Vị trí pháp lý và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu PHAP LUT KINH DOANH BO HIM (Trang 34)

I. vị TRÍ PHÁP LÝ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚCVIỆT NAM VIỆT NAM

1. Vị trí p h á p lý c ủ a Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam

Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản ánh quan hệ của nó vối Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Tuỳ thuộc vào nguồn gốc hình thành, cơ chế thực hiện

quyền lực nhà nước ở mỗi nưóc mà pháp luật của các quôc gia

quy định vị trí pháp lý của Ngân hàng trung ương có những điểm đặc thù. Một sô' nước quy định Ngân hàng trung ương là định chế tài chính nằm trong bộ máy hành pháp (Trung Quốc,

Việt Nam, M alaysia...) một s ố nước quy định Ngân hàng

Trung ương là định chế tài chính độc lập vối bộ máy hành pháp và hoạt động theo các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành (Hoa Kỳ, H ungari...)

Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997, được sửa đổi bổ sung theo Luật sô' 10/2003/QHll năm 2003 quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung ương của nưốc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nưốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân

hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tố’ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hưóng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sỏ hữu Nhà nưỏc, có trụ sở chính tại Thủ đơ Hà Nội.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tổ chức đồng thời có hai tư cách là cơ quan quản lý nhà nước và là Ngân hàng Trung ương của đất nước.

Là cơ quan quản lý nhà nước thuộc bộ máy của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nưốc thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.

Là Ngân hàng trung ương của đất nước, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng phát hành tiền, điều hồ lưu thơng tiền tệ, thực hiện các hoạt động ngân hàng đối vói hệ thống các tổ chức tín dụng.

2. Chứ c nãng, nhiệm vụ, quyển hạn c ủ a Ngân hàng Nhà nước

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 5 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hai phương diện: chức năng quản lý nhà nưốc và chức năng ngân hàng trung ương.

2.1. N h iệm vụ, qu yền h ạ n c ủ a N g ân h à n g N h à n ư ớc th u ộc ch ứ c n ă n g q u ả n lý n h à nước

Với vị trí pháp lý và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý

nhà nưốc của Chính phủ (cơ quan ngang bộ), Ngân hàng Nhà nưốc có

các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nưổc;

b. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ qc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách

này, xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tê - tài chính của Nhà nưóc. Mục đích của việc xây dựng và thực hiện chính sách tiển tệ quốc gia là nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và địi sơng của nhân dân. (Điểu 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và sửa đổi, bổ sung năm 2003).

Cơ chế xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ở nước ta được Hiến pháp năm 1992 quy định trong các điều về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nưốc và Luật Ngân hàng nhà nưốc Việt Nam như sau: Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mốì tương quan với cân đối ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế; Chủ tịch nưóc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, tham gia phê chuẩn điều ưốc quốc tế, thoả thuận quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Chính phủ xây dựng dự án, chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; quyết định các chính sách cụ thể khác và các giải pháp thực hiện.

Trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

- Chủ trì xây dựng dự án, chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ sung cho lưu thơng hàng năm trình Chính phủ;

- Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện việc đưa tiền vào lưu thông, rút tiền từ lưu thơng về theo

tín hiệu thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt;

- Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

c. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;

d. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tưống Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

đ. Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm sốt tín dụng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền;

Là cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ngân hàng với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước như áp dụng biện pháp thu hồi, cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, phạt vi phạm hành chính...

Kiểm sốt tín dụng là biện pháp quản lý nhà nước do Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối vói các tổ chức tín dụng và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm ngăn ngừa rủi ro, tiêu cực trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, duy trì sự ổn định của các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.

e. Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;

g. Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế;

h. Quản lý hoạt động ngoại hốỉ và quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

i. Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;

k. Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền.

2Ể2. N hiệm vụ, quyền h ạ n củ a N g ă n h à n g N h à n ư ớ c thuộc ch ứ c n ă n g n g â n h ă n g T ru n g ư ơ n g

Khác vói việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc chức năng quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng ngân hàng Trung ương bằng nghiệp vụ ngân hàng.

Trong việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;

Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của

nưóc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. Tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành được dùng làm phương tiện thanh tốn khơng hạn chế trên lãnh thổ nưốc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm

cung ứng đủ s ố lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền

kinh tế.

b. Thực hiện tái cấp vôn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.

