Hoạt động Marketing và bán hàng

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cá tra, cá basa của công ty agifish tại địa bàn thành phố long xuyên giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 25 - 50)

4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Hoạt động Marketing và bán hàng

Hàng năm, Công ty dùng một lượng lớn tiền dành cho hoạt động Marketng và bán hàng. Công ty đã thiết lập trang website riêng đưa thông tin lên mạng internet, kịp thời đáp ứng các nhu cầu của khách hàng bằng các phương tiện thông tin hiện đại như: điện thoại, thư điện tử, Fax..., đồng thời cộng tác với website của tỉnh về thông tin ngành.

Ngoài các khách hàng hiện thời, Công ty cũng nỗ lực tìm kiếm các khách hàng mới, các tiếp xúc gần đây với các tập đoàn siêu thị lớn ở Mỹ đã có hứa hẹn tiêu thụ khoảng 9.000 tấn cá/năm (fillet, cắt sợi, nguyên con). Tháng 6/2005, Công ty đã được Sysco- nhà phân phối thực phẩm lớn nhất Bắc Mỹ chấp nhận các xí nghiệp của Công ty Agifish đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh để có thể bán sản phẩm vào Mỹ. Điều này là rất thuận lợi, nếu Sysco mua sản phẩm cá Basa hay cá Tra của Công ty Agifish thì vấn đề nhãn hiệu hàng hoá sẽ không còn quan trọng nữa bởi vì Sysco sẽ sử dụng nhãn hiệu của mình để bán các sản phẩm của Agifish trên thị trường Bắc Mỹ.

Công ty tiến hành hàng loạt các hình thức tiếp thị, quảng cáo như: quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên Truyền Hình, quảng cáo trên PANO, Bảng Hiệu, Hộp Đèn, tham gia hội trợ “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” vào các năm 2004, 2005, 2006 và năm 2007 tại Tỉnh An Giang và thực hiện các ấn phẩm phục vụ công tác xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư.

Công ty đã phối hợp với các đại lý chính thức của mình để tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, tổ chức phòng trưng bày nhằm giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và người tiêu dùng, tiếp cận khách hàng và người tiêu, thu thập thông tin về nhu cầu thị hiếu khách hàng và người tiêu dùng để cải tiến sản phẩm và năng cao chất lượng hàng hóa.

Với sự nỗ lực trong công tác marketing, sản phẩm của Công ty đã được phổ biến rộng rãi ở các Tỉnh Thành trong cả nước và tạo được thương hiệu Agifish mạnh ở trong nước nói chung và ở địa bàn Thành Phố Long Xuyên nói riêng.

Do tính chất của lĩnh vực kinh doanh, hoạt động Marketing hiện nay chủ yếu là do Ban Tổng Giám đốc và phòng sales đảm nhiệm. Phòng sales có thuê 1 chuyên gia nước ngoài luôn quan tâm và chăm sóc khách hàng.

3.1.2. Yếu tố tài chính - kế toán

Vào cuối mỗi năm tài khóa, Công ty Agifish đều tổng kết các chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty, để làm cơ sở cho việc ra các quyết định đúng đắn hơn cho hoạt động trong kỳ tiếp theo.

Bảng 3- 1: Các tỷ số tài chính

Tỷ số tài chính ĐVT 2001 2002 2003 2004

Các tỷ số về khả năng thanh toán

Tỉ số thanh toán tổng quát lần 1,70 1,65 1,55 1,37 Tỉ số thanh toán hiện thời lần 1,36 1,37 1,26 1,12 Tỉ số thanh toán nhanh lần 0,07

7

0,021 0,020 0,004 Tỉ số thanh toán lãi vay lần 6,72 7,06 6,06 2,78

Các tỷ số về khả năng hoạt động

Vòng quay tổng tài sản vòng 2,91 9

3,17 2,34 2,74 Vòng quay hàng tồn kho vòng 8,67 21,29 11,08 12,73 Vòng quay các khoản phải thu vòng 6,78 5,13 5,39 5,39 Kỳ thu tiền bình quân ngày 53 70 66 67 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 9,10 13,78 10,05 10,69

