Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cá tra, cá basa của công ty agifish tại địa bàn thành phố long xuyên giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 34 - 50)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Phân tích môi trường vĩ mô

3.3.1. Môi trường kinh tế

Nền kinh tế của Việt Nam có xu hướng tăng trưởng, phát triển nhanh so với thế giới và khu vực trong những năm gần đây, cụ thể là GDP giai đoạn năm 2001-2005 đạt mức 7,5 % và năm 2006 đạt mức 8,2 % đây là một mức tăng trưởng tương đối cao so với thế giới và khu vực, theo dự báo thì GDP tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo. Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại (WTO) thì làng sống đầu tư từ bên ngoài ngày càng cao, 149 thị trường của (WTO) đầy những cơ hội và nguy cơ, vì vậy các doanh nghiệp cần phải thận trọng trong hướng phát triển của mình, phát triển một cách bền vững.

Diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở việt Nam và bệnh lở mồm lông mống trên gia súc thì nhu cầu của người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang thực phẩm thủy sản cho bữa ăn hằng ngày. Riêng ở An Giang thì mức sống của người dân được năng lên và thu nhập ngày càng cao, khi thu nhập cao thì nhu cầu về thực phẩm an toàn, vệ sinh thực phẩm ngày càng cao vì vậy đồi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm sau cho có lợi nhất cho người tiêu dùng.

Giá cá giống và nguyên liệu đầu vào tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm của các công ty chế biến thủy sản. Theo ông Huỳnh Lâm chủ trại cá giống Minh An ở Vĩnh Long cho biết “giá cá giống tăng gấp 4 lần, từ 350 đồng/con lên 1.400 đồng/con, cá bột còn tăng dữ hơn, từ 80 xu lên 10 đồng/con. Giá vọt lên nhưng người nuôi vẫn tìm mua nên có thể còn tăng nữa”. Do giá cá tăng những cơ sở sản xuất vì lợi trước mắt nên cung cấp giống kém chất lượng

cho người nuôi. Giá cá tăng liên tục dẫn đến người dân nuôi một cách tự phát ngày càng nhiều vì vậy xu hướng trong vụ tới giá cá sẽ giảm.

Đồng thời giá nhiên liệu như: xăng, dầu, gas, điện biến động, trong năm 2006 có 2 lần giảm giá xăng, dầu và 2 lần tăng giá xăng, dầu còn giá điện tăng đầu năm 2007. Giá nhiên liệu biến động ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các công ty chế biến thủy sản.

3.3.2. Môi trường chính trị và pháp luật

Trong khu vực và thế giới thì tình hình chính trị diễn ra rất phức tập, đặc biệt là vụ thử thành công hạt nhân của Triều Tiên đã dây lên làng sống chạy đua vũ trang trong khu vực và trên thế giới. Tình hình chính trị ở Trung Đông diễn ra phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến giá dầu thế giới vì đây là khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, ở Thái Lan và ở Iran làm giàu uranium. Còn ở Việt Nam thì tình chính trị ổn định.

Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nên ta tuân theo luật chơi chung của các nước thành viên, có mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới với mỗi nước có những chính sách khác nhau, tuân thủ những thông lệ, tập tục quốc tế. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng kiểm soát rất rao ở thị trường các nước xuất khẩu (Nhật,…).

Hiện nay, kinh tế thủy sản đã được xác định là ngành mũi nhọn chiến lược trong những năm sắp tới, do vậy sẽ được các cấp quan tâm đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn trước, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ thương mại và Ngân hàng nhà nước sẽ tăng hỗ trợ ngân sách cho khuyến ngư và phát triển thị trường đối với cá tra, basa.

Nhà nước có chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm trong nước ngày càng nhiều hơn, Bộ thủy sản có nhiều chính sách về quy hoạch nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp nhằm tạo một nguyên liệu đầu vào ổn định, chất lương, không để khan hiếm nguyên liệu, giá cá tăng đột biến như hiện nay. Bộ thủy sản kiểm soát được nguồn nguyên liệu liệu tốt bằng cách phải là cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân nuôi thủy sản và cho họ thấy liên kết là sự sống còn của 2 bên, liên kết 4 nhà mạnh mẽ hơn nữa, liên kết với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để nghiên cứu cung cấp giống chất lượng cao đủ đáp ứng nhu cầu cho thị trường cá tra, cá basa giống. Riêng ở An Giang có một số trại giống nuôi cá tra, cá basa chất lượng cao được đầu tư mở rộng.

