Qua biểu đồ 3.2 cho thấy: dọa sẩy thai th−ờng biểu hiện bằng cả hai triệu chứng là ra máu âm đạo và đau bụng chiếm tỷ lệ cao (45%). Tỷ lệ thai phụ vào viện với triệu chứng ra máu đơn thuần là 25% và đau bụng đơn thuần là 30%. Nếu xét riêng triệu chứng ra máu âm đạo thì có 70%, đau bụng là 75%. Nh− vậy, dấu hiệu ra máu âm đạo có thể coi là triệu chứng quan trọng trong dọa sẩy thai, phù hợp với quan điểm của Charles R.B. Beckmann: tất cả những chảy máu từ tử cung trong nửa đầu thai kỳ, không có nguyên nhân thực thể thì đều gọi là dọa sẩy thai [ 57]. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Phan Thị L−u xét riêng triệu chứng ra máu âm đạo chiếm 85,7% và đau bụng chiếm 61,1% [ 28]. Theo nghiên cứu của Phạm Quang Hoa thì tỷ lệ ra máu âm đạo là 73,4%, đau bụng vùng hạ vị chiếm 79,7%. Đây là hai dấu hiệu lâm sàng chủ yếu và sớm để chẩn đoán dọa sẩy thai và sẩy thai [ 14]. Những dấu hiệu này không những gợi ý cho thầy thuốc h−ớng chẩn đoán, mức độ nghiêm trọng và cách thức điều trị cũng nh− tiên l−ợng có giữ đ−ợc thai hay không mà ngay thai phụ cũng tự nhận biết.
Theo YHCT, nguyên nhân sinh đau bụng khi có thai là do mạch ở bào thai trở trệ, cho nên gọi là “bào trở”. Chứng đau này có khi đau ở ngực bụng, có khi đau ở bụng d−ới, có khi đau ở vùng eo l−ng và bụng [ 47]. Cũng có nguyên nhân đau bụng là do khí hàn ở TC nên xuất hiện chứng đau bụng mà sợ lạnh, còn đau bụng quặn thắt là vì khí huyết h− suy, mạch Xung, mạch Nhâm yếu không điều hòa giữ gìn đ−ợc huyết để nuôi d−ỡng thai. Khi có thai mà ra huyết còn gọi là chứng “lậu bào” hoặc “thai lậu”. Nếu bị lậu bào lâu ngày cũng làm cho thai không vững, thậm chí đến đọa thai (sẩy thai d−ới 3 tháng) hoặc tiểu sản (sẩy thai trên 3 tháng) [ 29], [ 30], [ 47].
Theo kết quả bảng 3.6: tỷ lệ thai phụ có triệu chứng mỏi l−ng chiếm 38,30%. Chúng ta đã biết l−ng là phủ của thận, gốc của mạch Xung Nhâm cũng ở tạng thận. Vì Xung vi huyết hải, Nhâm chủ bào cung, nên ng−ời phụ nữ khi có thai th−ờng hay mỏi l−ng. Cũng có thể do thai phụ vốn yếu, tiên thiên bất túc, thận khí h− kém hoặc phòng dục không kiêng dè làm hao tổn thận khí mà gây nên thai động không yên. Thận h−, tủy không đủ làm cho đau đầu chóng mặt ù tai “cốt tủy không xung mãn, ngoại phủ bất vinh”, do đó thắt l−ng đau mỏi, trung h− khí nh−ợc, d−ơng khí không có thì thần sắc uể oải, chân tay rũ r−ợi. Khí h− thì thanh d−ơng không phấn chấn, do đó nói không ra hơi, mệt mỏi [ 34].
Các thai phụ có sắc mặt xanh lúc vào chiếm tỷ lệ 78,3%. Theo YHCT, khi có thai huyết phải tập trung nuôi d−ỡng thai nên âm huyết bị kém. Khí huyết của ng−ời mẹ không đầy đủ, khí h− làm thai mất hoạt động, khí huyết thiếu làm mất nguồn dinh d−ỡng cho thai, khí huyết không đủ thì không thể dẫn chuyển lên đầu mặt đ−ợc, do vậy sắc mặt xanh nhợt hay vàng [ 34].
