Chương II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đánh giá hiện trạng nuôi, bảo vệ nguồn lợi ngao
- Phương pháp điều tra cộng đồng và quan sát trực tiếp
Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để nắm bắt các hoạt động kinh tế xã hội, các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi động vật thân mềm nói chung, ngao nói riêng tại vùng nghiên cứu. Tổng số 60 người đã được phỏng vấn là những người nuôi ngao, sản xuất giống, khai thác ngao tự nhiên, thu mua chế biến, tiêu thu ngao thương phẩm, cán bộ quản lý tại 7 xã ven biển huyện Giao Thủy, bao gồm xã Giao Thiện 7 người, xã Giao An 6 người, Giao Lạc 7 người, Giao Xuân 15 người, Giao Hải 10 người, Bạch Long 5 người, Quất Lâm 10 người. Nội dung phỏng vấn chủ yếu bao gồm các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản: nghề nghiệp chính, trình độ học vấn, điều kiện sống, nguồn thu nhập, tình hình dịch bệnh ngao, sinh kế thay thế, nhu cầu và nguyện vọng của ngư dân và các vấn đề liên quan đến nuôi, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ngao.
Ngoài ra các thơng tin được thu thập qua q trình quan sát và ghi nhận tại các khu vực nghiên cứu như: khái quát về điều kiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động sản xuất ngao, các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Sử dụng máy quay phim, chụp ảnh để ghi nhận những thông tin tại các địa điểm nghiên cứu.
- Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các nguồn thông tin thứ cấp từ 2 đơn vị quản lý cấp tỉnh Nam Định là Sở NN & PTNT, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; 3 đơn vị quản lý cấp huyện Giao Thủy là Phòng Thống kê, Phòng NN & PTNT, Vườn Quốc gia Xuân Thủy; 5 đơn vị quản lý cấp xã gồm UBND xã Giao Xuân, Giao Hải, Giao An, Giao Lạc, Thị trấn Quất Lâm. Thông tin thứ cấp thu thập gồm các báo cáo tình hình sản xuất hàng năm, tài liệu thống kê sản xuất, khai thác và tiêu thụ ngao và các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, báo cáo qui hoạch phát triển ngao, thủy sản. Các tài liệu, số liệu từ các báo cáo tổng hợp, báo cáo thống kê, báo cáo quy hoạch, các tài liệu liên quan đến cơ chế chính sách phát triển vùng ni ngao khu vực nghiên cứu; Các nguồn thông tin thu thập được sẽ là nguồn số liệu dùng để so sánh, đối chiếu và kết hợp với các nguồn thông tin khác nhằm đánh giá một cách thực tế về hiện trạng nghề nuôi ngao tại khu vực nghiên cứu.