Bộ thủy sản nhắm đến các mục tiêu sau: quy hoạch được nguồn nguyên liệu chất lượng, giá cá ổn định ít biến động, sản xuất phải được quản lý chặt chẽ và đồng bộ, kiểm soát chặt chẽ dư lượng các hóa chất, thiết lập hệ thống thông tin về tình hình cá tra, cá basa trên thị trường, hỗ trợ đào tạo cho các hội cá, bảo đảm về bảo vệ môi trường thông qua QUYẾT ĐỊNH số 19/2002/QĐ-BTS ngày 18/9/2002 ban hành Quy chế Quản lý môi trường cơ sở chế biến thủy sản và hướng đến mô hình nuôi thủy sản hữu cơ.

Các công ty chế biến thủy sản cần quan tâm đến môi trường đặc biệt là chất thải, và khâu xử lý chất thải vì đây là một khâu nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong vùng chế biến khi khâu này không được quan tâm đúng mức, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công ty có thể là công ty phải đóng cửa ngừng sản xuất, chế biến ngay. Cần tạo ra một hình ảnh tốt về công ty trước cộng đồng.

Dân số ngày càng tăng cao, mức sống tăng do đó nhu cầu sản phẩm chất lượng, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất mới được đưa vào sản xuất, chế biến nó góp phần giải quyết một lượng lạo động và người lao động ngày càng có nhiều chính sách khen thưởng thỏa đáng hơn, tạo ra sự cạnh tranh cao trong thu hút lao động. Khi lao động tăng ảnh hưởng đến giao thông, ảnh hưởng đến khả năng di dân trong vùng, gay áp lực cho giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội tăng. Vì vậy các công ty cần quan tâm đến chỗ ở cho công nhân ở xa, tạo sân chơi lành mạnh, …

3.3.4. Môi trường tự nhiên

Đối với ngành chế biến thủy sản thì yếu tố tự nhiên cực kỳ quan trọng vì đây là yếu mang tính rủ ro cho các hộ nuôi cá bề. khi thời tiết thay đổi thất thường, trong năm 2006 có tới 10 cơn bão đỗ vào Biển Đông, trong đó có những cơn bảo lớn kỷ lục trong hằng trăm năm qua nó hưởng đến các tỉnh ở ĐBSCL làm cho số lượng cũng như chất lượng cá giảm.

An Giang có các sông lớn chảy qua như: sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch trải rác khắp địa bàn của tỉnh tạo nên một hệ thống giao thông thủy lợi khá chằng chịt. Các con kinh dọc, ngang, xuất hiện rất sớm từ khi ĐBSCL mới khai phá đã trở thành đường thủy giao thông huyết mạch, rất thuận lợi cho giao thương và vận chuyển hàng hóa. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để khai thác tài nguyên thủy sản và phát triển ngành chế biến thủy sản của tỉnh.

An Giang là một địa bàn nằm ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nên An Giang cũng mang đầy đủ các đặc tính khí hậu của vùng, chịu ảnh hưởng của gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm dứt vào tháng 11, chiếm trên 15% tổng lượng mưa của cả nước, lượng mưa bình quân là 1.839 mm, còn mùa khô thì bắt đầu từ tháng 12 và chấm dứt vào cuối tháng 4 năm sau).

An Giang là một tỉnh có chiều cao so với mực nước biển tương đối thấp nên vào mùa mưa chịu ảnh hưởng lớn của lũ lụt, là một tỉnh có dòng sông Mêcông chảy qua nên mang theo nhiều loại cá có giá trị kinh tế trong đó có cá tra, cá basa đây là một điều kiện thuận lợi để nuôi cá sạch, chất lượng cao.