Các tỷ số về khả năng sinh lợi

Doanh lợi tổng vốn (ROA) 0,15

7 0,146 0,110 0,056 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) 0,38 0,41 0,32 0,210 Doanh lợi doanh thu (ROS) 0,05

0 0,046 0,045 0,021 Các tỷ số phản ánh cấu trúc tài chính Tỷ số nợ 0,59 0,61 0,65 0,73 Tỷ số tài trợ 0,41 0,39 0,35 0,27 Nhận xét:

Về khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán nợ hiện thời luôn lớn hơn 1, đây là một biểu hiện tốt trong hoạt động tài chính, điều này cho thấy Công ty có khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ số này đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Và tỷ số khả năng thanh toán nhanh qua 4 năm đều nhỏ hơn 1 lại giảm dần cho thấy khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là rất kém, biểu hiện hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty. Riêng khả năng thanh toán lãi vay của Công ty biến động tăng, giảm không đều nhưng tình hình sử dụng vốn vay của Công ty vẫn có hiệu quả, vào năm 2002 đạt hiệu quả cao nhất.

Về khả năng hoạt động

Vòng quay tổng tài sản: Tăng và giảm không đều qua các năm. Vào năm 2003, vòng quay tổng tài sản giảm so với năm 2002 là 0.83 vòng là do doanh thu thuần năm 2003 giảm nhưng tổng tài sản của Công ty lại tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2004, tỷ số này có xu hướng tăng lên và đạt 2,74 vòng.

Vòng quay hàng tồn kho: Hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng cao vào năm 2002 và giảm bớt vào năm 2003, tỉ trọng hàng tồn kho lớn sẽ phát sinh chi phí bảo quản cao, phải đầu tư vốn cao cho hàng hóa dự trữ, kéo dài chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và tăng nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng. Điều này gây bất lợi cho Công ty nhất là sản phẩm của Công ty thuộc mặt hàng thực phẩm dễ hư hỏng.

Vòng quay các khoản phải thu: Hệ số này có xu hướng giảm dần qua các năm, cho thấy tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của khách hàng đang giảm dần đi, thời gian thu nợ tăng lên cho thấy khả năng thu nợ của Công ty không tốt.

Kỳ thu tiền bình quân: Hệ số này ở năm 2002 cao hơn năm 2001 nhưng giảm đi vào năm 2003, cho thấy thời hạn thu tiền của Công ty đang có xu hướng cải thiện dần, được giảm bớt tuy vẫn còn khá cao. Kỳ hạn thanh toán nợ bình quân của Công ty hiện nay là từ 3 đến 4 tháng.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Công suất hoạt động của tài sản cố định là khá cao: máy móc thiết bị đạt 95%, các máy móc thiết bị hỗ trợ đạt 80% cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của Công ty đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, hiện tại, hiệu suất này tăng giảm không đều qua các năm. Cao nhất vẫn là vào năm 2002, đến năm 2003 thì có xu hướng giảm xuống cho thấy khả năng sản xuất của Công ty giảm so với năm trước đó.

Các tỷ số về khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lợi của Công ty đến năm 2002 là cao, kể cả về việc sử dụng vốn chủ sở hữu và doanh thu. Tuy nhiên, vào năm 2003, các tỷ số doanh lợi bị giảm, chứng tỏ khả năng sinh lợi của Công ty bị giảm đi, nguyên nhân là do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ dẫn đến việc thị phần bị thu hẹp, và do đó làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty bị giảm đi so với năm trước và tác động xấu đến khả năng sinh lợi của Công ty.

Về cấu trúc tài chính của Công ty

Năm 2001, tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn chiếm 58%, Công ty tự tài trợ 42%, nói cách khác, một đồng vốn của Công ty có 0.58 đồng vay nợ. Tỷ trọng này đều tăng lên qua các năm cho thấy Công ty vay nợ ngày càng nhiều hoặc mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp đang giảm đi, nguồn vốn của Công ty phụ thuộc nhiều vào bên ngoài và sẽ làm giảm quyền điều khiển hay kiểm soát của doanh nghiệp. Mặt khác, tỷ trọng nợ trên nguồn vốn tăng lên thể hiện khả năng huy động vốn của Công ty cao, Công ty được đầu tư, tài trợ nhiều hơn trước, cho thấy uy tín của Công ty Agifish vẫn được giữ vững. Hai nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ trọng nợ tăng lên là: Công ty cho thực hiện bán hàng trả chậm nên Công ty tăng vay nợ để đáp ứng kịp thời yêu cầu vốn cho sản xuất và cần vay trung, dài hạn để đầu tư xây dựng.