Các thai phụ có mạch trầm hoạt lúc vào chiếm 56,70%. Theo YHCT, mạch trầm hoạt là mạch của những ng−ời có thai mà chính khí ch−a suy giảm, còn mạch trầm nh−ợc là khi chính khí suy giảm nhiều. Bắt mạch ng−ời ta th−ờng bắt nơi thốn khẩu (nơi có động mạch quay đi qua), nơi xem mạch chia làm 3 bộ vị: thốn, quan, xích [ 38], [ 40]. Khi chậm kinh mà bắt mạch thấy mạch điều hòa, không huyền, không sáp, hai bộ xích hoạt lợi hơn (mạch hoạt) là hiện t−ợng của mạch của có thai. Nếu đã có thai mà 6 bộ mạch trầm tế, đoản, sáp hoặc hai mạch xích yếu thì đề phòng dọa sẩy thai [ 42].
4.2. Bμn luận về hiệu quả điều trị dọa sẩy thai của bμi thuốc “Thái sơn bμn thạch thang ” trên các chỉ số lâm sμng vμ cận lâm sμng tr−ớc vμ sau điều trị.
4.2.1. Sự thay đổi các triệu chứng dọa sẩy thai.
Theo bảng 3.7 và biểu đồ 3.3: sau 7 ngày điều trị các triệu chứng đau bụng và ra máu âm đạo đã hết, sau 15 ngày thì vẫn ch−a có thai phụ nào bị đau bụng hay ra máu âm đạo, sau 30 ngày có 1 thai phụ đau bụng chiếm 1,7% và 1 thai phụ ra máu âm đạo chiếm 1,7%. Có 7 thai phụ vừa đau bụng vừa ra máu chiếm 11,6%, đây là nh−ng thai phụ bị thất bại trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này đã gợi ý cho chúng tôi những suy nghĩ về tác dụng của bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” trên lâm sàng. Trong bài thuốc này có các vị đ−ơng quy, xuyên khung, bạch th−ợc, thục địa (là bài tứ vật) có tác dụng bổ huyết, d−ỡng âm. Đảng sâm, hoàng kỳ bổ khí thăng đề. Tục đoạn bổ thận, hoàng cầm thanh can đều có tác dụng an thai. Tất cả các vị thuốc trên hợp lại
thành một ph−ơng thuốc có tác dụng chung là d−ỡng huyết, bổ khí cố thận để an thai.
Ng−ời x−a đã đặt tên cho ph−ơng thuốc này là “Thái sơn bàn thạch” có nghĩa là “bàn đá đặt trên núi Thái sơn”, ý muốn nói là giữ đ−ợc thai không bị sẩy.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.4, 3.5 chỉ ra rằng: sau 30 ngày điều trị các triệu chứng theo YHCT nh−: đau mỏi l−ng, sắc mặt, chất l−ỡi, mạch đều có thay đổi. Khi thai phụ hết đau bụng, hết ra máu âm đạo, hết mỏi đau mỏi thắt l−ng, sắc hồng, chất l−ỡi hồng, mạch hoạt là đã góp phần làm cho thai yên (an thai). Điều đó chứng tỏ bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” có tác dụng an thai sau 30 ngày điều trị liên tục. Tuy nhiên để chứng minh đầy đủ và khoa học cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa. Đây cũng là những h−ớng mở cho các nghiên cứu tiếp theo.
4.2.2. Sự thay đổi một số chỉ số cận lâm sàng.
Trong 60 thai phụ nghiên cứu thì chỉ có 40 thai phụ làm đ−ợc phiến đồ âm đạo nội tiết hai lần. Sở dĩ nh− vậy là vì có một số thai phụ chỉ làm đ−ợc 1 lần, còn lần 2 thì thai bị hỏng nên không làm đ−ợc hoặc vì một số lý do khác mà chúng tôi không lấy đ−ợc mẫu bệnh phẩm.
