Định hướng nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam doc (Trang 35 - 37)

Từ những dự báo về tình hình sản xuất- xuất khẩu cà phê Việt Nam, để nâng

cao giá trị xuất khẩu của cà phê, chúng ta cần phải xây dựng các chính sách, giải pháp hướng vào các vấn đề như sau:

* Hướng vào việc xây dựng chiến lược phát triển cà phê bền vững.

Để xây dựng phát triển một ngành cà phê bền vững, trước hết chúng ta cần

xem xét từ vấn đề giống và diện tích gieo trồng một cách hợp lý. Theo VIFACO,

Đề ế ể 35

hướng: Thứ nhất, giảm diện tích đất trồng cà phê Robusta, phá bỏ những nơi cho năng suất thấp, đầu tư cải tạo đất để trồng những mặt hàng nông sản khác là những cây lâu năm, có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều, hồ tiêu...Thứ hai, mở

rộng diện tích trồng cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện đất đai, khí hậu

thích hợp do cà phê Arabica là chủng loại cà phê chè có thể trồng và phát triển ở

Việt Nam và nó có giá trị xuất khẩu cao hơn cà phê Robusta. Cụ thể, ổn định diện

tích trồng cà phê ở mức từ 450.000 ha đến 500.000 ha.Trong đó: Diện tích trồng

cà phê Robusta chỉ còn 350.000 ha đến 400.000 ha, tức đã giảm đi từ 100.000 - 150.000 ha. Diện tích cà phê Arabica là 100.000 ha ,tăng 60.000 ha. Bên cạnh đó,

chúng ta cần đẩy mạnh thâm canh cà phê trên những diện tích có hiệu quả trong

quy hoạch, hướng tới sản xuất cà phê sạch, cà phê hữu cơ. Đồng thời, chúng ta

cần tiến hành chọn lọc, cải tiến giống cây trồng, hướng dẫn cho người nông dân cách chăm sóc cây, thay thế phân hóa học bằng phân hữu cơ, giảm thiểu đâu tư

nhằm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn cho năng suất cao, lợi nhuận lớn.

Ngoài ra chúng ta cần chú trọng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê cũng như đẩy mạnh việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa. Hiện nay, sản lượng

và giá trị tiêu dùng cà phê ở thị trường trong nước đang có xu hướng tăng lên do

đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

* Hướng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu, tăng tỷ

trọng xuất các mặt hàng cà phê có giá trị kinh tế cao.

Cà phê có chất lượng cao, cà phê đã qua chế biến thường có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với cà phê nhân xô, nhưng sản lượng cà phê đã chế biến đem

xuất khẩu ở nước ta vẫn còn hạn chế. Năm 2002, chúng ta chỉ xuất khẩu được

235 tấn, năm 2003 ( 594 tấn ). Vì vậy, chúng ta một mặt cần phải thức hiện việc

thu hoạch cà phê theo đúng tiêu chuẩn về độ chín , độ bóng... của quả,tránh thu

hoạch quá nhiều trong khi quả thu hoạch không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Mặt

khác, chúng ta cần áp dụng những công nghệ tiên tiến sau thu hoạch, đổi mới

thiết bị, máy móc, hướng dẫn cụ thể cho từng người nông dân cách chế biến, bảo

quản đúng tiêu chuẩn. Cải tiến phương pháp chế biến, không theo phương pháp

thủ công mà chế biến theo một dây chuyển công nghệ đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Song, do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp,

trình độ kỹ thuật của người sản xuất còn hạn chế, nên việc sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn mới là hết sức khó khăn, mà sản xuất theo tiêu chuẩn cũ thì quá thấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

so với tiêu chuẩn thế giới hiện nay. Chính vì thế, cà phê Việt Nam chủ yếu sản

xuất cà phê nhân hữu cơ, cà phê sạch , có chất lượng cao.

*Hướng vào việc thúc đẩy xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng

bá sản phẩm... để nâng cao giá trị xuất khẩu của cà phê

Để nâng cao giá trị xuất khẩu của cà phê, chúng ta cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên phương diện từng doanh nghiệp cũng như Nhà nước. Mở rộng

thị trường xuất khẩu cà phê bằng cách đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động

tiếp thị, tìm kiếm thị trường, từng bước tiến tới bán cà phê trực tiếp cho các nhà rang xay quốc tế, không qua trung gian, rút ngắn được thời gian chi phí vận

chuyển, giao dịch , chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên, giá thành giảm xuống,

thu hồi vốn nhanh. Đồng thời, xây dựng mạng lưới chợ và sàn giao dịch cà phê, tạo điều kiện cho người mua nắm bắt được những thông tin cần thiết, kịp thời,

chính xác về thị trường cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam doc (Trang 35 - 37)