1.2.1. Hành vi bán phá giá
Hiệp định TPP là Hiệp định mang tính “mở”, với kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại tồn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các hiệp định thương mại tự do (FTA) của thế kỷ 21. Nếu Hiệp định GATT 1994 và các hiệp định thuộc WTO là “luật chơi” thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến thương mại của thế kỷ 20 thì Hiệp định TPP là Hiệp định FTA kế thừa và bổ sung
thêm nhiều quy định mới trong thương mại và đầu tư của thế kỷ 21. Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực thương mại truyền thống như
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại nói chung cho các doanh
nghiệp. TPP một mặt mong muốn tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên được diễn ra mạnh mẽ và toàn diện hơn, nhưng mặt khácTPP vẫn tiếp tục duy trì các
biện pháp phịng vệ thương mại đã được quy định trước đó trong WTO, trong đó có
quy định về bán phá giá và chống bán phá giá.
Trong TPP, nội dung về các biện pháp Phòng vệ thương mại đảm bảo rằng các nhà sản xuất vẫn hồn tồn có thể sử dụng các quy định về phòng vệ thương mại, bao gồm các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và chống trợ cấp. Biện pháp tự vệ được
đặt ra nhằm giải quyết các thiệt hại gây ra bởi hàng hoá nhập khẩu tăng lên một cách
bất thường và đột biến; chống trợ cấp nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi trợ cấp của chính phủ đối với các nhà sản xuất hàng hoá xuất khẩu trong khi biện pháp chống bán phá giá được xây dựng nhằm đối phó với hành vi phân biệt giá quốc tế. Nội dung về phịng vệ thương mại nói chung và chống bán phá giá nói riêng trong TPP cịn đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương
mại do các quốc gia khác khởi xướng phải đảm bảo một quy trình cơng bằng, minh bạch bởi các quốc gia ký kết TPP (cũng đồng thời là thành viên WTO).
Tiếp thu tinh thần của GATT 1994 và ADA, TPP cũng nhìn nhận bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ðýợc hình thành trong hoạt động thương mại quốc tế và dựa trên cơ sở của sự phân biệt giá xuất khẩu và giá thông thường. Về mặt bản chất kinh tế học, bán phá giá được chia làm hai phân nhánh chính, đó là bán phá giá theo giá21 - sự
23
phân biệt giá quốc tế và bán phá giá theo chi phí sản xuất. Tuy nhiên, các quy định trong WTO, TPP và pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất cho rằng:
bán phá giá là hành vi phân biệt giá quốc tế. Do đó, những nội dung về bán phá giá
trong khuôn khổ WTO tiếp tục được áp dụng trong TPP.
1.2.2. Biện pháp chống bán phá giá
Về cơ bản, TPP tiếp thu hầu hết những nội dung của Điều 6 GATT 1994 và
Hiệp định ADA về chống bán phá giá. Trong TPP, các quy định về bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá được ghi nhận tại Mục B, Chương VI22. Theo Điều 6.8,
Mục B, Chương VI của TPP thì:
“1. Mỗi Bên duy trì quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều VI của GATT 1994, Hiệp định AD và Hiệp định SCM.
2. Hiệp định này không trao quyền hay áp đặt nghĩa vụ đối với các Bên liên quan đến thủ tục tố tụng hoặc các biện pháp được thực hiện theo Điều VI
của GATT 1994, Hiệp định ADA hoặc Hiệp định SCM.
3. Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải
quyết tranh chấp) cho các vấn đề phát sinh theo mục này hoặc Phụ lục 6-A (Hoạt động liên quan đến tố tụng về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp).”
Hiểu theo quy định này thì những nội dung như khái niệm hành vi bán phá giá; cách xác định giá xuất khẩu, giá trị thơng thường của hàng hóa và biên độ bán phá
giá; xác định mức độ thiệt hại và nguy cơ gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong
nước; các biện pháp áp dụng để chống bán phá...trong WTO sẽ tiếp tục được quy định trong TPP. Riêng đối với việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, TPP tiếp tục
duy trì những nhóm biện pháp cơ bản như áp dụng biện pháp tạm thời (thuế tạm thời,
đặt cọc một khoản tương ứng bằng thuế chống bán phá giá...), yêu cầu các doanh nghiệp có hành vi bán phá giá thực hiện các cam kết về tăng giá xuất khẩu và phổ biến nhất là áp dụng thuế chống bán phá giá. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tranh
chấp phát sinh trong việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tiếp tục áp dụng
22 Chương VI của TPP quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó Mục A quy định về Biện pháp tự vệ và Mục B quy định về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.