Nhìn chung, khả năng tài chính của Công ty khá mạnh, khả năng huy động vốn của Công ty cao và khả năng sinh lợi tốt.

3.1.3. Cơ cấu nhân sự và chính sách đối với người lao động

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty Agifish tại thời điểm 31/12/2006 là 3.690 người với 2.008 hợp đồng lao động dài hạn và 1.682 hợp đồng lao động ngắn hạn. Trong đó:

Lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 265 người chiếm 7,18%; Trung cấp là 76 người chiếm 4,66%;

Lao động khác chiếm 88,16%

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang thực hiện nghiêm chỉnh Bộ Luật Lao Động của Nhà nước Việt Nam, triển khai cụ thể đến toàn thể cán bộ công nhân viên. Công ty thực hiện đúng việc nộp và thanh toán đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết đầy đủ các chế độ ốm đau, thai sản… Theo quy định của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên. Công ty đã thành lập phòng y tế cho mỗi xí nghiệp sản xuất để giải quyết khám bệnh kịp thời cho công nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

Công ty luôn làm tốt công tác bảo hộ lao động, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, thực hiện nghiêm các quy định về bảo hộ lao động và các quy chế an toàn lao động. Công ty có hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt, vệ sinh một cách đầy đủ và an toàn cho cán bộ công nhân viên.

Công ty bố trí hợp lý thời gian làm việc, bình quân 41 giờ/tuần (lao động gián tiếp), 48giờ/tuần (lao động trực tiếp), đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng buổi cơm trưa cho cán bộ công nhân viên. Hàng năm, cán bộ công nhân viên Công ty được đi tham quan du lịch, nghỉ mát.

Công ty thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công nhân viên. Công ty tổ chức học tập và thi tay nghề định kỳ hàng năm cho công nhân trực tiếp sản xuất để xét nâng bậc tay nghề và nâng bậc lương. Bình quân hàng năm nâng bậc lương cho 300 người, trình độ tay nghề trung bình của công nhân hiện nay là bậc 3/6.

Công ty đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong năm 2006 là 1.750.000 đồng/tháng

3.1.4. Phát triển công nghệ

Hầu hết các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của Công ty được trang bị từ những năm 1990 trở đi, trong đó có trang bị mới trong các năm từ 2000 - 2006. Có thể chia máy móc thiết bị của Công ty làm những nhóm như sau: Nhóm các máy móc thiết bị chính: các loại tủ cấp đông (đông tiếp xúc), hầm đông (đông gió), cấp đông băng chuyền IQF phẳng (đầu tư từ 2001-2006), máy sản xuất nước đá vảy, máy trộn cá chân không… Là những máy móc thuộc công nghệ mới, giá trị còn lại hơn 60%, công suất hoạt động đạt khoảng 95%.

Nhóm các máy móc thiết bị hỗ trợ: 2 hệ thống điều hòa Chiller (F7 & F8), hệ thống máy phát điện Cummin (2000), máy hút chân không dán bao (2003), máy niềng thùng (2005), máy phân cở (2000-2005),... Công suất sử dụng khoảng 90%, riêng hệ thống máy phát điện công suất sử dụng khoảng 5% (tùy theo mùa). Giá trị còn lại của các máy móc thiết bị này khoảng 85%.

Ngoài ra, trong năm 2004 Công ty còn trang bị cho Xí nghiệp Chế biến Thực phẩm (phân xưởng F9) hệ thống cấp đông IQF Mycom (khoảng 50% công suất sử dụng), cấp đông tiếp xúc, đông gió, hệ thống đá vảy, điều hòa và các thiết bị phụ trợ: máy cắt, máy đùn xúc xích,…

Bảng 3- 2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của công ty Agifish.

