Phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cá tra, cá basa của công ty agifish tại địa bàn thành phố long xuyên giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 28 - 51)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.4.Phát triển công nghệ

Hầu hết các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của Công ty được trang bị từ những năm 1990 trở đi, trong đó có trang bị mới trong các năm từ 2000 - 2006. Có thể chia máy móc thiết bị của Công ty làm những nhóm như sau: Nhóm các máy móc thiết bị chính: các loại tủ cấp đông (đông tiếp xúc), hầm đông (đông gió), cấp đông băng chuyền IQF phẳng (đầu tư từ 2001-2006), máy sản xuất nước đá vảy, máy trộn cá chân không… Là những máy móc thuộc công nghệ mới, giá trị còn lại hơn 60%, công suất hoạt động đạt khoảng 95%.

Nhóm các máy móc thiết bị hỗ trợ: 2 hệ thống điều hòa Chiller (F7 & F8), hệ thống máy phát điện Cummin (2000), máy hút chân không dán bao (2003), máy niềng thùng (2005), máy phân cở (2000-2005),... Công suất sử dụng khoảng 90%, riêng hệ thống máy phát điện công suất sử dụng khoảng 5% (tùy theo mùa). Giá trị còn lại của các máy móc thiết bị này khoảng 85%.

Ngoài ra, trong năm 2004 Công ty còn trang bị cho Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm (phân xưởng F9) hệ thống cấp đông IQF Mycom (khoảng 50% công suất sử dụng), cấp đông tiếp xúc, đông gió, hệ thống đá vảy, điều hòa và các thiết bị phụ trợ: máy cắt, máy đùn xúc xích,…

Bảng 3- 2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty Agifish.

Stt Các yếu tố bên trong Mức quan

trọng Phânloại Điểm quantrọng

1 Thương hiệu nội địa mạnh 0,09 4 0,36 2 Tài chính mạnh, khả năng huy động vốn tốt 0,08 3 0,24 3 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 0,09 3 0,27 4 Hoạt động Marketing mạnh 0,09 2 0,18 5 Công nghệ hiện đại 0,09 3 0,27 6 Khả năng nghiên cứu, phát triển mạnh 0,09 3 0,27 7 Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế 0,10 3 0,30 8 Kênh phân phối nội địa tốt 0,10 4 0,40 9 Quản lý chất lượng tốt 0,09 3 0,27 10 Quản trị nhân sự chưa tốt 0,09 3 0,27 11 Hệ thống thông tin và khả năng dự báo kém 0,09 3 0,27

Tổng cộng 1,00 3,10

Nhận xét:

Ta thấy tổng điểm quan trọng là 3,10 cho thấy Công ty Agifish mạnh về nội bộ, Công ty tận dụng những điểm mạnh (hương hiệu nội địa mạnh, tài chính mạnh, tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi, Marketing mạnh, Công ty sở hữu một công nghệ hiện đại, khả năng nghiên cứu phát triển mạnh, chất lượng sản phẩm cao, kênh phân phối nội địa tốt và quản lý chất lượng tốt) nhằm hạn chế các điểm yếu (quản trị nhân sự chưa tốt và hệ thống thông tin, khả năng dự báo kém).

3.2. Phân tích môi trường tác nghiệp 3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Công ty Afiex hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành: Chuyên sản xuất, kinh doanh gạo, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi thức ăn gia súc, thuốc thú y, thi công xây dựng công trình và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác chế biến lâm sản, kinh doanh đồ gỗ gia dụng, hàng bách hóa tổng hợp, hàng điện máy và thiết bị điện tử, phân bón giống cây trồng vật nuôi, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ khai báo hải quan và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex): Đặt mục tiêu sẽ phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thủy sản trong vài năm tới, nhất là ở thị trường nội địa trong đó có thị trường TP. Long Xuyên.

Cũng như công ty Agifish, sau vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa thì công ty Afiex giảm tỷ trọng ở thị trường Mỹ và chuyển sang thị trường nội địa và công ty tích cực xây dựng thương hiệu của mình ở thị trường trong nước.

Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ nội địa, công ty Afiex đã lập hẳn một bộ phận tiếp thị để chăm lo thị trường nội địa, xây dựng được kho lạnh có sức chứa 500 tấn, tiến hành hỗ trợ trên 20 triệu cho các đại lý cấp một của Công ty trên toàn quốc thực hiện bảng hiệu, hình ảnh quảng cáo sản phẩm, đồng thời trang bị cho các đại lý kho trữ lạnh từ 5 - 10 tấn và tủ lạnh trữ hàng. Hiện nay, Công ty Afiex có hai tổng đại lý ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 3 điểm phân phối ĐBSCL.

Thế mạnh của công ty này là khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, khả năng quản lý nguồn nguyên liệu tốt, có nhà máy thức ăn thủy sản hàng đầu, sử dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến, đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, đủ điều kiện để phát triển nguồn lực hiện tại, tạo nên vị thế cạnh tranh cao của mình trong thị trường nội địa.

Hạn chế của công là hệ thống phân phối còn yếu kém, công suất chế biến của công ty không cao.

S tt Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Công ty Agifish Công ty Afiex H ạn g Điểm quan trong H ạn g Điểm quan trong 1 Quản lý chất lượng. 0,09 3 0,27 3 0,27 2 Thị phần. 0,09 3 0,27 2 0,18

3 Kênh phân phối ở Thành phố Lomg Xuyên.

0,11 4 0,44 3 0,33 4 Khả năng cạnh tranh về giá. 0,10 3 0,30 2 0,20 5 Nghiên cứu và phát triển. 0,09 3 0,27 4 0,36 6 Chính sách nhân sự. 0,08 2 0,16 3 0,24

7 Tài chính 0,08 3 0,24 3 0,24

8 Nguồn nguyên liệu. 0,08 2 0,16 4 0,32 9 Am hiểu về khách hàng ở TPLX. 0,11 4 0,44 3 0,33 10 Thương hiệu. 0,10 3 0,30 3 0,30 11 Quản trị nguồn nhân sự 0,09 3 0,27 3 0,27

Tổng Cộng 1,00 3,12 3,04

Nhận xét:

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy công ty Afiex (với tổng số điểm quan trọng là 3,04 một điểm số khá cao), ta thấy giữa Agifish va Afiex có điểm số gần bằng nhau điều này cho thấy hai công ty gần như có vị thế cạnh tranh như nhau và đây là một cuộc cạnh tranh gây gắt. Khi xây dựng chiến lược, Agifish cần khai thác các điểm mạnh then chốt (quản lý chất lượng tốt, kênh phân phối mạnh, am hiểu nhu cầu của khách hàng, thương hiệu mạnh và khả năng nghiên cứu phát triển) khắc phục các điểm yếu quan trọng nhất (quản trị nguồn nhân sự) để duy trì vị trí dẫn đầu của mình so với đối thủ cạnh tranh.

3.2.2. Đối thủ tiềm ẩn

Hiện nay, mặt hàng thủy sản ở Việt Nam trở nên nổi tiếng trên cả thị trường quốc tế lẫn nội địa, thị trường tiêu thụ của mặt hàng thủy sản đang ngày càng mở rộng, nhu cầu thị trường tăng trong khi khả năng cung ứng của các doanh nghiệp trong nước đến nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Mặt khác, ngành sản xuất và chế biến thủy sản đang được nhà nước quan tâm phát triển và nguồn nguyên liệu

thủy sản đầu vào đang có quy hoạch. Theo đó, ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển, trong khi rào cản sự xâm nhập của ngành là không cao đối với các doanh nghiệp lớn.

Chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì có nhiều đối thủ tiềm năng từ nhiều nước trên thế giới nhảy vào nước ta đầu tư cho ngày sản xuất và chế biến thủy sản ở Việt Nam. Còn ở TP. Long Xuyên có công ty Sao Mai và các cổ đông khác đang có dự án thành lập công ty cổ phần sản xuất và chế biến thủy sản ADA ở địa bàn TP.Long Xuyên, Huyện Châu Thành đang thành lập khu công nghiệp Bình Hòa mà trong khu công nghiệp này cũng có dự án thành lập công ty thủy sản, ngoài ra còn có các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực thủy sản có hiệu quả như: công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt (Navico) là một công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu trong ngành, công ty Cataco là một công ty xuất khẩu khẩu thủy sản ổn định nhất trong ngành và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản AFA đây là công ty có những người trược tiếp làm nghề nuôi thủy sản và một số cá nhân khác thành lập nên vào năm 2004 nên có nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định. Đây chính là những đối thủ tiềm ẩn lớn nhất của công ty Agifish.