3.3.5. Môi trường công nghệ

Do nhu cầu về hàng hóa chất lượng và số lượng ngày càng cao và nhiều, để tạo nên chất lượng sản phẩm, uy tín với khách hàng trong, ngoài nước và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng thì đòi hỏi công ty Agifish phải sở hữu một công nghệ, thiết bị hiện đại tham gia vào quá trình sản xuất và chế biến thủy sản, ngoài ra cần có một đội ngũ chuyên môn kỷ thuật để quản lý tốt các thiết bị, công nghệ đó. Có được công nghệ hiện đại thì nó giúp làm giảm các chi phí: dầu, điện, … và nó làm tăng năng suất lao động. Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh đất lực của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay công ty đang sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại đảm bảo các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, với sản lượng 20.000 tấn sản phẩm/ năm. Agifish là nhà cung cấp các sản phẩm chế biến chất lượng cao với công nghệ và thiết bị hiện đại.

Ngoài ra công ty Agifish còn có đề tài nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu chạy máy Bio-Diesel từ mỡ cá tra, cá ba sa đã được Ông Lâm Minh Chiếu, Chủ tịch UBND Tỉnh An Giang, Chủ tịch Hội đồng thẩm định công nghệ tỉnh cùng các thành viên và các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã đến dự. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của ông Hồ Xuân Thiên cùng một số cán bộ kỹ thuật thuộc Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH).

Nguồn: http://www.agifish.com.vn/eg_news_detail.asp?uid=97

Bảng 3- 4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty Agifish

Hình 3- 2: Một số hình công nghệ chế biến cá

Hình 1: Đưa cá vào chế biến Hình 2: Sản phẩm sau chế biến

Stt Các yếu tố bên ngoài Mức quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến thủy sản của nhà nước và bộ thủy sản.

0,08 4 0,32

2 Nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng, thu nhập trên đầu người ở Thành phố Long Xuyên (TPLX) tăng.

0,08 3 0,24

3 Dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng đang bùn phát.

0,11 4 0,44 4 Điều kiện tự nhiên ở An Giang thuận

lợi cho việc nuôi cá tra, cá basa chất lượng cao với quy mô lớn.

0,09 4 0,36

5 Diện tích nuôi cá tra, cá basa giống và cá nguyên liệu đang tăng ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

0,06 2 0,12

6 Nhu cầu về thủy sản ở Thành phố Long Xuyên (TPLX) chưa được đáp ứng đủ và đang có xu hướng tăng.

0,10 4 0,40

7 Khoa học- công nghệ hỗ trợ ngành sản xuất và chế biến thủy sản đang phát triển rất nhanh.

0,07 3 0,21

8 Thị trường nguyên liệu và giá nguyên

liệu không ổn định. 0,08 3 0,24 9 Giá nhiên liệu không ổn định. 0,08 2 0,16 10 Có nhiều đối thủ cạnh tranh. 0,08 3 0,24 11 Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản

phẩm cao và vệ sinh an toàn thực phẩm.

0,09 3 0,36

12 Công nghệ mới ngày càng xuất hiện nhiều.

0,08 4 0,24

Tổng cộng 1,00 3,33

Số điểm quan trọng tổng cộng là 3,33 cho thấy khả năng phản ứng của công ty Agifish trước các mối de dọa và nguy cơ bên ngoài rất tốt. Các chiến lược hiện tại đã giúp công ty phản ứng tích cực với nhiều cơ hội. Tuy nhiên, còn một số yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành công mà công ty phản ứng chưa tốt như: Thị trường nguyên liệu và giá nguyên liệu không ổn định, giá nhiên liệu không ổn định, có nhiều đối thủ cạnh tranh, chất lượng sản phẩm phải được năng cao và công nghệ hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vây, Agifish phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố đó khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình.

