2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là việc thu thập thông tin về thị trường xuất khẩu, xử lý thông tin và đưa ra các kết luận về đặc điểm của thị trường. Nghiên cứu thông tin về thị trường bao gồm nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, cách thức tổ chức mạng lưới kênh phân
phối thị trường, các yếu tố về chính trị, tình hình phát triển kinh tế, chính sách nhập khẩu, rào cản thương mại… tại quốc gia nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường chủ yếu bao gồm nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, đối thủ cạnh tranh và các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra đối với sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng và nhanh chóng giúp doanh nghiệp sớm nắm bắt được cơ hội kinh doanh, lựa chọn đối tác, thị trường, cách thức thâm nhập thị trường và tham gia vào hệ thống phân phối hàng hóa của quốc gia nhập khẩu để chiếm lĩnh thị trường. Đối với nhà nước, nghiên cứu thị trường chủ yếu là bao gồm nghiên cứu về đặc điểm kinh doanh quốc tế, chính sách nhập khẩu và các yếu tố vĩ mô nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu đồng thời đưa ra những định hướng, chính sách phát triển và hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thị trường của nhà nước thường diễn ra thông qua hoạt động của các thương vụ, đại sứ quán ở nước ngoài, hiệp hội ngành nghề, mối quan hệ ngoại giao của nhà nước….
2.2. Xúc tiến xuất khẩu
Xúc tiến thương mại là họat động nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm, đất nước đến với khách hàng. Đây là biện pháp quan trọng để thúc đẩy hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động:
+ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu với khách hàng thông qua hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng như truyền hình, qua Internet, ấn phẩm, báo chí, áp phích, biển hiệu…, thơng qua việc tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước và tổ chức các chương trình khuyến mại.
+ Thiết lập các văn phòng đại diện thương mại tại thị trường xuất khẩu. Văn phòng đại diện thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, đối tác và khách hàng nước ngồi. Thơng qua hoạt động của các văn phịng
Bên cạnh đó, văn phịng đại diện được thành lập sẽ tạo điều kiện cho các đối tác và khách hàng dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu về sản phẩm và doanh nghiệp để từ đó tạo điều kiện cho sự hợp tác kinh doanh. Hoạt động của cơ quan đại diện được diễn ra một cách hiệu quả là tiền đề để doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài đồng thời tạo lập uy tín doanh nghiệp trên thị trường thúc đẩy mở rộng thị trường, thu hút đối tác kinh doanh.
2.3. Lựa chọn thị trường, đối tác, hình thức xuất khẩu
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu việc nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu chính xác sẽ có một vai trị rất quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Hiện nay ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới các nhà sản xuất có khuynh hướng tự giao dịch ngoại thương ngày càng gia tăng.
Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp nên quan tâm đến các vấn đề sau:
– Hình thức tổ chức của đối tác (Hội buôn, Công ty trách nhiệm vụ hạn, trách nhiệm hữu hạn, Cơng ty cổ phần). Hình thức tổ chức cơng ty sẽ quyết định ai chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán. Trách nhiệm của các thành viên tham gia sẽ được quy định cụ thể trong luật của các quốc gia có liên quan;
– Khả năng tài chính (lỗ, lãi…); – Uy tín của đối tác;
– Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đối tác; – Thiện chí của đối tác
Để có thơng tin về các vấn đề trên, các doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp nghiên cứu sau: qua báo chí, các loại ấn phẩm, qua điều tra tại chỗ; qua dịch vụ điều tra của các cơng ty điều tra tín dụng, qua mua bán thử…
Hình thức xuất khẩu chủ yếu mà cơng ty sử dụng là xuất khẩu trực tiếp thông qua giao dịch với đối tác nước ngồi. Thơng qua các đối tác dó cơng ty sẽ
cung ứng các sản phẩm chè tới khách hàng hoặc tận tay người tiêu dùng. Ngồi ra cơng ty cũng thông qua trung gian xuất khẩu nhằm giảm thiểu sự cản trở của cơ quan địa phương.