24
thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO được quy định trong Thỏa thuận
về các Quy tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU).
So với WTO, TPP chỉ bổ sung một số quy định về trình tự, thủ tục và các nguyên tắc trong tố tụng điều tra chống bán phá giá. Về trình tự nộp đơn kiện hành
vi bán phá giá và thủ tục điều tra chống bán phá giá, TPP quy định như sau:
“Các bên thừa nhận, tại Điều 6.8 (Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ
cấp), các quyền của các Bên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với Điều VI của GATT 1994, Hiệp định ADA và Hiệp định SCM, các bên
công nhận các hoạt động saucó mục đích thúc đẩy các mục tiêu minh bạch và
đúng thủ tục tố tụng thương mại:
(a) Khi cơ quan điều tra của một Bên nhận được đơn hợp lệ về thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu từ một Bên khác, và không
muộn hơn bảy ngày trước khi tiến hành điều tra, Bên đó phải thơng báo cho
Bên kia bằng văn bản về việc đã nhận được đơn.
(b) Trong một vụ việc tố tụng bất kỳ mà cơ quan điều tra quyết định tiến hành xác minh thông tin do một người cung cấp thông tinvà thích hợp cho việc tính tốn biên thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, các cơ quan điều tra phải kịp thời thông báo cho mỗi người cung cấp thơng tin về ý định của
mình, và:
(i) Báo cho mỗi người cung cấp thông tin trước ít nhất 10 ngày làm việc về
những ngày mà các cơ quan điều tra dự kiến tiến hành xác minh trực tiếp
thơng tin;
(ii) Ít nhất năm ngày làm việc trước ngày xác minh trực tiếp, cung cấp cho người cung cấp thông tin một tài liệu trong có các chủ đề người cung cấp thơng tin cần chuẩn bị để trả lời trong quá trình xác minh và mô tả các loại tài liệu hỗ trợ cần thẩm định; và
(iii) Sau khi hoàn thành xác minh trực tiếp, theo quy định về bảo vệ thông tin mật, lập một báo cáo bằng văn bản mô tả các phương pháp và thủ tục
xác minh được áp dụng, mức độ xác thực của thông tin được cung cấp
25
được công khai nhằm đảm bảo các bên quan tâm có đủ thời gian để bảo
vệ lợi ích của mình.
(c) Các cơ quan điều tra của một Bên phải lưu trữ một tập tin công khai cho mỗi cuộc điều tra và thẩm định, trong đó có:
(i) Tất cả các tài liệu khơng bí mật là một phần của hồ sơ điều tra hoặc
thẩm định; và
(ii) Bản tóm tắt cơng khai của các thơng tin bí mật chứa trong các hồ sơ của mỗi cuộc điều tra hoặc thẩm định, miễn là có thể đảm bảo thơng tin bí mật khơng bị tiết lộ. Cơ quan điều tra có thể tổng hợp các thông tin riêng lẻ không bắt buộc phải tóm tắt. Các tập tin cơng khai và một danh sách của tất cả các tài liệu được chứa trong hồ sơ điều tra hoặc rà soát phải sẵn sàng được xuất trình để kiểm tra và sao chép trong giờ làm việc b́nh thường của cơ quan điều tra và có thể tải về bản điện tử.
(d) Trong trường hợp một biện pháp về thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu từ một Bên, nếu cơ quan
điều tra của Bên đó xác định rằng phản hồi yêu cầu cung cấp thông tin
không thỏa đáng, cơ quan điều tra sẽ thông báo về việc thông tin chưa đầy
đủ cho bên liên quan đã nộp phản hồi và tạo điều kiện cho bên liên quan đó điều chỉnh hoặc giải trình trong một khoảng thời gian cần thiết để hoàn
thành biện pháp về thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp. Nếu
bên liên quan cung cấp thêm thông tin và cơ quan điều tra thấy vẫn chưa thỏa đáng hoặc thông tin không được cung cấp trong thời hạn quy định, và nếu cơ
quan điều tra bỏ qua tất cả hoặc một phần phản hồi ban đầu và các phản hồi tiếp theo, cơ quan điều tra phải giải thích lý do bỏ qua các thơng tin đó trong quyết định hoặc tài liệu khác.
