2.1 Tình hình tham gia các vụ kiện chống bán phá giá
2.1.2 Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba
Từ khi gia nhập WTO vào năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách bên thứ ba trong 26 vụ kiện35, cụ thể như sau:
Bảng 2. Thống kê vụ kiện Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba36
STT Mã vụ kiện
Các bên tranh chấp (Nguyên đơn – Bị đơn)
Tên vụ kiện Năm khởi
kiện
1 DS343 Thái Lan – Hoa Kỳ Hoa Kỳ – Các biện pháp
chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan
2006
2 DS360 Hoa Kỳ – Ấn Độ Ấn Độ – Các loại thuế đánh
thêm và thặng dư đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ
2007
3 DS375 Hoa Kỳ – EC EC – Chế độ về thuế đối với
một số sản phẩm công nghệ thông tin
2008
4 DS376 Nhật Bản – EC EC – Chế độ về thuế đối với
một số sản phẩm công nghệ thông tin
2008
5 DS377 Đài Loan – EC EC – Chế độ về thuế đối với
một số sản phẩm công nghệ thông tin
2008
6 DS399 Trung Quốc – Hoa Kỳ Hoa Kỳ – Các biệp pháp ảnh 2009
34 https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_maps_e.htm?country_selected=VNM&sense=e (cập nhật đến ngày 05/02/2017).
35 https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_by_country_e.htm (cập nhật đến ngày 05/01/2016).
40
hưởng đến việc nhập khẩu lốp
xe chở khách và xe tải hạng nhẹ Trung Quốc
7 DS402 Hoa Kỳ – Hàn Quốc Hoa Kỳ – việc sử dụng
zeroing trong các biện pháp
liên quan đến chống bán phá giá liên quan đến sản phẩm từ
Hàn Quốc
2009
8 DS405 Trung Quốc – EU EU – các biện pháp chống bán
phá giá áp dụng đối với một số sản phẩm giày dép nhập từ Trung Quốc
2010
9 DS414 Hoa Kỳ – Trung Quốc Trung Quốc – Thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá áp dụng đối với thép lò điện định
hướng hạt cán phẳng
2010
10 DS422 Trung Quốc – Hoa Kỳ Hoa Kỳ – các biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với tôm nhập từ Trung Quốc
2011
11 DS430 Hoa Kỳ – Ấn Độ Ấn Độ – các biện pháp liên
quan đến nhập khẩu một số
sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ
2012
12 DS431 Hoa Kỳ – Trung Quốc Trung Quốc – các biện pháp
liên quan đến xuất khẩu đất
hiếm, tungsten và molybdenum
2012
13 DS432 EU – Trung Quốc Trung Quốc – các biện pháp
liên quan đến xuất khẩu đất
hiếm, tungsten và molybdenum
2012
14 DS433 Nhật Bản – Trung Quốc
Trung Quốc – các biện pháp
liên quan đến xuất khẩu đất
hiếm, tungsten và molybdenum
2012
15 DS437 Trung Quốc – Hoa Kỳ Hoa Kỳ – các biện pháp đối
kháng đánh trên một số sản
phẩm từ Trung Quốc
2012
16 DS449 Trung Quốc – Hoa Kỳ Hoa Kỳ – Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với
41
một số sản phẩm của Trung Quốc
17 DS464 Hàn Quốc – Hoa Kỳ Hoa Kỳ – Các biện pháp
chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với máy giặt lớn từ Hàn Quốc
2013
18 DS471 Trung Quốc – Hoa kỳ Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá và quá trình áp dụng lên sản phẩm của Trung Quốc
2013
19 DS474 Nga – EU EU – Các biện pháp điều
chỉnh chi phí và một số biện pháp chống bán phá giá nhập khẩu từ Nga
2013
20 DS484 Brazil – Indonesia Indonesia – Một số biện pháp
liên quan đến nhập khẩu thịt
gà và sản phẩm từ gà
2014
21 DS490 Đài Loan – Indonesia Indonesia – Biện pháp tự vệ
đối với sắt hoặc sản phẩm
thép
2015
22 DS494 Nga – EU EU – Các biện pháp điều
chỉnh chi phí và một số biện pháp chống bán phá giá nhập khẩu từ Nga (khiếu nại lần hai)
2015
23 DS504 Nhật Bản – Hàn Quốc Hàn Quốc – Thuế chống bán giá đối với khí nén van từ Nhật Bản
2016
24 DS508 Hoa Kỳ – Trung Quốc Trung Quốc – Nhiệm vụ và các biện pháp khác liên quan
đến xuất khẩu một số nguyên
liệu thô
2016
25 DS509 EU – Trung Quốc Trung Quốc – Nhiệm vụ và
các biện pháp khác liên quan
đến xuất khẩu một số nguyên
liệu thô
2016
26 DS511 Hoa Kỳ – Trung Quốc Trung Quốc – Trợ cấp chính phủ cho sản xuất nơng nghiệp
42
Tháng 9/2006, Thái Lan yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO thành lập Ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp giữa Thái Lan với Hoa Kỳ về một số biện pháp chống bán phá giá Hoa Kỳ áp dụng đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan. Vụ kiện
được thụ lý với tên gọi DS343: Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá đối với
tôm nhập khẩu từ Thái Lan. Tranh chấp này có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam vì
đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách bên thứ ba (có quyền và lợi ích liên quan) từ khi gia nhập WTO. Bối cảnh của
vụ kiện giữa Thái Lan – Hoa Kỳ có nhiều điểm tương đồng với tình hình của Việt Nam, cụ thể:
- Sản phẩm mà Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá bị Thái Lan khởi kiện là
tôm nước ấm đông lạnh (frozen warmwater shrimp; đây cũng là một trong
những mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ);
- Hoa Kỳ áp dụng phương pháp Zeroing (quy về 0 các biện độ bán phá âm)
trong kết luận sơ bộ lẫn kết luận cuối cùng để áp thuế chống bán phá giá bất hợp lý đối với sản phẩm tôm nước ấm37.
Cơ quan giải quyết tranh chấp trong vụ kiện này đã đưa ra phán quyết việc áp
dụng phương pháp tính tốn biên độ phá giá Zeroing là vi phạm Điều 2.4.2 Hiệp định ADA và yêu cầu Hoa Kỳ phải tuân thủ đúng các quy định của WTO trong thủ tục điều tra bán phá giá38. Thắng lợi này của Thái Lan đã phần nào giúp Việt Nam học hỏi cách thức lập luận để bác bỏ việc áp dụng phương pháp Zeroing bất hợp lý trong các lần điều tra bán phá giá sản phẩm tôm từ Việt Nam của Hoa Kỳ
Như vậy, một trong những thu hoạch lớn nhất mà Việt Nam học hỏi từ vụ kiện
này là lần đầu tiên tiếp cận được quy trình giải quyết tranh chấp. Thêm vào đó, quốc
gia đang phát triển như Việt Nam cịn có cơ hội hiểu sâu hơn quy định của Hiệp định
ADA, làm quen với thực tiễn đặc biệt là các vụ kiện liên quan đến Hoa Kỳ39. Bởi lẽ,
37 http://www.trungtamwto.vn/wto/giai-quyet-tranh-chap-so-ds343 (truy cập ngày 19/01/2017).
38 Báo cáo của Ban hội thẩm WT/DS343/R đoạn 7.36, tr. 35.
39 Leslie Johns , Krzysztof J. Pelc (2012), Overcrowding in WTO dispute settlement: Why don’t more countries
43
những tranh chấp thương mại hiện nay của Việt Nam phần lớn đều liên quan đến Hoa Kỳ và Việt Nam đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ40.