Tái cấp vơn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nưốc nhằm cung ứng vôn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng dưới các hình thức: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá khác; cho vay có bảo đảm có cầm cơ' thương phiếu và có giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Việc tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước nhằm giúp các tổ chức tín dụng là ngân hàng giải quyết các khó khăn về nhu cầu vốn ngắn hạn. Mặt khác, việc tái cấp vốn là một biện pháp để Ngân

hàng Nhà nước cung ứng tiền cho lưu thông nên tạo ra cơ sở đế góp phần thực hiện cân bằng nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

c. Điều hành thị trưòng tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, nơi bán ngắn hạn các giấy tị có giá, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nưốc, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Ngân hàng Nhà nước vừa là cơ quan tổ chức điều hành, vừa là thành viên của thị trường tiền tệ. Việc Ngân hàng Nhà nưốc thực hiện mua, bán ngắn hạn các giấy tị có giá trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia gọi là nghiệp vụ thị trường mở. Điểu 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giải thích: "Nghiệp vụ thị trường mỏ là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nưóc thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia".

d. Kiểm toán dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hổi nhà nước

Ngoại hối gồm tiền nước ngồi, các giấy tờ có giá và các cơng cụ thanh tốn bằng tiền nước ngoài và vàng trong một số trường hợp

pháp luật quy định.

Trong điều kiện nền kinh tế của các quốc gia bị chi phối mạnh mẽ của xu thê tồn cầu hố thì nguồn ngoại hối, tình trạng ngoại hối ỏ một nưóc có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định và phát triển của nên kinh tê. Do đó, Nhà nưóc cần thiết kiểm soát các loại dự trữ ngoại hối. Theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ kiểm sốt Dự trữ ngoại hối quốc tế của quốc gia, gồm hai bộ phận hợp thành: dự trữ ngoại hối do Ngân hàng nhà nưốc quản lý và Dự trữ ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Trong việc thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngoại hốỉ theo quy định của pháp luật. Đối vói dự trữ

ngoại hơi của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng thực hiện sự kiểm soát theo chế độ quản lý nhà nước về ngoại hối.

Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau trong quản lĩnh vực ngoại hối:

- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án về quản lý ngoại hối, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối theo thẩm quyền;

- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối;

- Tổ chức, điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước;

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối trong nưốc;

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; kiểm sốt việc xuất, nhập ngoại hơl;

- Kiểm sốt hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng; - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý ngoại hối theo quy định của pháp luật.

đ. Tổ chức hệ thơng thanh tốn qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán; làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho kho bạc Nhà nước.

Theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. Ngân hàng Nhà nước mỏ tài khoản và thực hiện các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. Ngân hàng Nhà nưóc mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho Kho bạc nhà nước. Ngân hàng Nhà nưốc tổ chức hệ thơng thanh tốn liên ngân hàng và cung cấp các dịch vụ thanh toán.

Ngân hàng Nhà nưâc làm dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu và phát tiền mặt cho khách hàng; thực hiện đầy đủ, kịp thòi các giao dịch thanh tốn bằng tiền mặt và khơng dùng tiền mặt theo yêu cầu của chủ tài khoản.

Ngân hàng Nhà nưốc làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành và thanh tốn tín phiếu, trái phiếu kho bạc.

Ngân hàng Nhà nưóc ký kết và thực hiện các thoả thuận vê' thanh toán với ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế theo quy định của pháp luật.

e) Ngân hàng Nhà nưóc tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lí thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngần sách, trừ trường hợp đặc biệt do uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn thực hiện việc tô chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin ngân hàng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

II. TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 1. Hệ thống tổ chức

Ngân hàng Nhà nưdc được tổ chức thành hệ thống tập trung, thông nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sỏ

chính, các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,

các văn phòng đại diện ở trong nước, ở ngoài nưốc và các đơn vị trực thuộc. Trụ sở chính của Ngân hàng Nhà nưóc (đặt tại Hà Nội) các chi nhánh Ngân hàng Nhà nươc, các văn phòng đại diện hợp thành một pháp nhân.

Các chi nhánh Ngân hàng nhà nước là đơn vị phụ thuộc, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nưốc Việt Nam. Theo uỷ quyền của Thống đốc, chi nhánh ngân hàng nhà nước thực hiện nhiều loại hoạt động như: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc chức năng của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn; thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn được phân công v.v... Khác với

chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước cũng là đơn vị phụ thuộc nhưng không được phép thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng.

2. Lãnh đ ạ o và điểu hành Ngân hàng Nhà nuóc

Bộ máy lãnh đạo và điều hành ngân hàng trung ương ồ các nước được thiết kế phụ thuộc vào vị trí pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước. Thông thường, ở các nước xây dựng mơ hình ngân hàng trung ương độc lập với cơ quan hành pháp thì cơ quan lãnh đạo cao

Một phần của tài liệu PHAP LUT KINH DOANH BO HIM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)