(e) Trước khi ra quyết định cuối cùng, cơ quan điều tra phải thông báo cho tất cả các bên quan tâm về các dữ kiện thiết yếu là cơ sở cho việc ra quyết định về việc có áp dụng các biện pháp dứt khốt hay khơng. Với điều kiện bảo vệ thơng tin bí mật, cơ quan điều tra có thể sử dụng mọi phương tiện hợp lý để công bố các dữ kiện thiết yếu, trong đó bao gồm một báo cáo tóm tắt các dữ liệu trong các hồ sơ, dự thảo, quyết định sơ bộ hoặc một tài liệu kết hợp của
26
các báo cáo hoặc quyết định, nhằm tạo điều kiện cho các bên quan tâm phản hồi về việc cơng bố dữ kiện thiết yếu.” 23
Có thể thấy rằng, ngồi việc ghi nhận hầu hết những nội dung quan trọng về chống bán phá giá trong WTO (Điều VI GATT 1994 và Hiệp định ADA), TPP còn quy định rất đầy đủ cách thức nộp đơn khởi kiện hành vi bán phá giá cũng như trình tự, thủ tục thụ lý, điều tra và giải quyết vụ việc bán phá giá. Các công việc phải làm được thể hiện rõ ràng theo trình tự thời gian. Các ngun tắc trong q trình điều tra như gửi thơng báo tới bên bị kiện, xác minh thơng tin, giữ bí mật thơng tin của các bên khi chưa có kết luận cuối cùng cũng được TPP quy định rất chi tiết24. TPP đặc biệt lưu tâm đến các mốc thời gian. Mỗi giai đoạn điều tra bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, TPP đều quy định cụ thể khoảng thời gian tối đa để thực hiện. Chính quy định này đã làm tăng tính hiệu quả và khả thi của TPP, góp phần tăng thêm độ tin cậy và sự kì vọng của các quốc gia thành viên đối với TPP.
Qua việc tìm hiểu các quy định của WTO và TPP về bán phá giá và chống bán phá giá, tác giá có một số nhận xét như sau:
Một là, TPP không làm ảnh hưởng đến các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của WTO liên quan đến chống bán phá giá. Thậm chí, TPP cịn tăng cường tính
minh bạch và việc thực thi đúng trình tự thủ tục trong các vụ việc phịng vệ thương mại, ví dụ như việc thơng báo bằng văn bản cho bên kia khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng một biện pháp chống bán phá giá, phải thơng báo minh bạch và đúng trình tự thủ tục, lưu trữ tài liệu công khai và cung cấp các văn bản tài liệu không mật trong hồ
sơ hành chính, và phải cung cấp các dữ liệu chính làm căn cứ đưa ra quyết định áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Hai là, TPP tăng cường những nỗ lực để đẩy mạnh thông lệ điều tra tốt nhất
trong các cuộc điều tra chống bán phá giá của nước ngoài. Những quy định này giúp
đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu của các nước thành viên TPP mà phải đối mặt với
những cuộc điều tra phòng vệ thương mại được khởi xướng bởi các nước khác sẽ được đối xử theo một quy trình cơng bằng, và có thể tự bảo vệ mình trong một mơi trường minh bạch. Ngồi ra, TPP cịn tạo ra cơ hội cho các ngành sản xuất của một
23 Điều 6-A, Mục B, Chương VI: Hoạt động liên quan đến thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.
24 Bùi Nguyễn Anh Tuấn (2016), Nội dung về Phòng vệ thương mại trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
27
nước TPP yêu cầu biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển đổi được áp dụng với một,
một số hoặc tất cả các thành viên TPP khác nếu hàng nhập khẩu từ (những) nước này
được cho là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra thiệt hại
nghiêm trọng.
Hi vọng với cơ chế này, các thành viên trong TPP có thể sẽ bảo hộ được ngành sản xuất trong nước trước sức ép phải cắt giảm hoàn toàn thuế quan khi thực hiện hoạt
động thương mại trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu.