SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất của lúa JASMINE85 trong vụ Đông Xuân 2009 - 2010 (Trang 39 - 43)

3.2.1 Chiều cao cây lúa

Theo kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây lúa tăng nhanh nhất vào giai đoạn từ 20 đến 40 NSKG và nhanh nhất là từ 40 đến 60 NSKG, trong đó nghiệm thức bón 5 tấn/ha và nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ có chiều cao cao hơn nghiệm

thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ rơm rạ. Giai đoạn tự 60 NSKG đến thu hoạch chiều cao tăng chậm lại và chiều cao khi thu ở nghiệm thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ rơm rạ là 94,7 cm, nghiệm thức bón 5 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ là 98,9 cm và nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ là 97,7 cm. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa các giai đoạn 10, 20, 40, 60, 78 NSKG và lúc thu hoạch khác biệt khơng có ý nghĩa ở mức thống kê 5% giữa các nghiệm thức.

Chiều cao cây lúa khơng những do đặc tính của giống quy định mà còn bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: dinh dưỡng, mật độ gieo, chế độ thủy văn, .v.v (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Trong 10 ngày đầu cây lúa sử dụng dưỡng chất từ phôi nhũ để vươn cao và mọc rễ là chính nên ít bị ảnh hưởng bởi mơi trường dinh dưỡng trong đất.

Kết quả chiều cao cây lúa khi thu hoạch của thí nghiệm cũng phù hợp với kết quả của Trương Đính (2000) và Nguyễn Thị Lan (2000).

Bảng 3.2 Chiều cao (cm) cây lúa Jasmine85 ở các mức phân rơm rạ theo thời gian sinh

trưởng Phân rơm rạ

(tấn/ha)

Ngày khi khi gieo

10 20 40 60 78 110 0 11,2 23,0 53,3 88,7 93,6 94,7 5 12,1 23,8 54,6 90,7 95,8 98,9 10 11,7 24,4 54,2 90,7 96,1 97,7 F ns ns ns ns ns ns CV (%) 10,76 4,73 5,84 3,55 4,65 2,63 Ghi chú:

ns: Không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Theo kết quả thực nghiệm về dinh dưỡng cây trồng các nhà khoa học Pháp (Boussingau lt, Deheran), Đức (Liebig), họ cho rằng “Để cho đất khỏi bị kiệt quệ cần phải trả lại cho đất tất cả các yếu tố phân bón cây lấy đi theo sản phẩm thu hoạch”, (Trích Vũ Hữu Yêm và ctv., 2001).

Lượng phân hữu cơ rơm rạ bón vào đất ở nghiệm thức bón 5 tấn/ha và nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ chỉ mới trả lại một ít dưỡng chất cho đất mà cây lúa đã lấy đi ở những vụ mùa trước đó vì thí nghiệm này là vụ thứ hai nên chưa tạo được sự khác biệt lớn khả năng cung cấp dưỡng chất giữa các nghiệm thức.

Sau mỗi vụ lúa lượng gốc rạ còn trên đồng ruộng vào khoảng 4,5 tấn/ha (Nguyễn Thành Hối, 2008). Khi đất lúa được cung cấp một lượng C cao, sự bất động đạm sẽ xảy ra

ở dạng chậm hữu dụng cho cây trong khoảng 1 – 2 tuần đầu sau khi gieo, lượng đạm này sẽ cung cấp cho trở lại sau đó cho cây trong q trình khống hóa CHC (Nguyễn Mỹ Hoa và Trịnh Thu Trang, 2002).

Sự bất động đạm này sẽ cao ở nghiệm thức bón 10 tấn/ha và nghiệm thức bón 5 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ cao hơn nghiệm thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ rơm rạ. Tuy nhiên, lượng đạm ở 2 nghiệm thức có bón phân hữu cơ rơm rạ được cung cấp bởi sự khống hóa CHC cũng cao ở cả 2 nghiệm thức này, lượng dưỡng chất khống hóa này sẽ bù lại sự mất đạm do bị cố định vì rơm rạ trước khi bón đã phân hủy một phần. Chính vì vậy, nghiệm thức bón 10 tấn/ha và nghiệm thức bón 5 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ khơng tạo được sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ rơm rạ.

Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., (2005) cho rằng phân hữu cơ là loại phân chứa các chất dinh dưỡng ở dạng những hợp CHC. Những chất dinh dưỡng này cây không trực tiếp sử dụng được mà phải qua sự phân giải của các vsv và các tác động lý, hóa trong đất.

Inubushi và ctv.,1985 cũng cho rằng, trên cơ sở hàm lượng CHC, đạm tổng số trong đất chưa thể dự đoán được khả năng cung cấp đạm hữu dụng cho cây trồng. Trong khi đó, hàm lượng carbonhydrates hịa tan và lượng đạm khống hóa trong dung dịch đất có tính chất quyết định hơn (Trích Nguyễn Mỹ Hoa và Trịnh Thị Thu Trang, 2002).

Cho nên, lượng phân hữu cơ rơm rạ bón vào ở nghiệm thức bón 5 tấn/ha và nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ cịn phụ thuộc vào sự phân hủy của vsv trong đất thì cây mới sử dụng được và chính vsv này cũng lấy đi một phần đáng kể dưỡng chất được khống hóa. Kết quả là sự gia tăng chiều cao cây lúa của 3 nghiệm thức chủ yếu nhờ vào việc bón phân hóa học.