Theo bảng 3.10: chỉ số IA trung bình tr−ớc điều trị là 10,42% ± 9,48% và sau điều trị là 5,75% ± 3,89%. Chỉ số IP trung bình tr−ớc điều trị là 12,25% ±10,45%, sau điều tri 4,08% ± 3,71%, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.11 cho thấy: tr−ớc điều trị có 20% phiến đồ có tế bào hình thoi âm tính, sau điều trị thì 100% thai phụ đ−ợc làm phiến đồ âm đạo đều có tế bào hình thoi. Tỷ lệ này của Trịnh Thị Thái Hạnh là 60,6% âm tính ở lần xét nghiệm 1 và 33,3% ở xét nghiệm lần 2 [ 13]. Sở dĩ có sự khác này là do cách chọn độ tuổi thai trong từng nghiên cứu. ở những thai phụ mang thai bình
th−ờng sang tháng thứ 3, phiến đồ âm đạo mang tính chất đặc biệt và thăng bằng. Nó hầu hết là tế bào âm đạo trung gian mà đa số là tế bào hình thoi thai nghén, chỉ số ái toan d−ới 6%, chỉ số nhân đông không quá 15% [ 13].
Hình ảnh của phiến đồ âm đạo gián tiếp phản ánh tình trạng nội tiết của hoàng thể thai nghén, mà hoàng thể chủ yếu chế tiết progesteron.
Nh− vậy, sau đợt điều trị chỉ số IA và IP đều giảm. Điều đó chứng tỏ bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” cũng có tác dụng điều hòa hoạt động nội tiết, đặc biệt là estrogen. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: sau đợt điều trị 100% thai phụ đều xuất hiện tế bào hình thoi thai nghén trên 40 thai phụ đ−ợc làm phiến đồ âm đạo nội tiết, điều đó chứng tỏ bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” cũng có tác dụng làm tăng hoạt động của progesteron.
Bảng 3.12 cho thấy: tỷ lệ tim thai d−ơng tính tr−ớc điều trị là 100% (vì chúng tôi chọn những thai phụ có thai 8- 12 tuần có dấu hiệu dọa sẩy, mà thai 8 tuần thì th−ờng đã có tim thai). Sau điều trị chỉ còn 85% tim thai d−ơng tính vì 15% không có tim thai là nằm trong thất bại của nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu ở các bảng 3.9, 3.13 và 3.14 cho thấy: các chỉ số tần số mạch, huyết áp, huyết học (hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, tiểu cầu), sinh hóa (ure, creatinin, AST, ALT) thay đổi không đáng kể. Điều này góp phần nói lên tính an toàn của thuốc là không gây biến đổi hằng số nội môi.
4.3. Kết quả điều trị.
4.3.1 Kết quả chung.
Biểu đồ 3.6 cho ta thấy: trong 60 thai phụ có dấu hiệu dọa sẩy đ−ợc điều trị bằng bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang”, có 51 ng−ời thành công chiếm tỷ lệ 85%. Theo nghiên cứu của Phan Thị L−u thì tỷ lệ thành công là 80,6% [ 28], còn Nguyễn Thị Thúy thì tỷ lệ thành công là 78,6% [ 37]. Kết quả của chúng tôi cao hơn Phan Thị L−u là vì đối t−ợng của tác giả này là tất cả những thai phụ bị dọa sẩy không giới hạn độ tuổi, còn của chúng tôi chỉ chọn những thai phụ từ 8 – 12 tuần, sẩy thai th−ờng gặp trong những tuần đầu của thời kỳ
thai nghén. Theo tác giả Nguyễn Thị Thúy thì tỷ lệ thành công thấp hơn là do đối t−ợng của nghiên cứu là những thai phụ bị sẩy thai liên tiếp, mà nguyên nhân th−ờng gặp là bất đồng NST, do cấu tạo giải phẫu…
4.3.2. Kết quả điều trị theo tuổi thai phụ.
Theo bảng 3.16: nhóm thai phụ > 35 tuổi có kết quả thất bại là 50% cao hơn hẳn nhóm thai phụ có tuổi ≤ 35 (9,62%). Theo Phan Thị L−u tỷ lệ này là 33,3% và 16,7% [ 28].
