1. Khái niệm
Điều 20 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho kh ách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đ ã cam kết; khách hàng p h ải nhận nợ và hoàn trả cho tơ chức tín dụng sơ tiền đ ã được trả thay. Hiện nay, quan hệ bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo
các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định sô" 26/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bảo lãnh ngân hàng là một dạng của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) mang tính phái sinh. Điều này thể hiện ỏ chỗ, bên thứ ba (tổ chức tín dụng) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo đảm) nếu đến hạn mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Với tính phái sinh, hiệu lực của bảo lãnh ngân hàng phụ thuộc vào hiệu lực của quan hệ làm phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh, trừ trường hợp việc bảo lãnh là điều kiện có hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng là một loại nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng, mang tính chất chuyên nghiệp. Luật Các tổ chức tín dụng quy định, bẩo lãnh ngân hàng là một hình thức cấp tín dụng. Tuy vậy, tính tín dụng của quan hệ bảo lãnh ngân hàng có tính đặc thù. Điều này thể hiện ỏ chỗ, khi ký kết hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, nghĩa vụ cung ứng tín dụng của tổ chức tín dụng cho khách hàng được bảo lãnh chỉ trở thành hành vi thực tế trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh).
Bên bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng (gọi chung là tổ chức tín dụng) được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Các ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực hiện bảo lãnh tiền vay, bảo lãnh thanh tốn và các hình thức bảo lãnh khác mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân nước ngồi.
Khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh gồm:
1Ế Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam:
2. Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật Dân sự.
4. Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng liên doanh và tham gia đấu thầu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.
2. Quyền và nghĩa vụ c ủ a c á c chủ thể
Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh có những quyền sau đây: - Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đôi ứng;
- Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng;
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thơng tin có liên quan đến việc tham định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có);
- Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần);
- Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;
- Hạch tốn ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh
đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay.
- Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật. ';Ì"Í ! r,
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đôi ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
- Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
Theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng được cung ứng cho khách hàng các loại bảo lãnh như: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán nợ, bảo lãnh tham gia dự án thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm v.v...
Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện cam kết đối với người nhận bảo lãnh khi ngưịi được bảo lãnh khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ.
Ngưịi được bảo lãnh có những nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thơng tin và tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh;
- Thực hiện đúng cam kết của mình đối vói ngưịi nhận bảo lãnh và tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh;
- Chịu sự kiểm sốt của tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh đối vói mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ được bảo lãnh.