Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam doc (Trang 37 - 46)

1, Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng dụng

- Do điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu của nước ta cho phép trồng được cả hai

loại cà phê chè và cà phê vối trên các vùng riêng biệt: trồng cà phê vối ở vùng khí hậu nóng ẩm phía Nam và trồng cà phê chè ở vùng khí hậu ôn hòa ở miền núi

phía Bắc, rải rác ở một số vùng có độ cao từ 800 - 900m so với mặt nước biển. Vì vậy, cần tập trung xây dựng và củng cố vùng cà phê vối ở Tây Nguyên, Đông

Nam Bộ. Đồng thời, hỗ trợ và phát triển vùng cà phê chè ở Sơn La, Điện Biên,

Lâm Đồng , Gia Lai, Đăk Nông, Trị Thiên, Nghệ An...

- Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong

quản lý ngành cà phê. Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành trong thời kỳ chiến lược, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Từ đó đề ra các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đối với ngành cà phê.

- Chính phủ, các Bộ, ban , ngành phải chỉ đạo chặt chẽ, hỗ trợ, tăng cường

công tác quản lý, giám sát kiểm tra chất lượng thực hiện các chiến lược, quy

hoạch.

- Có chính sách, giải pháp gắn kết sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế

biến cà phê, hỗ trợ quy hoạch lại hệ thống các cơ sở chế biến cà phê xuất khẩu,

Đề ế ể 37

- Tạo ra cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư cho ngành cà

phê.

2, Giải pháp về đất trồng

Quán triệt phương châm “quy hoạch mềm” trên diện tích đất trồng cà phê, tức

là bố trí giống cây cà phê vào từng loại đất thích hợp, có thể điều chính theo biến động cà phê hoặc do chất lượng đất thay đổi.

Hoàn thiện, đổi mới chính sách đất đai; bổ sung quy định về điều kiện chuyển đổi với đất trồng cà phê nói riêng và đất nông nghiệp nói chung. Điều này, giúp

người dân yên tâm hơn trong việc đầu tư sản xuất cà phê trong dài hạn.

3, Giải pháp về thị trường

* Về thị trường trong nước

- Xây dựng và phát triển các mô hình tổ chức thị trường cà phê trong nước.

Tạo lập các mối liên kết giữa các doanh nghiệp thương mại , các nhà sản xuất và

người tiêu dùng

- Xây dựng khung pháp lý và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu

cà phê.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường cà phê ổn định, đồng bộ, có tính liên kết cao. Thiết lập và kết nối các kênh thông tin về thị trường cà phê quốc tế với

thị trường cà phê nội địa.

- Triển khai mạnh công tác xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa. Tăng cường hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu nhu cầu của khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng về sản phẩm cà phê. Đồng thời, tiến hành quảng bá thương hiệu, giới thiệu

sản phẩm, thiết lập mạng lưới phân phối và tiêu thụ.

- Thực hiện các chính sách về giá cà phê một cách linh hoạt dựa trên nguyên tắc thị trường, thống nhất đảm bảo tính cạnh tranh ngành và cạnh tranh của quốc

gia .

- Thực hiện chính sách kích cầu đối với việc tiêu dùng cà phê nội địa nhằm đẩy

mạnh cầu thị trường nội địa.

* Về thị trường ngoài nước

- Cần có những chính sách đẩy mạnh xúc tiến thương mại với mặt hàng cà phê kể cả trực tiếp (biện pháp kích thích vào nhu cầu) hoặc gián tiếp ( biện pháp nhấn

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiếnthương mại cho các doanh nghiệp

- Xúc tiến nhanh các hoạt động xây dựng , đăng ký thương hiệu cà phê.

4, Giải pháp về nguồn nhân lực

- Khuyến khích tập trung nguồn nhân lực có trình độ thích hợp để xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh cà phê, các vùng sản xuất cà phê tập trung quy

mô lớn.

- Khuyến khích các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực,

tay nghề, tri thức, kinh nghiệm sản xuất, chế biến quản lý mặt hàng cà phê.

- Cần có cơ chế nâng cao năng lực tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho người lao động

- Tạo cơ chế thông thoáng thu hút những cán bộ, người lao động có trình độ,

tay nghề cao tham gia quá trình sản xuất cà phê xuất khẩu nhằm tăng năng suất,

cải tiến chất lượng hàng xuất khẩu, thu được lợi nhuận cao.

