Chương I TỔNG QUAN
1.3. Tình hình nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu về nguồn lợi ĐVTM
Tại Việt Nam, nhiều cơng trình liên quan đến phân bố, thành phần lồi, đa dạng sinh học ĐVTM hai mảnh vỏ nói chung, ngao nói riêng. Trên cơ sở tập hợp các tài liệu đã nghiên cứu vùng Vịnh Bắc Bộ từ những năm 1959 đến 2003, Nguyễn Xuân Dục 2003, đã đưa ra danh lục 352 loài ĐVTM hai mảnh vỏ thuộc 143 giống, 43 họ, 8 bộ, 3 lớp phụ, trong đó họ ngao (Veneridae) có 62 lồi thuộc 23 giống [19]. Vùng ven bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ tổng cộng đã xác định 856 loài thân mềm thuộc 120 họ, trong đó ĐVTM hai mảnh vỏ có 368 lồi, với 31 lồi có giá trị kinh tế, quý hiếm với tổng trữ lượng tồn vùng là 366.749 tấn. Trong đó trữ lượng thân mềm ở vùng ven biển Nam
Định cao nhất khu vực đạt 26.850 tấn [52]. Tại khu vực vùng triều từ Quảng Ninh đến Quảng Bình có 182 lồi ĐVTM hai mảnh vỏ thuộc 106 giống, 34 họ, 8 bộ. Tổng trữ lượng tại các vùng triều trọng điểm ước tính 68.760 tấn (trữ lượng vùng nuôi 26.500 tấn, trữ lượng ngao 19.150 tấn) [23].
Các nghiên cứu về phân bố nguồn lợi giống ngao (Meretrix) những năm trước đây của một số tác giả: Nguyễn Chính (1996), Trương Quốc Phú (1999), Nguyễn Hữu Phụng và cs, (2001) và Nguyễn Xuân Dục (2003) cho thấy vùng ven biển phía Bắc có ngao dầu (Meretrix meretrix), ngao vân (Meretrix lusoria ) tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng bằng sơng Hồng. Vùng ven biển phía Nam có ngao trắng (Meretrix lyrata) phân bố chủ yếu ở khu vực các tỉnh ĐBSCL[15], [32], [34], [19]. Hiện nay, loài ngao trắng đã được di nhập và thích nghi với mơi trường vùng triều ven biển phía Bắc và Bắc Trung bộ nhất là vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,Thanh Hóa với diện tích ni khơng ngừng được mở rộng.