Theo YHHĐ, phụ nữ trên 35 tuổi, buồng trứng đã bắt đầu có biểu hiện suy giảm chức năng, dẫn đến nội tiết không đầy đủ, nội mạc tử cung kém phát triển, gây bất lợi cho thai làm tổ. Buồng trứng suy giảm chức năng dẫn đến thiểu năng hoàng thể thai nghén, do đó dinh d−ỡng thai kém. Mặt khác, tuổi thai phụ càng cao thì nguy cơ bất th−ờng NST càng cao, mà bất th−ờng NST là nguyên nhân hàng đầu gây sẩy thai [ 61].
Theo YHCT, từ 35 (5x7) tuổi trở đi d−ơng mạch bắt đầu suy, da nhăn, tóc bắt đầu bạc, thiên quý cũng bắt đầu suy, mạch Xung Nhâm suy yếu. Mạch Xung là bể của huyết, mạch Nhâm là chủ bào cung. Khi mạch Xung Nhâm đầy đủ thì thụ thai và sinh đẻ đ−ợc bình th−ờng. Thận chủ về sinh dục, thận khí h− lâu ngày dẫn đến tỳ h−, nguồn tạo ra khí huyết giảm, Xung Nhâm không đầy đủ, thai không đ−ợc nuôi d−ỡng dễ gây ra động thai [ 34], [ 42].
4.3.3. Kết quả điều trị theo tiền sử sẩy thai.
Bảng 3.17 chỉ ra rằng: tỷ lệ thành công trong nhóm ch−a bị sẩy thai và nhóm đã có một lần sẩy thai có sự khác biệt không đáng kể. Tỷ lệ thành công trong nhóm ch−a bị sẩy thai và nhóm có tiền sử sẩy thai ≥ 2 lần có sự khác biệt, cụ thể ch−a bị sẩy lần nào thì tỷ lệ thành công 96,67%, nhóm bị sẩy ≥ 2 lần chỉ có 50% thành công. Nh− vậy số lần sẩy thai càng nhiều thì tỷ lệ thai thành công thấp. Theo nghiên cứu của Malpas và Eastman, nếu thai phụ có 2 lần sẩy trong tiền sử thì tỷ lệ thành công ở lần có thai thứ 3 là 73%, Thai phụ sẩy 3 lần
trong tiền sử thì tỷ lệ thành công ở lần có thai thứ 4 là 52%, Thai phụ có 4 lần sẩy trong tiền sử thì tỷ lệ thành công ở lần có thai thứ 5 chỉ còn 34% [ 70].
4.3.4. Kết quả điều trị theo dấu hiệu đau bụng và ra máu.
Theo bảng 3.18: nhóm thai phụ chỉ có ra máu thì tỷ lệ thành công là 93,33%, nhóm thai phụ chỉ có đau bụng thì tỷ lệ thành công là 94,44%, nhóm thai phụ có cả đau bụng và ra máu thì tỷ lệ thành công là 74,07%. Nh− vậy nhóm thai phụ chỉ đau bụng đơn thuần có tỷ lệ thành công cao nhất, còn nhóm thai phụ cả ra máu và đau bụng thành công thấp nhất. Điều này cũng phù hợp với cơ chế: đau bụng là triệu chứng cơ năng do co bóp TC, còn ra máu là triệu chứng thực thể do bong rau. Nếu bong rau ở mức độ nhẹ, tức là ra máu ít, nếu bong rau mức độ nặng thì ra máu nhiều hơn đồng thời TC co bóp nhiều hơn gây ra triệu chứng lâm sàng vừa đau bụng vừa ra máu và có nguy cơ sẩy thai cao hơn. Theo Nguyễn Thị Thúy tỷ lệ của thai phụ chỉ có ra máu thành công là 81,4%, chỉ đau bụng thành công 85%, cả ra máu và đau bụng thì thành công 59,1% [ 37]. Tỷ lệ thành công của chúng tôi cao hơn, có lẽ là do thai phụ dọa sẩy trong nghiên cứu có tuổi thai chỉ 8 -12 tuần, còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy là những thai phụ có tiền sử sẩy thai liên tiếp và không giới hạn tuổi thai.