3.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cho Cá Tra, Cá Basa của Công ty Agifish tại địa bàn TP. Long Xuyên giai đoạn 2007 đến 2012 3.4.1. Xây dựng các chiến lược

3.4.1.1. Xây dựng các phương án chiến lược

• Ma trận S.W.O.T Bảng 3- 5: Ma trận S.W.O.T S .W .O .T CƠ HỘI (OPPORTUNITIES- O) 1. Chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến thủy sản của nhà nước và bộ thủy sản,

2. Nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng, thu nhập trên đầu người ở Thành phố Long Xuyên (TPLX) tăng, 3. Dịch cúm gia cầm và bệnh

lở mồm long móng đang bùn phát,

4. Nhu cầu về thủy sản ở Thành phố Long Xuyên (TPLX) chưa được đáp ứng đủ và đang có xu hướng tăng,

5. Điều kiện tự nhiên ở An Giang thuận lợi cho việc nuôi cá tra, cá basa chất lượng cao với quy mô lớn, 6. Diện tích nuôi cá tra, cá

basa giống và cá nguyên liệu đang tăng ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

ĐE DỌA (THREATENS- T)

1. Thị trường nguyên liệu và giá nguyên liệu không ổn định.

2. Giá nhiên liệu không ổn định.

3. Có nhiều đối thủ cạnh tranh.

4. Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Công nghệ mới ngày càng xuất hiện nhiều.

ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS- S)

CÁC CHIẾN LƯỢC S-O

S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7 +

CÁC CHIẾN LƯỢC S-T

1. Kênh phân phối ở TPLX tốt.

2. Am hiểu khách hàng ở TPLX.

3. Thương hiệu nội địa mạnh.

4. Tài chính mạnh. 5. khả năng nghiên cứu

và phát triển tốt. 6. tiếp cận nguồn

nguyên liệu thuận lợi. 7. quản lý chất lượng

tốt.

O4: Đẩy mạnh Marketing để tăng thị phần ở TPLX.

Mở rộng thị trường TPLX

S4, S5 + O2, O3, O4, O5, O6: Đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chế biến cho thị trường TPLX.

Phát triển sản phẩm

cường kiểm soát nguồn nguyên liệu.  Kết hợp ngược về phía sau S4, S7 + T3: Mua đối thủ để giảm sức ép cạnh tranh  Kết hợp hàng ngang ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES- W)

1. quản trị nhân sự chưa tốt.

2. Bị động về nguyên liệu.

3. hệ thống thông tin kém.

4. khả năng dự báo yếu.

CÁC CHIẾN LƯỢC W-O

W3 + O5, O6: Hợp tác với ngư dân để kiểm soát nguyên liệu.

Kết hợp ngược về phái sau

W3, W4 + O2, O3, O4, O5: Mua công ty khác để cải thiện thông tin

Kết hợp hàng ngang

CÁC CHIẾN LƯỢC W- T

W1, W2 + T1, T3: Hợp tác với như dân để kiểm soát nguồn nguyên liệu

Kết hợp ngược về phíasau W3 + T3: Lập công ty con ở thị trường lớn để phân phối sản phẩm  Kết hợp xuôi về phía trước

3.4.1.2. Phân tích các chiến lược đã đề xuất

Bảng 3- 6: Ma trận QSPM của công ty Agifish- Nhóm chiến lược S- O

Các yếu tố quan trọng Phân loại Mở rộng thị trường TPLX Phát triển sản phẩm AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

Thương hiệu nội địa mạnh 4 4 16 4 12 Tài chính mạnh, khả năng huy động vốn

Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 3 2 6 1 3 Hoạt động Marketing mạnh 2 3 6 4 8

Công nghệ hiện đại 3 1 3 3 9

Khả năng nghiên cứu, phát triển mạnh 3 1 3 1 3 Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc

tế

3 1 3 1 3

Kênh phân phối nội địa tốt 4 4 12 2 8 Quản lý chất lượng tốt 3 3 9 1 3 Quản trị nhân sự chưa tốt 3 3 9 1 3 Hệ thống thông tin và khả năng dự báo

kém 3 2 6 1 3

Các yếu tố bên ngoài

Chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến thủy sản của nhà nước và bộ thủy sản.

4 2 8 1 4

Nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng, thu nhập trên đầu người ở Thành phố Long Xuyên (TPLX) tăng.

3 3 9 2 6

Dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cá tra, cá basa của công ty agifish tại địa bàn thành phố long xuyên giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 34 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w