Nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN GIA LAI (Trang 50 - 52)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT

6. Hoạt động kinh doanh

6.2 Nguyên vật liệu

GEC đang sở hữu 14 Nhà máy Thủy điện và 5 Nhà máy Điện Mặt trời sử dụng nguồn nguyên liệu có thể tái tạo là nước trên các lưu vực sông và ánh sáng mặt trời tại mọi địa điểm có thể để sản xuất điện năng. Đây được xem là 2 nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, nếu như tận dụng đúng cách, hợp lý thì sẽ mang đến nhiều lợi ích khơng chỉ cho Cơng ty mà cịn cho tồn xã hội; và từ đó xây dựng sự bền vững của cộng đồng. Nước, ánh nắng mặt trời và gió đã, đang và sẽ là 3 nguồn vật liệu đầu vào trọng yếu có thể tái tạo được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của GEC.

Lưu lượng nước

GEC duy trì ổn định sản lượng điện sản xuất hàng năm thông qua việc kiểm soát, điều phối ổn định lượng nước qua các Nhà máy trong cả mùa khô và mùa mưa. Nước chạy máy của các Nhà máy Thủy điện đều được trả về hạ lưu sau Nhà máy, khơng gây ảnh hưởng đến dịng chảy tự nhiên của lưu vực. Các Nhà máy Thủy điện của GEC nằm trên lưu vực của các các sông và suối lớn như Sông Ba Ran (Huế); Sông Auyn, Suối Đăk Pi Hao, Suối Púch, Suối Ia Meur và Suối Ia Đrăng (Gia Lai); Sông Đa Nhim (Lâm Đồng). Từng Nhà máy Thủy điện đều có hồ chứa hoặc tận dụng nguồn nước từ đập thủy lợi để phát điện với tổng dung tích khoảng 274 triệu m3, các hồ chứa đóng góp vai trị quan trọng trong việc điều tiết nước cho các Nhà máy.

Sản lượng điện của các Nhà máy Thủy điện có liên hệ mật thiết với lưu lượng nước, lưu lượng nước càng nhiều thì sản lượng càng tăng. Trong năm 2018, điều kiện thời tiết không thuận lợi trong các tháng đầu năm và hạn hán 2 tháng cuối năm đã làm giảm lượng nước đổ về các Nhà máy. Lưu lượng nước từ đó giảm 15% so với 2017 đã làm giảm sản lượng điện của các Nhà máy Thủy điện tương ứng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong năm 2019 do tác động của hiện tượng El Nino nên tình hình thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp. Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ khả năng cao xuất hiện ở Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở các Tỉnh thuộc Tây Nguyên, Trung và Nam Trung Bộ được cảnh báo có mưa ít ngay từ những tháng đầu năm 2019 và thực tế lượng mưa thấp hơn từ 20-40% so với trung bình nhiều năm. Tình trạng này đã làm giảm lưu lượng nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng điện của các Nhà máy Thủy điện. Trước thực trạng đó, GEC đã chủ động chuyển dần sang việc phát triển Điện Mặt trời để tận dụng nguồn Năng lượng Mặt trời ổn định từ thiên nhiên và cân bằng được những tác động tiêu cực do hạn hán trong các năm sắp đến.

Ánh nắng mặt trời

Ngoài nguồn vật liệu nước phục vụ cho các Nhà máy Thủy điện thì nguồn Năng lượng Mặt trời lại là một nguồn vật liệu vô tận khác mà GEC đang sử dụng cho các dự án Nhà máy Điện Mặt trời. Trong Quý 4/2018, GEC đưa vào vận hành 2 Nhà máy Điện Mặt trời đầu tiên tại Việt Nam với tổng công suất là 117 MWp. Tổng sản lượng điện trung bình của 2 Nhà máy vào khoảng 163 triệu kWh/năm. Sáu tháng đầu năm 2019, GEC đưa vào vận hành thêm 3 Nhà máy nữa và tổng 5 Nhà máy Điện Mặt trời với công suất gần 260 MWp đã đóng góp 125 triệu kWh, gần gấp đơi sản lượng của các Nhà máy Thủy điện, vượt 42% kế hoạch 6 tháng đầu năm.

Nhà máy Điện Mặt trời Phong Điền có cơng suất 48 MWp, tọa lạc tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có số giờ nắng 1.700-2.000 giờ/năm, tỷ lệ bức xạ 4,6 kWh/m2/ngày đã sản xuất được ~ 12 triệu KWh trong vòng 97 ngày hoạt động trên dự kiến sản lượng trung bình khoảng 60 triệu kWh/năm. Nhà máy

Điện Mặt trời Krơng Pa có quy mơ lớn hơn với tổng công suất 69 MWp tọa lạc tại Tỉnh Gia Lai, vị trí có tỷ lệ bức xạ mặt trời cao hơn nhiều đạt 4,8-5,2 kWh/m2/ngày và số giờ nắng 1.900-2.200 giờ/năm. Mặc dù chỉ hoạt động 57 ngày của năm 2018 nhưng sản lượng điện sản xuất của Nhà máy đã đạt xấp xỉ 6 triệu kWh trên tổng số 103 triệu kWh/năm dự kiến hàng năm. Sáu tháng đầu năm 2019, 2 Nhà máy này đã đóng góp hơn 93 triệu kWh, chiếm gần 75% sản lượng Điện Mặt trời, lần lượt đạt 113% và 102% kế hoạch sáu tháng và 58% và 55% kế hoạch cả năm. Trong Quý II năm 2019, GEC liên tục đưa vào hoạt động 3 Nhà máy Điện Mặt trời Đức Huệ - Long An 49 MWp, Hàm Phú 1 - Bình Thuận 49 MWp và Trúc Sơn - Đăk Nông 44,4 MWp, nâng tổng công suất các Nhà máy Điện Mặt trời lên 260 MWp. Tuy mới đưa vào hoạt động hơn một tháng, 3 Nhà máy đã đóng góp gần 32 triệu kWh vào sản lượng chung, đạt hơn 40% kế hoạch đề ra.

Nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác sản xuất của các nhà máy điện là tài nguyên Nước và Năng lượng Mặt trời. Vì vậy, DT và LN hoạt động của Công ty không chịu tác động từ giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào hay nguồn cung của nhà cung cấp. Tuy nhiên, do nguồn cung duy nhất là nước và ánh nắng mặt trời nên điều kiện thời tiết, sự ổn định của nguồn nước hay mức độ bức xạ của mặt trời là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tác động hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu BẢN CÁO BẠCH NIÊM YẾT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN GIA LAI (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)