NGOẠI CẢNH VÀ SÂU BỆNH TRONG
THỜI GIAN LÀM THÍ NGHIỆM
Nhiệt độ có quyết định tới tốc độ sinh trưởng của cây lúa. Trong phạm vi giới hạn từ 20 – 30 0C là nhiệt độ tối ưu cho cây lúa phát triển, nhiệt độ càng tăng trong khoảng giới hạn cây lúa phát triển càng mạnh. Trên 40 0C hoặc dưới 14 0C cây lúa sinh trưởng chậm lại. Dưới 13 0C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài trong 1 tuần thì cây lúa sẽ chết. Thời gian nắng trung bình từ 7 – 8 giờ/ngày đáp ứng tốt nhu cầu quang hợp cho cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trong vụ đông xuân nhiệt độ, số giờ nắng thích hợp cho cây lúa sinh trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa quang hợp, sử dụng có hiệu quả phân hóa học và dễ đạt được năng suất cao (Bảng 3.1).
Sâu cuốn là nhỏ Cnaphalocrosis medimalis thích hợp trong vụ đơng xn vì thời tiết thuận lợi cho cây lúa phát triển, cây đẻ nhánh, lá xanh đậm thu hút bướm đến đẻ trứng. Sâu xuất hiện vào hai thời kỳ sinh trưởng của lúa lúc 25 đến 40 và 60 ngày sau khi gieo
(NSKG), sâu phát triển trong một thời giai dài nên có phần ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa tuy không nhiều.
Rầu nâu Nilaparvata lugens Stal giai đoạn 75 NSKG ở mật độ rầy cao nhưng đã kịp thời phịng trị nên khơng ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.
Bệnh đạo ôn (pyricularia oryzae Cav. Et Bri) phát sinh từ cuối thời kỳ đẻ nhánh đến lúa chín vì lúc này mật độ cây đã nhiều và thân lá cũng phát triển nhưng do thuốc phun thường xuyên nên không gây ảnh hưởng lớn sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Bảng 3.1 Đặc điểm khí hậu Thành phố Cần Thơ năm 2009 (Cục Thống kê Thành phố Cần
Thơ, 2009)
Thời gian Nhiệt độ trung bình (0C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) Cả năm 26,8 2410,7 1509 83 Tháng 01 25,8 201,5 17 82 Tháng 02 26,0 198,6 8 77 Tháng 03 27,2 279,7 - 76 Tháng 04 28,4 241,9 128 79 Tháng 05 27,3 205,2 173 86 Tháng 06 27,4 196,4 159 85 Tháng 07 27,3 229,6 119 84 Tháng 08 26,7 177,5 216 87 Tháng 09 26,5 146,3 254 88 Tháng 10 27,3 199,0 223 86 Tháng 11 26,5 152,9 147 84 Tháng 12 25,6 182,1 61 83