protein của khẩu phần, đã có tác dụng làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lợn, điều này tƣơng đối phù hợp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với kết quả thí nghiệm của chúng tôi khi nghiên cứu trên lợn rừng lai. Kết quả thí nghiệm đối với lợn rừng lai F2 đƣợc chúng tôi minh họa ở hình 3.5.

100 98.43 103.09 96 97 98 99 100 101 102 103 104 (%)

Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN3

Lô TN Thức ăn tinh

Hình 3.5. Biểu đồ so sánh tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

Hình 3.5 cho thấy rằng ở thí nghiệm 2 lƣợng thức ăn tiêu thụ thấp nhất, còn thí nghiệm 3 tiêu thụ thức ăn tinh và thức ăn xanh tăng lên từ 3,28 – 3,24% so với thí nghiệm 1. Điều này cho thấy ở khẩu phần có tỷ lệ protein thấp (15- 13%) thì nhu cầu ăn của lợn rừng lai F2 tăng lên, có thể khẩu phần này chƣa hợp lý, cơ thể đòi hỏi nhu cầu dinh dƣỡng cao hơn. Nhƣng ở thí nghiệm 2 (mức protein trong khẩu phần 16 – 14%) thì nhu cầu ăn lại giảm hơn 1,44 – 2,35% tƣơng ứng thức ăn xanh và tinh so với khẩu phần có tỷ lệ protein là 17-15%. Về tiêu thụ thức ăn thì thí nghiệm 2 có mức protein trong khẩu phần là 16 – 14% tƣơng ứng giai đoạn sinh trƣởng và vỗ béo cho kết quả hợp lý hơn cả.

3.2.3. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

Protein là thành phần dinh dƣỡng quan trọng cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của lợn con. Thông thƣờng, nguồn thức ăn để bổ sung protein

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thƣờng có nguồn gốc động vật nhƣ bột sữa, bột cá nhƣng vì lý do kinh tế, phần lớn đều có nguồn gốc thực vật nhƣ khô đậu tƣơng và từ các loại ngũ cốc (ngô, gạo...). Tiêu tốn protein có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh tế của khẩu phần. Kết quả theo dõi về tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm đƣợc trình bày trên Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (g)

STT Diễn giải

TN1 Lô TN2 Lô TN3 1 Tổng KL lợn tăng trong kỳ TN (kg) 540,64 540,11 532,38 2 Tiêu tốn TA / kg tăng KL 6,47 6,31 6,62 3 Protein tiêu thụ (g) 546 300 498 240 482 400 4 Tiêu tốn Pr / kg tăng KL 1010,5 922,5 906,1 6 So sánh (%) 100 91,29 89,67

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, khi tăng mức protein trong khẩu phần có tác dụng tốt đến sinh trƣởng của lợn, lợn lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng giảm thấp hơn. Cụ thể, khi cho lợn rừng lai F2 ăn khẩu phần có mức protein là 16 % - 14 % thì tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng là 922,5 g protein giảm đi 8,71 % so với lô thí nghiệm khẩu phần ăn có mức protein là 17% - 15 % (1010,5 g protein/ kg tăng KL); tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng ở lô TN 3 (15 - 13 % protein thô trong khẩu phần) thì giảm đi 10,33% so với khẩu phần ở thí nghiệm 1 (17-15% protein trong khẩu phần). Tuy nhiên, thực tế theo dõi cho thấy khi giảm tỷ lệ protein trong khẩu phần xuống 15-13% (giai

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đoạn sinh trƣởng và vỗ béo) thì lợn thí nghiệm 3 có xu hƣớng lông không bóng mƣợt, mắc một số bệnh ngoài da. Lô thí nghiệm có khẩu phần có tỷ lệ protein là 17-15% thì lợn thí nghiệm xuất hiện một số con bị tiêu chảy. Khi lợn mắc bệnh thì chi phí thuốc thú y, công lao động tăng lên. Đây là điều cần cân nhắc khi cân đối tỷ lệ protein trong khẩu phần cho lợn rừng lai F2. Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy tiêu tốn protein/ kg tăng khối lƣợng còn đƣợc biểu thị ở hình 3.6.

100 92.29 89.67 84 86 88 90 92 94 96 98 100 (%)

Lô TN 1 Lô TN 2 Lô TN3

Lô TN Tiêu tốn protein/ kg tăng KL

Hình 3.6. Biểu đồ so sánh tiêu tốn Protein/khối lượng tăng KL ở các lô thí nghiệm

Trong khẩu phần có tỷ lệ protein cao thƣờng thì giá thành sẽ đắt hơn. Vì vậy ngƣời chăn nuôi hiệu quả thì việc cân đối dinh dƣỡng trong khẩu phần nhƣng phải hạ giá thành sản phẩm, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ giảm chi phí là vấn đề lƣu tâm hiện nay. Để biết tinh toán hiệu quả của chăn nuôi lợn rừng lại F2, chung tôi tinh toán chí phí / kg tăng khối lƣợng, kết quả trình bày ở bảng 3.7.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tính toán chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xây dựng khẩu phần công thức thức ăn nhằm giảm chi phí đầu tƣ, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chi phí thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ tỷ lệ sống, khả năng sinh trƣởng, khả năng chuyển hoá thức ăn, khả năng chuyển hoá thức ăn và giá thành thức ăn.