5, Giải pháp về phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu xuất khẩu

- Đổi mới hoạt động, nâng cao vai trò, chức năng của Hiệp hội cà phê Việt

Nam

- Hoàn thiện và bổ sung các chính sách đối với kinh tế trang trại:

+ Hướng dẫn cụ thể các chế độ khuyến khích phát triển sản xuất cà phê + Cụ thể hóa chính sách ưu đãi vốn đầu tư cho kinh tế trang trại

+ Khuyến khích các trang trại cà phê đăng ký theo Luật Doanh nghiệp

6, Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công ngh

*Về giống:

- Cần chọn lọc và phát triển những giống cà phê mới có chất lượng cao. Đối

với cà phê vối, chọn bộ giống do Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên cấp

phép với 5 tinh dòng: 13/8; 14/8; 2/3; 17/12; 11/3A4. Mới đây, bổ sung thêm 6 dòng vô tính nữa là V4/55; NG13/8; NG14/8; N17/12; A1/20; TH 2/3. Đối với cà phê chè, bên cạnh việc sử dụng giống Catimor thuần chủng còn sử dụng thêm các giống mới như TN1; TN2; TN3; TN4; TN5; TN6. Những giống này cho năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

suất cao , kích thước hạt lớn, khắc phục được bệnh gỉ sắt, phù hợp với điều kiện

Việt Nam.

Đề ế ể 39

Tăng cường đầu tư vào kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê nhất là công tác

thâm canh, nâng cao năng suất. Đồng thời tăng cường khuyến cáo và có các giải

pháp kinh tế hợp lý để hạn chế tình trạng thu hái cà phê không đúng quý trình kỹ

thuật. Đẩy mạnh sản xuẩt cà phê xuất khẩu có chất lượng cao theo hướng sản

xuất cà phê hữu cơ. Ngoài ra, đẩy mạnh thâm canh cà phê trên những diện tích có

hiệu quả . Chúng ta cũng cần trồng xen cây cà phê với các loại cây trồng khác như cây ăn quả, những cây tán rộng để giảm độ bay hơi nước của cây cà phê.

Khái quát lại, phát triển cây cà phê theo công thức “ Ba giảm, ba tăng,một

chống” :

- Giảm: Phân hóa học, thuốc trừ sâu và nước tưới

- Tăng: Cây che mát. phân hữu cơ, tỉa cành tạo hình - Chống : hái quả xanh, hoặc để nẫu, khô rụng

* Về chế biến

- Cần ứng dụng những công nghệ tiên tiến , thiết bị hiện đại, cải tiến hệ thống

quản lý chất lượng làm tăng uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường xuất

khẩu; phấn đấu cà phê loại I đạt 35%; loại II đạt 45%

- Tập trung hỗ trợ công nghệ chế biến ướt kết hợp đầu tư xây dựng sân phơi xi măng, máy sấy cà phê

- Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê dạng lỏng , cà phê khử cafein, cà phê hữu cơ... Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ

cà phê chế biến sâu đạt 10-15%.

Tóm lại, sản lượng, chất lượng và giá thành sản phẩm cà phê xuất khẩu phụ

thuộc vào việc thực hiện các giải pháp có đồng bộ và hiệu quả hay không? Song, tương lai, cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa trên thị trường

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ I- Kết luận

Từ những nghiên cứu và phân tích trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam:

- Hoạt động xuất khẩu cà phê là một hoạt động thương mại đưa nông sản Việt

Nam ra tiêu thụ ở thị trường thế giới nhằm thu được nguồn lợi nhuận cao hơn so

với việc tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường nội địa.

- Hoạt động xuất khẩu cà phê của có hiệu quả - đứng thứ hai thế giới về xuất

khẩu cà phê và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta thể hiện tiềm năng xuất

khẩu của Việt Nam là lớn. Thành tựu kinh tế này làm tăng cường mối quan hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, từ đó mở ra các mối quan hệ hợp tác lâu dài về chính trị - xã hội, nâng tầm Việt Nam lên cao hơn, tạo cơ sở cho Việt Nam

chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu

- Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang ở “ thời kỳ hoàng kim” nhưng đằng sau nó còn rất nhiều bất cập bởi lẽ thị trường cà phê Việt

Nam chịu tác động mạnh của giá cà phê thế giới. Tuy sản lượng có tăng nhưng

chất lượng cà phê xuất khẩu vẫn còn thấp do quá trinh thu hoạch- chế biến còn

chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật

- Song, trong điều kiện chính trị - kinh tế Việt Nam hiện nay cho phép chúng

ta lạc quan và tin vào sự tăng lên mạnh mẽ của hoạt động thương mại Việt Nam trong đó có xuất khẩu cà phê, tạo thặng dư lớn cho cán cân thương mại , thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế biến Việt Nam trở thành một cường quốc kinh tế trong tương lai gần nhất.

II- Kiến nghị

Để thúc đẩy xuất khẩu cà phê trong thời gian tới , tôi xin đưa ra một số kiến

nghị như sau:

* Đối với Nhà nước:

- Chú trọng tới các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành cà phê, gắn

Đề ế ể 41

- Ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, tạo điều kiện, hỗ trợ

vốn, khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm cà phê đã qua chế biến

- Hoàn thiện và bổ sung các chính sách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, tăng cường sản xuất cà phê sạch.

