Kết quả đánh giá phẩm chất thịt lợn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn rừng lai F2 nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 70)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.3.2. Kết quả đánh giá phẩm chất thịt lợn thí nghiệm

Ngoài ra, thí nghiệm còn đánh giá phẩm chất thịt thông qua một số chỉ tiêu đƣợc trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá phẩm chất thịt lợn thí nghiệm

TT Diễn giải Lô TN1 Lô TN2 Lô TN3

X mX X mX X mX

1. Màu sắc thịt sau mổ

(Minolta L*) (độ sáng) 48,02 ±1,11 47,95 ± 1,54 47,83 ± 1,36

2. Độ dai thịt (kg/ cm2

) 4,85 ± 1,23 4,89 ± 1,56 4,95 ± 1,25

3. pH thăn thịt ngay sau mổ 6,8 ± 0,32 7,0 ± 0,12 7,1 ± 0,15

4. pH thăn thịt sau 45 phút 5,5 ± 0,21 5,3 ± 0,24 5,2 ± 0,26

5. Hàm lƣợng Cholesterol

(mmol/L) máu 1,65 ± 1,23 2,15 ± 0,91 3,11 ± 1,89

6. Triglycerid (mmol/L) máu 2,3 ± 1,34 2,8 ± 0,98 2,6 ± 1,12

Bảng 3.9 cho thấy: Màu sắc thịt thăn của lợn rừng lai thí nghiệm dao động giá trị trung bình chỉ số màu Minilta L*

(độ sáng) từ 47,83 ; 47,95; 48,02 và có màu đỏ tƣơi. Kết quả giữa các lô thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau, song thấy lô có tỷ lệ protein cao có xu hƣớng giá trị màu cao hơn nhƣng chênh lệch

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không đáng kể. Nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2012) [36] giá trị L* là 43,08 – 46,88. Nghiên cứu của tác giả Townsend và cs (1978) [59] cho rừng lợn rừng Châu Âu có giá trị L* là 37,72 thấp hơn kết quả của chúng tôi. Trong khi đó theo Warriss và Brown (1995) [62] giá trị Minolta L*

cho biết khả năng chấp nhận màu ánh sáng của thịt và thƣờng trong khoảng 49- 60. Ở Việt Nam Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng (2009) [35] cho thấy đối với lợn lai 3 giống (DYL), giá trị L* là 47,21 – 49,54, nhƣ vậy kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả đo pH thăn thịt ngay sau khi mổ và sau mổ 45 phút thì thấy rằng xu hƣớng giảm đi đáng kể giữa thời gian sau 45 phút, tuy nhiên giữa các lô thí nghiệm thì kết quả tƣơng đƣơng nhau. Marcgiori và Felicio (2003) (Trích theo Vũ Đình Tôn và cs, 2012 [36]) cho rằng pH thịt thăn lợn rừng giảm chậm hơn so với lợn ngoại thuần và lai với lợn rừng. Giá trị giảm từ 6,18 xuống 5,57 sau 24 giờ ở lợn rừng và 6,09 xuống 5,46 ở thăn thịt lợn ngoại. Nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2012) [36] cho rằng pH 45 phút lợn Bản và lợn lai (Bản x MC) là 6,13. Phan Xuân Hảo (2007) [6] cũng nghiên cứu ở lợn L, Y và F1 (L x Y) cho rằng pH45 lần lƣợt là 6,12 – 6,19 – 6,15.

Độ dai thịt thăn lợn thí nghiệm giữa các lô tƣơng đƣơng nhau 4,85 – 4,88 – 4,95 kg/ cm2

. Townsend và cs (1978) [59] cho biết độ dai cơ thăn tăng dần khi tỷ lệ lai với lợn rừng tăng dần, trong đó lợn Yorkshire thuần có độ dai 4,51 kg/ cm2, lợn lai F1 (lợn rừng x Landrace) 4,37 kg/ cm2 và lợn rừng thuần 6,49 kg/ cm2. Độ dai cơ thăn của lợn lai ¼ lợn rừng trong nghiên cứu của Nii và cs (2005) (Trích theo Vũ Đình Tôn và cs, 2012 [36]) là 5,2 kg/ cm2

và của Andersson – Eklund (1998) [45] là 4,8 kg/ cm2.

Thí nghiệm còn nghiên cứu hàm lƣợng Colesterol và Triglycerid trong máu của lợn thí nghiệm thấy rằng giữa các lô có sự chênh lệch khá lớn. Hàm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng Colesterol có xu hƣớng tăng dần theo tỷ lệ protein trong khẩu phần giảm đi từ 2,65 – 2,15 – 3,11 mol/ L. Hàm lƣợng Triglycerid thì tăng lên khi tỷ lệ mỡ ở các lô thí nghiệm tăng lên (lô thí nghiệm 2 và 3). Điều này chúng tôi nhận thấy, khi khẩu phần giảm tỷ lệ protein thì lợn phải tích lũy nhiều thức ăn giàu năng lƣợng, lợn tích lũy mỡ nhiều hơn. Do vậy, hàm lƣợng Colesterol và Triglycerid tăng lên trong máu của lợn thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn rừng lai F2 nuôi tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 70)