1. Huy động vốn
Để thực hiện hoạt động kinh doanh, thông thường, các doanh nghiệp pl.ải khai thác và sử dụng hai loại nguồn vốn: nguồn vốn tự có và nguồn vơ'n huy động. Khác với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, nguồn vốn sử dụng trong kinh doanh của tổ chức tín dụng chủ yếu là nguồn vốn
huy động từ các tổ chức và dân cư. Đặc điểm này của việc sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh thê hiện vai trò trung gian tài chính của các tổ chức tín dụng.
Luật Các tổ chức tín dụng quy định, tổ chức tín dụng có thể được huy động vón bằng các hình thức: nhận tiền gửi, phát hành giấy tị có giá, vay vôih giữa các tổ chức tín dụng hoặc được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.
l .i ẵ Huy đ ộ n g vốn b ằ n g n h ậ n tiền g ử i
Tiền gửi là tiền của khách hàng gửi tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có hoạt động ngân hàng quản lý. Căn cứ vào thời hạn khách hàng gửi tiền, tiền gửi được phân chia làm hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi khơng có kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng định trưóc
khoảng thời gian chấm dứt việc gửi tiền.
Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng không xác
định trước khoảng thời gian chấm dứt việc gửi tiền.
Luật Các tổ chức tín dụng có quy định quyền huy động vốn
bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng như sau:
- Tổ chức tín dụng là ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các ti! chức tín dụng khác dưối các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trỏ lên của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nưóc.
Về bản chất pháp lý, quan hệ giữa tổ chức tín dụng và khách hàng trong việc gửi tiền là quan hệ hợp đồng. Do đó, Điều 17, Điều 65 của Luật Các tổ chức tín dụng có quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi nhằm bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và đảm bảo khả năng chi trả.
1.2. P h á t h à n h cá c loại giấ y tờ có g iá
Giấy tờ có g iá là giấy tờ ghi nhận quan hệ kinh tế, trị g iá được
Giấy tị có giá có nhiều loại như: trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gủi v.v...
Việc tổ chức tín dụng chuyển giao cho người mua giấy tị có mệnh giá, ghi nhạn cam kết trả tiền gốc, lãi cho người sở hữu sau một khoảng thòi gian định trước là phát hành giấy tị có giá.(1) Điều 46 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: “Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nưốc theo quy định của Ngân hàng Nhà nưốc
1.3. Vay vốn g iữ a cá c tổ c h ứ c tín d ụ n g
Trong hoạt động huy động vốn, các khách hàng của tổ chức tín dụng cịn có các tơ chức tín dụng khác. Điều 47 Luật Các tơ chức tín dụng quy định: Các tổ chức tín dụng được vay vốn của nhau và của tổ chức tín dụng nước ngồi.
1.4. Vay vốn củ a N g â n h à n g N h à nư ớ c
Điều 48 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân
hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vôn cho các ngân hàng theo những hình thức sau đây:
1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng;
2. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác;
3. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cơ" thương phiếu và các giấy tờ ngắn hạn khác.
(n M ệnh giá: Giá của giấy tờ có giá tại thời điểm phát hành. Sau khi phát hành giá của giấy tờ có giá trao đổi trên thị trường (thị giá) có th ể bằng hoặc cao hơn hoăc thấp hơn mệnh giá.
Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước cho vay đối vối các tổ chức tín dụng tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thơng các tổ chức tín dụng.
2. Hoạt động c ấ p tín dụng
2.1. Cho vay
Cho vay của tổ chức tín dụng là việc chuyển giao cho khách hàng (bên vay) một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian định trước theo thoả thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Việc cho vay của các tổ chức tín dụng được thực hiện trên cơ sở ký kết hợp đồng với bên vay gọi là hợp đồng tín dụng.
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng phải tuân thủ Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước quy định và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.2. C hiết k h ấ u giấ y tờ có g iá
Chiết khấu giấy tờ có giá là việc mua giấy tị có giá thấp hơn mệnh giá để thanh toán bằng mệnh giá khi đến hạn. Trong trường hợp tổ chức tín dụng mua giấy tị có giá đã được chiết khấu theo phương thức chiết khấu gọi là tái chiết khấu.
Điều 57 của Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho khách hàng là tổ chức tín dụng và các khách hàng khác. Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tị có giá khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tị đó cho tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp các chủ sỏ hữu các giấy tờ đó khơng thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các tổ chức tín dụng được tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tị có giá khác cho nhau. Tơ chức tín dụng là ngân hàng có thể được
Ngân hàng Nhà nưốc tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tị có giá khác đã được chiết khấu.
2.3. B ảo lã n h n g â n h à n g
Bảo lãnh ngân hàng là việc tổ chức tín dụng (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng (gọi là bên được bảo lãnh), nếu đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bảo lãnh ngân hàng là một dạng bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy vậy, bảo lãnh ngân hàng phân biệt với các dạng bảo lãnh khác ở chỗ, bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thực hiện việc bảo lãnh mang đặc tính của một nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, việc bảo lãnh của các tố chức tín dụng thực hiện bằng uy tín và khả năng tài chính. Hình thức thực hiện bảo lãnh ngân hàng là hợp đồng bảo lãnh ngân hàng.
2.4. Cho th u ê tài c h ín h
Cho thuê tài chính là việc tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho bên thuê thông qua việc cho thuê tài sản trung và dài hạn.
Mặc dù về hình thức đối tượng chuyển giao trong quan hệ thuê tài chính là tài sản nhưng thực chất đây là hình thức tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho khách hàng. Điều này thể hiện ở chỗ, tài sản mà bên cho thuê cung ứng cho bên thuê là tài sản có đủ điều kiện theo yêu cầu của bên thuê. Do đó, mặc dù thuê tài sản nhưng bên thuê có quyền chủ động như chính họ là người mua tài sản để phục vụ lợi ích cho mình. Ngồi ra, vê' mặt hạch tốn thì bên cho thuê chỉ ký các hợp đồng có khả năng thu hồi vốn ứng ra để mua tài sản là máy móc, thiết bị cho thuê. Chính vì vậy, cho thuê tài chính được xem là một hình thức cấp tín dụng.
Bên cho thuê là tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức cơng ty cho th tài chính.
3. Dịch vụ thanh tốn, ngân quỹ và c á c dịch vụ khác
Vối tư cách là trung gian tài chính, ngồi các hoạt động trên đây, tổ chức tín dụng còn được phép thực hiện các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ v.v...
Luật Các tổ chức tín dụng quy định: tổ chức tín dụng được mỏ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; tại các tổ chức tín dụng khác. Riêng tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi bắt buộc phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nưốc và duy trì tại đó số dư bình qn khơng thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nưâc quy định. Tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Tổ chức tín dụng được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
Ngoài các hoạt động kinh doanh vồi tư cách là tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng được lập công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.