- Hoàn thiện chính sách tài chính khuyến khích sản xuất- xuất khẩu cà phê - Thực hiện hệ thống chính sách khuyến khích thương mại : đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại...

- Hạn chế chính sách đầu tư của Nhà nước vào thị trường cà phê xuất khẩu

- Nghiên cứu chiến lược xuất khẩu cà phê một cách toàn diện nhất là trong

điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

* Đối với Bộ, ngành:

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ , ngành trong việc chỉ đạo sản

xuất, xuất khẩu cà phê.

- Chính sách và giải pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện ngành cà phê hiện nay, đảm bảo cho ngành có thể phát triển tốt nhất

* Đối với Hiệp hội cà phê:

- Cần phát huy hơn nữa chức năng, vai trò của Hiệp hội trong các lĩnh vực:

+ Phối hợp có hiệu quả các hoạt động sản xuất cà phê trên thị trường trong và

ngoài nước

+ Thống nhất nhận thức và hành động , tránh gây tổn hại đến lợi ích toàn ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chống hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường của các doanh nghiệp kinh

doanh cà phê xuất khẩu.

- Củng cố, hoàn thiện để Hiệp hội thực sự trở thành cầu nối giữa các doanh

nghiệp, hội viên và Nhà nước, tạo ra một hệ thống quản lý thống nhất từ trên xuống tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê xuất khẩu, tổ chức thăm dò, khảo sát, tìm kiếm thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam , nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho cà phê Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh Tế Phát Triển - Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

2. Giáo trình Kinh Tế Ngoại Thương - Nhà xuất bản Hà Nội

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội

3. Kinh Tế Đối Ngoại Việt Nam - Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ

Chí Minh (2006) 4. Tổng Cục Thống kê

5. Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam (Thực trạng

và giải pháp nâng cao) - Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân

(2006)

6. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm Đổi mới (1986-2005) Nhà xuất bản Thống Kê (2006)

7. Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 - Bộ Kế

Hoạch Đầu Tư

8. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VIFACO)

9. Báo cáo nghiên cứu ngành Cà phê -2004 - Ngân hàng thế giới (WB)

10. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam năm 1999 và dự báo

những năm tiếp theo - Ngân hàng thế giới (WB)

Các trang web tham khảo

1, http://agro.gov.vn./ 2, http://www.vicofa.org.vn./ 3, http://librery.thinkquest.org./ 4, http://thongtinthuongmaivietnam.com.vn./ 5, http://www.rfa.org/ 6, http://viet.vietnamembassy.us/ 7, http://www.mpi.gov.vn/ 8, http://vnexpress.net/ 9, http://mof.gov.vn/ 10, http://gso.gov.vn/ 11, http://viettrade.gov.vn/

Đề ế ể 43 12, http://mot.gov.vn/ 13, http://vneconomy.vn/ 14, http://vietnamnet.vn/ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ... 1 NỘI DUNG ... 2

Chương I : Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá ... 2

I- Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá ... 2

1, Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam. ... 2

2-Vai trò của xuất khẩu. ... 5

3- Nhiệm vụ - phương hướng phát triển xuất khẩu. ... 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II- Một số lý thuyết bàn về lợi ích của ngoại thương đối với phát triển kinh tế . 8 2- Lý thuyết “ Lợi thế so sánh” của David Ricacdo ... 9

3- Lý thuyết “ Tỷ lệ các yếu tố” của Hecksher - Ohlin ... 10

III- Chiến lược xuất khẩu hàng hóa ... 11

1- Tác động tích cực của chiến lược đối với phát triển kinh tế... 11

2- Những hạn chế của nền kinh tế khi áp dụng chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô. ... 12

IV-Bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam ... 13

Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam ... 14

I- Thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê ... 14

1, Thực trạng sản xuất cà phê ... 14

2- Thực trạng chế biến cà phê. ... 17

3- Thực trạng xuất khẩu cà phê ... 18

II- Thực trạng tiêu thụ cà phê Việt Nam ... 25

Chương III: Tác động của hoạt động xuất khẩu cà phê tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam ... 29

I- Tác động kinh tế của hoạt động xuất khẩu cà phê ... 29

II- Tác động chính trị - xã hội của hoạt động xuất khẩu cà phê ... 32

Chương IV: Dự báo - định hướng - giải pháp thúc đẩy thị trường xuất ... 34

II- Định hướng nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu ... 34

III- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam ... 36

1, Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng ... 36

2, Giải pháp về đất trồng ... 37

3, Giải pháp về thị trường... 37

4, Giải pháp về nguồn nhân lực ... 38

5, Giải pháp về phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê xuất khẩu... 38

6, Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ ... 38

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ... 40

I- Kết luận ... 40

II- Kiến nghị ... 40

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam doc (Trang 37 - 46)