Stt Các yếu tố bên trong Mức quan

trọng Phânloại Điểm quantrọng

1 Thương hiệu nội địa mạnh 0,09 4 0,36 2 Tài chính mạnh, khả năng huy động vốn tốt 0,08 3 0,24 3 Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi 0,09 3 0,27 4 Hoạt động Marketing mạnh 0,09 2 0,18 5 Công nghệ hiện đại 0,09 3 0,27 6 Khả năng nghiên cứu, phát triển mạnh 0,09 3 0,27 7 Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế 0,10 3 0,30 8 Kênh phân phối nội địa tốt 0,10 4 0,40 9 Quản lý chất lượng tốt 0,09 3 0,27 10 Quản trị nhân sự chưa tốt 0,09 3 0,27 11 Hệ thống thông tin và khả năng dự báo kém 0,09 3 0,27

Tổng cộng 1,00 3,10

Nhận xét:

Ta thấy tổng điểm quan trọng là 3,10 cho thấy Công ty Agifish mạnh về nội bộ, Công ty tận dụng những điểm mạnh (hương hiệu nội địa mạnh, tài chính mạnh, tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi, Marketing mạnh, Công ty sở hữu một công nghệ hiện đại, khả năng nghiên cứu phát triển mạnh, chất lượng sản phẩm cao, kênh phân phối nội địa tốt và quản lý chất lượng tốt) nhằm hạn chế các điểm yếu (quản trị nhân sự chưa tốt và hệ thống thông tin, khả năng dự báo kém).

3.2. Phân tích môi trường tác nghiệp 3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Công ty Afiex hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành: Chuyên sản xuất, kinh doanh gạo, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi thức ăn gia súc, thuốc thú y, thi công xây dựng công trình và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác chế biến lâm sản, kinh doanh đồ gỗ gia dụng, hàng bách hóa tổng hợp, hàng điện máy và thiết bị điện tử, phân bón giống cây trồng vật nuôi, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ khai báo hải quan và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Afiex): Đặt mục tiêu sẽ phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thủy sản trong vài năm tới, nhất là ở thị trường nội địa trong đó có thị trường TP. Long Xuyên.

Cũng như công ty Agifish, sau vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa thì công ty Afiex giảm tỷ trọng ở thị trường Mỹ và chuyển sang thị trường nội địa và công ty tích cực xây dựng thương hiệu của mình ở thị trường trong nước.

Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ nội địa, công ty Afiex đã lập hẳn một bộ phận tiếp thị để chăm lo thị trường nội địa, xây dựng được kho lạnh có sức chứa 500 tấn, tiến hành hỗ trợ trên 20 triệu cho các đại lý cấp một của Công ty trên toàn quốc thực hiện bảng hiệu, hình ảnh quảng cáo sản phẩm, đồng thời trang bị cho các đại lý kho trữ lạnh từ 5 - 10 tấn và tủ lạnh trữ hàng. Hiện nay, Công ty Afiex có hai tổng đại lý ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 3 điểm phân phối ĐBSCL.

Thế mạnh của công ty này là khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, khả năng quản lý nguồn nguyên liệu tốt, có nhà máy thức ăn thủy sản hàng đầu, sử dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến, đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, đủ điều kiện để phát triển nguồn lực hiện tại, tạo nên vị thế cạnh tranh cao của mình trong thị trường nội địa.

Hạn chế của công là hệ thống phân phối còn yếu kém, công suất chế biến của công ty không cao.

S tt Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Công ty Agifish Công ty Afiex H ạn g Điểm quan trong H ạn g Điểm quan trong 1 Quản lý chất lượng. 0,09 3 0,27 3 0,27 2 Thị phần. 0,09 3 0,27 2 0,18

3 Kênh phân phối ở Thành phố Lomg Xuyên.

0,11 4 0,44 3 0,33 4 Khả năng cạnh tranh về giá. 0,10 3 0,30 2 0,20 5 Nghiên cứu và phát triển. 0,09 3 0,27 4 0,36 6 Chính sách nhân sự. 0,08 2 0,16 3 0,24

7 Tài chính 0,08 3 0,24 3 0,24

8 Nguồn nguyên liệu. 0,08 2 0,16 4 0,32 9 Am hiểu về khách hàng ở TPLX. 0,11 4 0,44 3 0,33 10 Thương hiệu. 0,10 3 0,30 3 0,30

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm cá tra, cá basa của công ty agifish tại địa bàn thành phố long xuyên giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 25 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w