Các chỉ số theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của bài thuốc thái sơn bàn thạch thang trong điều trị dọa sẩy thai từ 8 12 tuần (Trang 44 - 46)

2.3.4.1. Các chỉ số lâm sàng theo YHHĐ.

* Ra máu âm đạo: trong dọa sẩy thai, thai phụ có thể không ra máu hoặc ra máu ít, máu có thể đỏ chỉ dính quần lót hoặc băng vệ sinh, nên hỏi thai phụ để theo dõi.

* Tức nặng hoặc đau bụng d−ới: hỏi thai phụ.

* Theo dõi huyết áp: huyết áp đ−ợc đo ở tay trái của thai phụ bằng huyết áp đồng hồ theo ph−ơng pháp Korotkov, đo ở t− thế nằm, vào buổi sáng (nghỉ 30 phút tr−ớc khi đo) và tính bằng mmHg.

* Theo dõi mạch: lấy mạch bằng cách đếm mạch quay ở cổ tay trái thai phụ trong 01 phút bằng đồng hồ của Khoa Phụ, đơn vị tính lần/ phút.

2.3.4.2. Các chỉ số lâm sàng theo YHCT.

* Mỏi thắt l−ng: hỏi thai phụ.

* Nhìn sắc (thần sắc): đánh giá hai loại chính là sắc hồng và sắc xanh. * Xem l−ỡi: đánh giá chất l−ỡi hồng hoặc nhợt.

* Bắt mạch: bắt mạch ở tay trái của thai phụ. Vị trí bắt là 3 bộ: thốn, quan, xích. Mạch đ−ợc đánh giá ở hai mức độ trầm nh−ợc hoặc trầm hoạt.

Tất cả các chỉ số lâm sàng của YHHĐ và YHCT đ−ợc theo dõi vào bốn thời điểm: tr−ớc điều trị (N0), ngày thứ 7 (N7 ), ngày thứ 15 (N15 ) và ngày thứ 30 (N30) của đợt điều trị. Chúng tôi chia mốc nh− trên là vì: thai phụ cần đ−ợc theo dõi sát các triệu chứng trong 7 ngày đầu (đặc biệt là chứng đau bụng và ra máu âm đạo) để tiên l−ợng điều trị. Nếu sau 7 ngày mà triệu chứng đau bụng, ra máu âm đạo không giảm thì chúng tôi phải kết hợp ph−ơng pháp điều trị của YHHĐ.

* Siêu âm thai: để theo dõi sự phát triển của thai và dấu hiệu dọa sẩy thai, chúng tôi sử dụng ph−ơng pháp siêu âm qua đ−ờng bụng với một bác sỹ siêu âm trên cùng 1 máy siêu âm, tại Khoa Thăm dò chức năng - Bệnh viên Y học cổ truyền Trung −ơng.

* Phiến đồ âm đạo nội tiết: để thăm dò hoạt động của estrogen và progesteron, chúng tôi dùng kỹ thuật: dùng tăm bông, lấy dịch ở cùng đồ bên âm đạo. Mẫu bệnh phẩm đ−ợc phết lên lam kính nhẹ nhàng rồi cố định ngay trong dung dịch cồn 90o - ête (tỷ lệ 50:50) thời gian 15 phút, sau đó để ráo (tối đa 7- 10 ngày). Một bác sỹ Khoa Phụ - Bệnh viện YHCT TW lấy mẫu bệnh phẩm sau đó đ−ợc gửi đến Khoa Tế bào - di truyền - Bệnh viện Phụ sản TW để một bác sỹ chuyên khoa đọc kết quả trên kính hiển vi.

* Huyết học: công thức máu + Số l−ợng hồng cầu (T/L) + Số l−ợng bạch cầu (G/L) + Số l−ợng tiểu cầu (G/L)

+ Định l−ợng huyết sắc tố (g/L) * Sinh hoá:

+ Ure máu (mmol/l) + Creatinin máu (μmol/l) + AST (U/l)

+ ALT (U/l)

Các chỉ số về cận lâm sàng đ−ợc đánh giá vào hai thời điểm: tr−ớc điều trị (N0) và kết thúc đợt điều trị (N30). Thai phụ đ−ợc lấy máu vào sáng sớm (ch−a ăn sáng).

2.3.4.4. Theo dõi các triệu chứng khác.

* Mẩn ngứa.

* Rối loạn đại tiểu tiện. * Đau đầu...

Tất cả các chỉ số trên đ−ợc theo dõi vào bốn thời điểm: tr−ớc điều trị (N0), ngày thứ 7 (N7), ngày thứ 15 (N15 ) và ngày thứ 30 (N30) của đợt điều trị.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng của bài thuốc thái sơn bàn thạch thang trong điều trị dọa sẩy thai từ 8 12 tuần (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)