4.3.5. Kết quả điều trị theo bắt mạch lúc vào của YHCT.
Theo bảng 3.19: những thai phụ lúc vào mà có mạch trầm hoạt thì tỷ lệ thành công 100% còn những thai phụ có mạch trầm nh−ợc thì tỷ lệ thành công chỉ 65,38%. Điều này cũng phù hợp với lý luận của YHCT: mạch trầm hoạt là mạch của nh−ng ng−ời mang thai mà chính khí ch−a suy giảm, còn mạch trầm nh−ợc là chính khí đã suy giảm. Hải Th−ợng Lãn Ông có ghi “phụ nữ có thai th−ờng mạch trầm hoạt hoặc đới hồng”. Mạch hoạt là biểu hiện của khí huyết còn đủ. Khi có thai, khí huyết tập trung vào Xung Nhâm và bào cung để nuôi d−ỡng thai. Gốc của Xung Nhâm ở tạng thận, nuôi d−ỡng Xung Nhâm là khí huyết của tạng can và tạng tỳ. ở phụ nữ có thai mà mạch trầm hoạt là chứng
tỏ khí huyết của ba tạng can, tỳ thận đầy đủ, Xung Nhâm đ−ợc nuôi d−ỡng tốt nên thai yên (an thai) [ 46]. Kết quả trong trong nghiên cứu của chúng tôi, những thai phụ có mạch trầm hoạt thì tỷ lệ thành công cao hơn cũng phù hợp với biện luận của YHCT. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: số thai phụ có mạch trầm nh−ợc lúc vào viện, trong quá trình điều trị có một số thai phụ đã chuyển sang mạch trầm hoạt (bảng 3.8 và biểu đồ 3.5).
4.4. Bμn luận về một số tác dụng không mong muốn của bμi
thuốc “thái sơn bμn thạch thang ”.
Theo bảng 3.15 thì có 3 thai phụ có triệu chứng táo bón chiếm 5%. Không có thai phụ nào bị mẩn ngứa, đau đầu, đầy bụng, ỉa lỏng. Chúng tôi không nghĩ đến do tác dụng phụ của thuốc, vì trong bài thuốc không có vị thuốc nào gây táo bón. Cả 3 thai phụ này đều là những ng−ời có tiền sử táo bón từ tr−ớc, có thể là do thói quen của họ.
Trong quá trình điều trị theo dõi chỉ số tần số mạch, huyết áp đều bình th−ờng (bảng 3.9)
Trên cận lâm sàng: các chỉ số về hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu, ure, creatinin, AST, ALT tr−ớc và sau điều trị thay đổi không đáng kể và ở trong giới hạn bình th−ờng sau đợt điều trị (bảng 3.13 và 3.14.).
Điều này chứng tỏ bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” không gây ra tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và không ảnh h−ởng tới chức năng gan, thận.
kết luận
Qua nghiên cứu trên 60 thai phụ có thai từ 8 – 12 tuần bị dọa sẩy thai đ−ợc điều trị bằng bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang”, với những kết quả thu đ−ợc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” có tác dụng điều trị dọa sẩy thai từ 8 – 12 tuần.
* Lâm sàng:
-Các triệu chứng ra máu âm đạo, đau bụng đều hết sau 7 ngày, 15 ngày điều trị (p < 0,01).
-Các triệu chứng đau mỏi thắt l−ng giảm dần sau 7 ngày, 15 ngày và 30 ngày điều trị (p < 0,05). Sắc của thai phụ hồng hơn, chất l−ỡi hồng hơn, mạch trầm hoạt hơn sau 30 ngày điều trị (p < 0,05).
-Tỷ lệ thành công sau 30 ngày điều trị là 85%. Tỷ lệ thành công ở nhóm