Sức sinh sản tương đối (trứng/g)
(mm) đối (trứng/cá thể) Fa Frg 1 Frg 2 31-40 2.232.500 ± 277.860 121.383 ± 14.440 714.567 ± 73.401 41–50 3.645.000 ± 391.077 115.140 ± 12.557 649.458 ± 65.892 Trung bình 2 nhóm 2.938.750 ± 347.236 118.262 ± 8.936 682.013 ± 47.289 kích thước
Sức sinh sản tuyệt đối (Fa) của ngao trắng ở kích cỡ chiều dài từ 31 - 50 mm đạt trung bình 2.938.750 trứng/cá thể, giao động từ 1.530.000 - 4.470.000 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối tính theo khối lượng toàn thân (Frg1) đạt trung bình 118.262 trứng/gam, giao động từ 81.199 - 155.992 trứng/gam. Sức sinh sản tương đối tính theo khối lượng thân mềm (Frg2) đạt trung bình 682.013 trứng/gam, giao động từ 457.243 - 898.094 trứng/gam. Kết quả nghiên cứu này cho thấy ngao trắng di nhập ra miền Bắc có sức sinh sản thấp hơn so với ngao sống tại ĐBSCL, nơi ngao phân bố tự nhiên [32]. Khi so sánh sức sinh sản của ngao trắng và ngao dầu cùng sinh sống tại vùng triều Giao Thủy, thấy rằng sức sinh sản tuyệt đối của ngao trắng lớn hơn sức sinh sản của ngao dầu rất nhiều, đây cũng là một trong những lý do ngao trắng chiếm ưu thế trong quần đàn ngoài tự nhiên so với ngao dầu.
3.1.2.3. Đặc điểm độ béo của hai loài ngao tại Giao Thủy, Nam Định
Độ béo của ngao sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm.Tìm hiểu độ béo của ngao là căn cứ xác định thời điểm và kích cỡ thu hoạch ngao thương phẩm đối với từng loài để đạt chất lượng và giá trị cao.
- Độ béo theo kích thước
Theo dõi độ béo trung bình từng nhóm kích thước hai lồi ngao trong cả năm được thể hiện tại đồ thị hình 3.12.
Tính trung bình độ béo hai lồi ngao ở từng nhóm kích thước khác nhau trong cả năm cho thấy: Cả hai lồi ngao khi cịn nhỏ độ béo đạt thấp, sau đó tăng dần. Độ béo của ngao dầu có sự biến động giữa các nhóm kích thước từ 10,23 - 19,86% và đạt độ
béo cao nhất ở nhóm kích thước 60 - 70 mm, tương đương 18 - 20 tháng tuổi [11], sau đó độ béo giảm. Đối với ngao trắng, độ béo giao động từ 9,57 - 11,18% đạt giá trị cao nhất ở nhóm kích thước từ 40 - 50 mm, tương đương 15 - 17 tháng tuổi [37], sau đó độ béo giảm, khơng có sự biến động lớn giữa các nhóm kích thước.
Độ béo (%) 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 Nhóm kích thước (mm)
Độ béo của Ngao dầu Độ béo của Ngao trắng
Hình 3. 12. Biến thiên độ béo của ngao theo nhóm kích thước
Do khơng thu được mẫu ngao trắng ở kích thước lớn hơn 60 mm để so sánh, nhưng
ở cùng nhóm kích thước, ngao trắng có độ béo ln thấp hơn ngao dầu. Đây cũng là một điểm tương đối khác biệt giữa ngao dầu và ngao trắng. Kết quả nghiên cứu này khẳng định giá trị thương phẩm của ngao dầu trên thị trường luôn cao hơn ngao trắng.
- Biến động độ béo của ngao theo thời gian trong năm
Kết quả theo dõi độ béo trung bình của các nhóm kích thước theo thời gian mỗi tháng trong năm trên hai lồi ngao được thể hiện tại đồ thị hình 3.13.
Tính trung bình tất cả các nhóm kích thước của hai lồi ngao ở mỗi tháng trong năm cho thấy: Độ béo trung bình của ngao dầu qua các tháng giao động từ 9,98 % - 19,22%. Độ béo trung bình ngao trắng qua các tháng giao động từ 8,21% – 15,56%. Độ
béo hai loài ngao bắt đầu tăng nhanh từ tháng 3 hàng năm và ngao dầu đạt giá trị cao nhất vào tháng 6, ngao trắng vào tháng 7 sau đó giảm dần và đạt giá trị thấp nhất vào tháng 1 năm sau. Ở các tháng trong năm độ béo ngao dầu luôn cao hơn ngao trắng.
Đ ộ b é o ( % ) 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng
Độ béo của Ngao dầu Độ béo của Ngao trắng
Hình 3. 13. Biến thiên độ béo của ngao theo thời gian trong năm
Kết quả nghiên cứu độ béo là cơ sở xác định kích cỡ và thời gian tiến hành thu hoạch ngao nuôi khi ngao đạt độ báo cao nhất, để đạt giá trị thương phẩm và cho lợi nhuận cao nhất đối với từng loài ngao. Đối với ngao dầu nên thu hoạch khi ngao đạt kích thước 60 - 70 mm, tương đương 18 - 20 tháng tuổi. Đối với ngao trắng nên thu hoạch khi ngao đạt kích thước 40 - 50 mm, tương đương 15 - 17 tháng tuổi. Thời gian thu hoạch trong năm nên thu từ tháng 5 đến giữa tháng 7.
3.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng và tỷ lệ sống của hai loài ngao dưới tác động củacủa nhiệt độ và độ muối của nhiệt độ và độ muối
Các kết quả tổng quan cho thấy trong các yếu tố sinh thái, thì yếu tố nhiệt độ, độ muối là những yếu tố rất quan trọng, tác động lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển và tỷ lệ sống của ngao, qua đó quyết định đến sự tồn tại, phân bố và năng suất, sản lượng ngao ni. Vì vậy, cần có những nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ, độ muối một cách cụ thể làm cơ sở khoa học cho việc nuôi và phát triển nguồn lợi ngao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của những ngưỡng nhiệt độ, độ muối đến sinh trưởng tỷ lệ sống của hai loài ngao.
-Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hai loài ngao
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng về chiều dài của hai lồi ngao
Khi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ, các lơ thí nghiệm được điều chỉnh nhiệt độ ở các ngưỡng đã thiết lập, các yếu tố mơi trường phi thí nghiệm như độ muối, pH, hàm lượng ơ xy hịa tan (DO) được theo dõi điều chỉnh tương đương nhau và tương đối ổn đinh, giao động nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả theo dõi biến động các yếu tố môi trường trong các lơ thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hai loài ngao thể hiện tại bảng 3.9
Bảng 3.9. Biến động các yếu tố môi trường trong các cơng thức thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hai lồi ngao
Chỉ tiêu Đơn vị Cơng thức thí nghiệm
đo 150C 270C 350C
pH 1-14 8,37 ± 0,06 8,42 ± 0,03 8,36 ± 0,04 Độ muối ‰ 20,33 ± 0,32 20,37 ± 0,15 20,56 ± 0,27
DO mgO2/l 6,63 ± 0,34 6,45 ± 0,27 6,39 ± 0,32 Kết quả sinh trưởng theo chiều dài của hai loài ngao ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau được thể hiện ở bảng 3.10.