3.2.2 Số chồi trên/m2

Số chồi ở 10 NSKG ở nghiệm thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ rơm rạ là 316 chồi/m2, nghiệm thức bón 5 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ là 315 chồi/m2, nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ là 233 chồi/m2 (Bảng 3.3) khác biệt khơng có ý nghĩa ở mức thống kê 5% giữa các nghiệm thức. Số chồi này là số cây lúa còn sống sau khi gieo trong 10 ngày đầu, trong giai đoạn này cây lúa sống dựa vào dinh dưỡng cung cấp từ phơi nhũ và rất ít bị ảnh hưởng của dinh dưỡng trong đất.

Bảng 3.3 Số chồi giống lúa Jasmine85 ở các mức phân rơm rạ theo thời gian sinh trưởng Phân rơm rạ Phân rơm rạ (tấn/ha) Số chồi/m2 10 20 40 60 78 110 0 316 387 575 665 522 428 5 315 365 540 653 520 418 10 233 323 555 661 535 403 F ns ns ns ns ns ns CV (%) 17,94 16,57 12,83 7,08 9,04 7,80 Ghi chú:

ns: Không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Số chồi tiếp tục giai tăng tới 60 NSKG, lúc này số chồi gia tăng tới mức tối đa ở nghiệm thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ rơm rạ là 665 chồi/m2, nghiệm thức bón 5 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ là 653 chồi/m2, nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ là 661 chồi/m2 và sau đó giảm xuống đến thu hoạch là 428 chồi/m2 ở nghiệm thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ rơm rạ, nghiệm thức bón 5 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ là 418 chồi/m2, nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ là 403 chồi/m2 và đây cũng là số bơng/m2 và cũng khác biệt khơng có ý nghĩa ở mức thống kê 5% giữa các nghiệm thức (Bảng 3.3).

Cũng giống như chiều cao cây lúa, số chồi không những do đặc tính của giống quy định mà cịn bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: dinh dưỡng, mật độ gieo, chế độ thủy văn, .v.v (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Phân hữu cơ rơm rạ sau khi bón vào đất vẫn phải tiếp tục phân hủy và khống hóa cho ra dưỡng chất khống hữu dụng cho cây lúa. Tuy nhiên, tốc độ phân hủy và khống hóa có thể khơng xảy hoặc xảy ra với tốc độ chậm hay nhanh còn phụ thuộc vào tỷ lệ C/N, các yếu tố môi trường và mật số vsv trong đất.

Hàng năm có trung bình từ 2 – 5% CHC được khống hóa, trong khi đó tốc động mùn hóa có thể thấp hơn nếu đất bị canh tác liên tục và không cung cấp đủ CHC cho quá trình mùn hóa ( Đỗ Thị Thanh Ren, 1999; Ngơ Ngọc Hưng và ctv., 2004).

Theo Inubushi và ctv.,1985 cũng cho rằng, không thể dựa vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất, đạm tổng số trong đất chưa thể dự đoán được khả năng cung cấp đạm hữu dụng cho cây trồng. Trong khi đó, hàm lượng carbonhydrates hòa tan và lượng đạm khống hóa trong dung dịch đất có tính chất quyết định hơn (Trích Nguyễn Mỹ Hoa và Trịnh Thị Thu Trang, 2002).

Vi sinh vật đất có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Trong quá tình phân hủy CHC, vsv đảm nhiệm một vai trò cực kỳ quan trọng nhờ vậy mà CHC được phân hủy và tạo nên CHC mới gọi là mùn. Vi sinh vật mùn hóa hoạt động tốt khi tỷ lệ C/N từ 10 – 20, (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999; Hà Thị Thanh Bình và ctv., 2002; Nguyễn Như Hà và ctv., 2006).

Ngoài ra, sự hoạt động của vsv cũng cần đến các dưỡng chất đã khống hóa cấu tạo nên cơ thể khi chúng được cung cấp một lượng CHC có tỷ lệ C/N cao, lượng đạm này tạm thời được tạm giữ bởi vsv khi mật số vsv tăng nhanh (Nguyễn Mỹ Hoa và Trịnh Thị Thu Trang, 2002).

Sự bất động đạm này sẽ cao ở nghiệm thức bón 10 tấn/ha và nghiệm thức bón 5 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ cao hơn nghiệm thức đối chứng khơng bón phân hữu cơ rơm rạ. Mặt khác, lượng đạm ở 2 nghiệm thức có bón phân hữu cơ rơm ra trên được cung cấp bởi sự khống hóa CHC ở 2 nghiệm thức này sẽ bù lại sự mất đạm đó vì rơm rạ trước khi bón đã phân hủy một phần. Vì vậy, lượng phân hữu cơ rơm rạ ở nghiệm thức bón 5 tấn/ha và nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ có vai trị làm gia tăng mật số vsv đất lên và cũng sẽ trả lại cho đất những yếu tố dưỡng chất mà cây lúa đã lấy đi theo sản phẩm thu hoạch ở những vụ trước đó nên chưa tạo được sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 3 nghiệm thức.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân ủ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất của lúa JASMINE85 trong vụ Đông Xuân 2009 - 2010 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)