Thí nghiệm cũng tính toán chi phí thức ăn (Bảng 3.7) để đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn rừng lai nuôi thịt.

Bảng 3.7. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (đ)

STT Diễn giải Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

1. Tổng KL lợn tăng trong kỳ TN (kg) 540,64 540,11 532,38

2. Chi phí TA tinh 32.149.620 30.368.976 32.257.464

3. Chi phí TA xanh 3.969.000 3.903.000 4.029.000

4. Tổng tiền TA (đ) 36.118.620 34.271.976 36.286.464

5. Chi phí TA/kg tăngKl 66.807,15 63.453,70 68.158,95

6. So sánh (%) 100 94,98 102,02

Qua bảng 3.7 chúng ta thấy, chi phí cho 1 kg tăng khối lƣợng ở lô thí nghiệm 2 là thấp nhất 63453,70 đồng giảm đi đƣợc 3 353,5 đồng/ kg tƣơng ứng 5,02 % so với lô TN1 (là 66.807,15 đồng). Trong khi đó lô TN3 chỉ giảm đi 2,57 % so với lô TN1. Khi giảm mức 15 - 13 % protein thô thì chi phí tăng lên đi 2,02 % (1.351,8 đồng/kg) so với lô TN1. Điều này cho thấy, ý nghĩa kinh tế của việc lựa chọn mức protein trong khẩu phần thích hợp sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đối đồng thuận với nhiều công trình nghiên cứu khác mà nguyên nhân chính là do giá của các axit amin tổng hợp còn khá cao. Tuy nhiên, các công trình này cũng đã cho rằng, chi phí tăng lên khi sử dụng khẩu phần có cân đối các axit amin bằng các axit amin tổng hợp đƣợc bù đắp bởi sự giảm ô nhiễm môi trƣờng. Trong tƣơng lai, khi công nghệ sản xuất các axit amin đƣợc cải tiến, giá thành các axit amin này giảm xuống việc sử dụng khẩu phần giảm protein có cân đối axit amin sẽ là hƣớng đi hợp lý để vừa tiết kiệm thức ăn đạm, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng vừa đảm bảo sinh trƣởng của lợn con giai đoạn này. Mặt khác, khi giảm mức protein trong thức ăn, sẽ làm thay đổi tỷ lệ dinh dƣỡng của thức ăn, chắc chắn việc sử dụng enzyme sẽ góp phần tích cực trong cải thiện tỷ lệ tiêu hoá, đảm bảo sinh trƣởng và giảm chi phí thức ăn. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung enzyme protease và amilase vào thức ăn có mức protein khác nhau đến sinh trƣởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa cho thấy sinh trƣởng của lợn con khi nuôi bằng khẩu phần có mức protein giảm thấp hơn không có sự sai khác so với mức protein cao, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, mặc dù chi phí thức ăn có tăng lên ở những lô giảm mức protein. Lợn con đƣợc nuôi bằng các khẩu phần này đã hạn chế đƣợc tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, một trong nhiều trở ngại trong chăn nuôi lợn con giai đoạn này của rất nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn. Đây là một hƣớng đi nhiều hứa hẹn, góp phần nâng cao năng xuất chăn nuôi lợn.

Vì vậy, bên cạnh việc cân đối tỷ lệ protein để đánh giá khả năng sinh trƣởng của lợn rừng lai F2, thì việc xem xét tỷ lệ protein trong khẩu phần ở mức nào là hợp lý, kể cả về hiệu quả kinh tế và kỹ thuật là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, thí nghiệm còn đánh giá năng suất thịt lợ rừng lai F2 (bảng 3.8) và đánh giá đƣợc chất lƣợng thịt, kết quả ở Bảng 3.9 và 3.10.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3. Kết quả khảo sát năng suất và thành phần hoá học của thịt lợn

3.3.1. Kết quả mổ khảo sát

Mổ khảo sát ở giai đoạn kết thúc thí nghiệm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng thịt và đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời tiêu dùng hay không.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8: Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm

TT Diễn giải Lô TN1 Lô TN2 Lô TN 3

X mX X mX X mX

Một phần của tài liệu Xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn rừng lai F2 nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 95)