Cũng như các đối thủ cạnh tranh khác, các đối thủ tiềm ẩn này khi tham gia vào kinh doanh trong ngành thì nó sẽ là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty. Bởi vì các tổ chức này được thành lập sau nên có thể kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước và một số công ty có kinh nghiệm ở thị trường xuất khẩu như: Navico, Cataco và công ty Agifish cũng là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này.

Để tồn tại được thì công ty Agifish phải năng cao khả năng cạnh tranh trong ngành nhằm tạo một rào cản lớn làm giảm khả năng xâm nhập ngành của các công ty mới và hạn chế khả năng xâm nhập thị trường TP. Long Xuyên của các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Nhà cung cấp

Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty phục vụ sản xuất và chế biến thủy sản là: Câu lạc bộ Agifish bao gồm: ngư dân nuôi cá tra, cá basa bè dọc sông Hậu và một số cán bộ- công nhân viên. Công ty đã xây dựng được một phân xưởng sản xuất bao bì (PF) và mua thêm bên ngoài các loại thùng, hộp carton.

Công ty thực hiện đầu tư nguyên liệu cho các thành viên Câu lạc bộ Agifish thông qua dịch vụ cung cấp: cám, bột cá, đậu nành làm thức ăn cho cá, thuốc thú y thủy sản phòng và điều trị bệnh cá, một mặt để ổn định nguồn nguyên liệu, mặt khác để kiểm soát chặt chẽ hơn các nguồn nguyên liệu đầu vào cho Công ty.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của CLB hoạt động vẫn còn hạn chế, Công ty không ký kết hợp đồng với các thành viên, qui mô của câu lạc bộ còn nhỏ chưa cung cấp đủ nguyên liệu sản xuất và chế biến cho công ty.

Vì muốn khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình tốt, các nhà cung cấp nguyên liệu chính của Công ty có xu hướng gia nhập vào Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA) để được hỗ trợ khi cần thiết. Trên thực tế, các nhà cung ứng nguyên liệu ngoài Công ty đa phần là thành viên của Hiệp hội. Hiệp hội AFA ra đời là lợi thế cho các nhà cung ứng nguyên liệu của Công ty.

Sản phẩm cá tra, cá basa là loại thực phẩm có rất nhiều sản phẩm thay thế, sức ép của các sản phẩm thay thế là thường xuyên và liên tục đối với các công ty sản xuất và chế biến thủy sản. Vì vậy, công ty phải thường xuyên tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, (ngược lại) thì công ty sẽ bị tụt hậu, không duy trì được vị thế cạnh tranh của mình, các sản phẩm thay thế chủ yếu là: cá rô, lươn, cá điu hồng, cá trê, thịt gia cầm, các món đồ hộp.

Khi thu nhập của người dân Thành Phố Long Xuyên tăng lên và nền sản xuất thực phẩm, chăn nuôi,… của nước ta ngày càng phát triển thì nhu cầu của người dân về chất lượng, giá, sự tiện ích, dịch vụ bán hàng và họ có nhiều sự lựa chọn hơn trước. nếu sản phẩm của công ty không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ chuyển sang sản phẩm khác một cách dễ dàng, họ có xu hướng chuyển sang các sản phẩm tươi sống hơn là các sản phẩm đông lạnh.

Hiện nay, dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồn long móng ở gia súc đang bùn phát trên diện rộng. Vì vây, họ có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thủy, hải sản hơn, trong đó cá tra, cá basa là một sản phẩm tương đối dễ chế biện và được nhiều người sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Đây là yếu tố thuận lợi giúp công ty Agifish tung ra thị trường các sản phẩm mới, quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng.

