I. Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của các công ty chè Việt Nam
1.3. Triển vọng và thách thức trong hoạt động mở rộng thị trường
1.3.1. Triển vọng đối với hoạt động mở rộng thị trường
Khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, thì các doanh nghiệp xuất khẩu đất nước sẽ được hưởng những ưu đãi, được đối xử công bằng trong cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ phát huy hết tiềm năng và khả năng của mình trong xuất khẩu. Theo đánh giá từ các chuyên gia phân tích thị trường ngành chè, thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chè trên thế giới tăng nhanh trong những năm tới.
Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chè tăng nhanh sẽ mở ra nhiều cơ hội và thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chè cho cơng ty. Khi đó thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng sang nhiều quốc gia, khu vực. Không những vậy việc tham gia kinh doanh trên những thị trường như Đài Loan, Nhật…sẽ đem lại cho công ty phần thu thêm lợi nhuận khi giá xuất khẩu vào các thị trường này thường cao.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia kinh tế, để có thể xác định thị trường chủ lực cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, cần thiết phải xác định thế mạnh của nhóm hàng tương ứng với từng thị trường để có định vị thị trường xuất khẩu phù hợp. Cụ thể, với nhóm hàng nơng sản, thủy sản, dựa vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cho thấy, các thị trường xuất khẩu lớn lần lượt là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một vấn đề khác, hiện Việt Nam đã chính thức ký 13 FTA. Hầu hết các hiệp định này đã được các nước thông qua. Thực tế này đang tạo cơ hội cho hàng Việt rộng cửa hơn vào các thị trường xuất khẩu. Do đó, ngồi những thị trường chủ lực mà DN Việt đã tham gia sâu vào thị phần xuất khẩu, cần thiết đẩy mạnh khai thác thị trường mới, nhất là những thị trường đã cam kết cắt giảm thuế quan từ các FTA ký kết với Việt Nam. Mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đồng nghĩa với khả năng giảm rủi ro xuất khẩu cho DN nội.
1.3.2. Thách thức đối với hoạt động mở rộng thị trường
Bên cạnh những cơ hội thì tồn tại một số những hạn chế và thách thức đối với Việt Nam khi muốn mở rộng thị trường xuất khẩu chè. Một số thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt là:
Thứ nhất, yếu tố chất lượng dịch vụ và hàng hóa ngày càng được yêu cầu cao. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến sản phẩm mà còn ngày càng quan tâm đến DN và cách thức làm ra sản phẩm đó. Sản phẩm của các DN thiếu trách nhiệm với xã hội và mơi trường ngày càng ít có chỗ đứng trên các thị trường như Nhật Bản. Yêu cầu đặt ra là chất lượng sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đặc biệt là đồ uống như chè phải đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về Luật Thực phẩm và các quy định riêng cho từng loại sản phẩm hàng hóa cụ thể.
Thứ hai, những đòi hỏi khắt khe về quy tắc xuất xứ, vấn đề bán phá giá, trợ cấp và sử dụng các cơng cụ phịng vệ thương mại cũng là trở ngại lớn đặt ra cho các DN Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường mới.
Thứ ba, những yêu cầu chặt chẽ về vệ sinh, mơi trường, lao động và quy trình cơng nghệ cũng được coi là một rào cản lâu đời đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường như Đài Loan. Điều này đã khiến cho các DN chế biến chè của Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu do năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế, sản phẩm khơng đủ tiêu chuẩn để bán ra trên thị trường.
Thứ tư, tự thiếu thông tin của các DN về các hiệp định thương mại tự do. Nhiều DN chế biến chè Việt Nam thực tế chưa tận dụng đầy đủ được các lợi ích thuế quan do không biết về các FTA, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ còn phức tạp, đặc biệt là phần lớn các DN chưa đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất xứ.