Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Cơ sở khoa học phục vụ nuôi, bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngao (Meretrix) tạ
3.1.3.3. muối nước biển
Tại khu vực nghiên cứu là vùng cửa sông rộng lớn nên chịu ảnh hưởng của sự tương tác giữa hai khối nước sơng - biển, độ muối có sự biến động lớn theo mùa và theo con nước thủy triều. Ngoài ra độ muối cũng biến động theo từng vùng khác nhau.
Giá trị trung bình của độ muối tại các địa điểm quan trắc vùng nghiên cứu, ở các tháng trong năm thể hiện tại bảng 3.20.
Bảng 3.20. Kết quả quan trắc độ muối (‰) trung bình của nước tại Giao Thủy
Mặt Trạm Tháng trong năm TB cắt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 MC I 1 23,0 28,0 23,0 26,0 19,0 16,0 8,0 8,0 12,0 18,0 18,0 19,0 18,2 (phía 2 24,5 29,5 25,0 30,0 21,0 18,0 10,0 9,0 14,0 18,0 20,0 23,0 20,2 Nam) 3 25,5 30,0 25,0 30,0 24,0 25,0 14,0 12,0 15,0 21,0 24,0 24,0 22,5 TB 24,3 29,2 24,3 28,7 21,3 19,7 10,7 9,7 13,7 19,0 20,7 22,0 20,2 MC II 1 22,0 28,0 21,0 25,0 18,0 16,0 9,0 6,0 10,0 15,0 17,0 20,0 17,3 (trung 2 24,0 29,0 22,0 28,0 16,0 20,0 12,0 10,0 12,0 20,0 20,0 20,0 19,4 tâm) 3 25,0 29,0 24,0 30,0 21,0 22,0 12,0 11,0 12,0 21,0 22,0 22,0 20,9 TB 23,7 28,7 22,3 27,7 18,3 19,3 11,0 9,0 11,3 18,7 19,7 20,7 19,1 MC III 1 20,5 26,0 20,0 18,0 14,0 15,0 5,0 5,0 5,0 16,0 16,0 18,0 14,4 (phía 2 22,0 26,0 21,0 19,0 16,0 14,0 7,0 6,0 6,0 18,0 19,0 22,0 16,3 Bắc) 3 23,0 28,0 21,5 19,0 17,0 18,0 6,0 5,0 6,0 18,0 19,0 22,0 16,9 TB 22,5 26,7 20,8 18,7 15,7 15,7 6,0 5,3 5,7 17,3 18,0 20,7 15,8
Kết quả quan trắc cho thấy độ muối của nước cửa sông ven bờ Giao Thủy thay đổi trong khoảng rộng 1 - 30‰. Độ muối thấp trong các tháng mùa mưa (tháng 7- 8), đạt trung bình khoảng 5 -7‰. Độ muối đạt cao vào các tháng mùa khơ (từ tháng 1- 4) giao động trung bình từ 23 - 29 ‰. Vào mùa hè thời gian phơi bãi ban ngày dài những chỗ nước đọng trên mặt bãi vào giờ nắng nóng gay gắt, các giá trị độ muối của nước quan trắc được thường đạt trên 35‰, có những độ muối đạt đến 40‰. Độ muối vùng nước ven bờ Giao Thủy phân bố theo quy luật rõ ràng, độ muối tăng dần từ Bắc xuống Nam (từ cửa Ba Lạt đến cửa Hà Lạn) ở hầu như tất cả các tháng trong năm. Các trạm xa bờ thường có độ muối cao và ít có sự biến động lớn so với các trạm gần bờ.
Ngoại trừ thời điểm thời tiết cực đoan, độ muối trung bình của khu vực nước nằm trong GHCP (QCVN 10 - MT: 2015/BTNMT), phù hợp cho ngao sinh trưởng và phát triển.
Nguyễn Đức Cự và cộng sự, 2012 cho rằng việc điều tiết được lũ của các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn đã làm thay đổi diễn biến môi trường ở vùng cửa sông châu
thổ sông Hồng. So với thời gian trước đây khi các hồ chứa chưa được vận hành, vào mùa mưa độ muối tại vùng cửa sơng ít xảy ra hiện tượng mơi trường nước bị ngọt hóa trên diện rộng và kéo dài, vào mùa khơ vùng cửa sơng cũng ít xảy ra hiện tượng mặn hóa. Nguyên nhân của hiện tượng này là sau khi các hồ chứa đi vào vận hành, do có sự điều tiết phía trên thượng nguồn, nên vào mùa mưa, mơi trường nước có đới nước mặn (20 - 25‰) áp sát bờ hơn, đới nước lợ (< 5‰) bị thu hẹp, cịn vào mùa khơ đới nước lợ (5 - 10‰) được mở rộng và đới nước mặn cao 25 - 30‰ phân bố ra xa bờ [18]. Hiện tượng thay đổi độ muối của vùng cửa sông châu thổ sau khi hồ chứa thủy điện được vận hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngao trắng phát triển. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, việc điều tiết nước của các hồ chứa cũng có lúc khơng được thuận lợi dẫn đến vào mùa mưa lũ, hồ chứa thủy điện khơng tích nước mà xả thẳng xuống hạ lưu hoặc vào thời điểm xả lũ của các hồ chứa phục vụ tưới tiêu nơng nghiệp thì vùng cửa sơng ven biển trở lên ngọt hóa đột ngột. Cịn vào mùa khơ, lượng nước từ sơng đổ ra biển ít, xâm nhập mặn vào sâu trong sông làm cho vùng cửa sông trở lên mặn hóa đột ngột. Những hiện tượng cực đoan của mơi trường vùng cửa sông ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, sinh sản của ngao, đây là một trong những nguyên nhân gây cho ngao chết hàng loạt.