Sản phẩm thay thế nó tác động đến công ty một cách mạnh mẽ vì vậy công ty phải hết sức chú ý cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường nghiên cứu phát triển để có hướng phát triển phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện tại và khách tiềm ẩn một cách tốt nhất nếu không thì công ty bị mắt thị phần, thị trường trong tương lai.

3.2.5. Khách hàng

Khách hàng là một bộ phận không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh. Có được sự tín nhiệm của khách cũng như có được một tài sản có giá trị nhất của công ty. Công ty muốn bán được hàng hóa cho khách hàng lâu dài thì công ty phải biết tạo giá trị gia tăng ngày càng nhiều cho khách hàng, đáp ừng tối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Giữa công ty và khách hàng có quan hệ mặt thiết với nhau đó là khi khách hàng trả giá thấp hoặc mua số lượng sản phẩm ít thì lợi nhuận của công ty thấp, (ngược lại) khi công ty bán giá cao hoặc số lượng nhiều thì lợi nhuận của công ty sẽ cao.

Thị trường xuất khẩu: Khi vụ kiện bán phá giá cá basa, tra vào thị trường Mỹ năm 2000, Công ty chủ động từng bước giảm tốc độ phát triển ở thị trường Mỹ và tích cực tìm kiếm, mở rộng sang các thị trường mới, đồng thời có chính sách phù hợp để ổn định phát triển những thị trường truyền thống thông qua việc phối hợp cùng Vasep, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tham gia các đợt xúc tiến thương mại ở các nước và các kỳ hội chợ quốc tế: Vietfish, Los Angeles, Brussel, Nga, Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Mê hi cô, Thụy Điển, Nhật… làm thay đổi cơ bản cơ cấu thị trường vốn có, nhằm bù đắp sự thiếu hụt của thị trường Mỹ.

Thị trường xuất khẩu: Thị trường Mỹ, thị trường Châu Âu: Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, Anh…, thị trường Châu Á: Hong kong, Trung Quốc, Singapore, Nhật, Đài Loan, Canada, Úc...và Đặc biệt với chứng chỉ HALAL tạo

điều kiện thuận lợi để phát triển vào thị trường các nước Hồi giáo. So với khách hàng, Agifish yếu thế hơn.

Thị trường nội địa: Cũng từ vụ kiện trên, Công ty tích cực tiếp thị ,quảng cáo, xúc tiến bán hàng vào thị trường nội địa. Công ty Agifish có hơn 60 loại sản phẩm chế biến từ cá Basa, Tra. Có hầu hết các đặc tính của hàng thực phẩm: đông lạnh, tươi sống, khô và có hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá da trơn cung cấp cho các nhà hàng và hệ thống siêu thị trong nước, hệ thống phân phối Metro, các đại lý, các bếp ăn tập thể, trường học... ở hơn 50 tỉnh thành trong cả nước và được khách hàng trong nước chấp nhận trong đó có Thành Phố Long Xuyên.

Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của việc thâm nhập thị trường nội địa là rất khó khăn và tốn kém nhiều. Bởi vì tuy công ty Agifish là một công ty lớn, có tiềm lực mạnh trong xuất khẩu mà lại có ít sản phẩm bán trên thị trường nội địa, và Agifish gần như bắt đầu từ con số không khi muốn đặt chân trở lại thị trường nhà. Công ty phải tự mình đi tìm khách hàng, bắt đầu xây dựng hệ thống phân phối thường xuyên, phải biết tiếp thị, quảng cáo giữ khách, cạnh tranh hàng ngày... Và công ty cũng đứng vững trên thị trường nội địa và đạt được Các danh hiệu đạt được: hàng Việt Nam chất lượng cao 3 năm liền ( 2004,2005,2006 ) do bạn đọc báo SGTT bình chọn, Thương hiệu mạnh năm 2004 do cục Xúc Tiến Thương Mại bình chọn và Hệ thống phân phối: rộng khắp cả nước từ Bắc đến Nam. Bao gồm hệ thống các siêu thị Co-op mart, Metro, Big C, … và các đại lý ở các tỉnh và có ba khu vực giao dịch: khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, khu vực phía bắc và khu vực Tây Nam Bộ và các nơi khác. Khách hàng thường thay đổi

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cá tra, cá basa của công ty agifish tại địa bàn thành phố long xuyên giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 28 - 51)