Việc tham gia vào các vụ tranh chấp tại WTO với tư cách là bên thứ ba khơng
địi hỏi những thủ tục phức tạp như với tư cách bên khởi kiện. Tham gia với tư cách
bên thứ ba không những là cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các bên khởi kiện đối với các vấn đề Việt Nam quan tâm hoặc có lợi ích liên quan, mà cịn đảm bảo quyền lợi của Việt Nam với tư cách quốc gia đang phát triển có khả năng được xem xét. Chẳng hạn, trong vụ kiện EC – Trợ cấp xuất khẩu đường, trong giai đoạn thực thi khuyến
nghị và phán quyết, trọng tài vẫn có một số cân nhắc khi chú ý đến lợi ích của các quốc gia ACP41 là các quốc gia đang phát triển, vốn không phải là một bên trong tranh chấp mà chỉ là bên thứ ba42. Như vậy, trong những vụ kiện trong khuôn khổ của
WTO, lợi ích của quốc gia đang phát triển tham gia với tư cách bên thứ ba được cân nhắc hay không sẽ tùy trường hợp cụ thể43. Do đó, Việt Nam nên tham gia tranh chấp
với tư cách bên thứ ba vừa học hỏi được kinh nghiệm vừa có những lợi ích thiết thực nếu cơ quan giải quyết tranh chấp trong vụ kiến đó xem xét đến44.
Nhìn chung, với khoảng thời gian hơn 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam được
đánh giá là quốc gia khá tích cực trong việc tham gia vào quá trình giải quyết tranh
chấp với tư cách bên thứ ba. Sau q trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, năm 2010 Việt Nam bắt đầu bước sang giai đoạn mới không chỉ tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO với tư cách bên thứ ba mà còn là nguyên đơn, mở đầu bằng vụ kiện DS404:
Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Thắng lợi trong vụ kiện DS404 của Việt Nam chứng tỏ Việt Nam đã tích
cực “học” và “hành” pháp luật WTO mà trước hết là DSU với vai trò là bên thứ ba45.
40 Trần Việt Dũng, Trần Thị Thùy Dương (chủ biên, 2013), Tìm hiểu Luật WTO quy một số vụ kiện về chống
bán phá giá, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.160.
41 ACP (Africa, Caribbean, Pacific) là tên viết tắt của 71 quốc gia tại Châu Phi, vùng biển Caribean và khu vực
Thái Bình Dương tham gia ký kết Cơng ước Lomé với EC lần đầu vào tháng 02/1975 tại Lomé, Togo.
http://en.wikipedia.org/wiki/Lom%C3%A9_Convention (truy cập ngày 17/12/2016). 42 WT/DS283/14, đoạn 102 – 103.
43 Sonia Rolland, “Considering Development in the Implementation of Panel and Appellate Body Reports”,
Trade, Law and Development, Vol.4, (1), The Registrar, National Law University, Jodhpur, pp. 161 – 162.
44 Trần Thị Thùy Dương (2014), Tìm hiểu Luật WTO qua một số vụ kiện về Trợ cấp, NXB Hồng Đức, tr. 210.
45 Trần Thị Thùy Dương (2012), “Nhìn lại 6 năm Việt Nam tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO với tư cách bên thứ ba – ‘học’ và ‘hành’, Tạp chí khoa học pháp lý, Số 6/2012, tr.52.
44
Bảng 3. So sánh sự tham gia của Việt Nam với các một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới
STT Quốc gia Số vụ kiện chống bán
phá giá tham gia với tư cách bên thứ ba/Tổng số vụ kiện tham gia với
tư cách bên thứ ba
Tỷ lệ Số vụ kiện chống bán phá giá tham gia với tư cách bên thứ ba trong lĩnh vực thủy sản Tỷ lệ 1 Việt Nam 10/26 38,4% 3/10 30% 2 Thái Lan 16/72 22,2% 5/16 31% 3 Singapore 5/25 20% 1/5 20% 4 Indonesia 3/17 18% 0/3 0 5 Philippines 0/14 0 0 0 6 Malaysia 2/9 22,2% 0 0 7 Trung Quốc 58/135 43% 22/58 38% 8 Hoa Kỳ 67/136 49% 26/67 39% 9 Nga 5/31 16% 0 0
Theo thống kê 26 vụ kiện Việt Nam đã tham gia với tư cách bên thứ ba như trên, có thể so sánh với số vụ kiện tham gia với tư cách bên thứ ba của một số nước trong khu vực như: Thái Lan (72 vụ), Indonesia (17 vụ), Philippines (14 vụ), Malaysia (09 vụ), Singapore (25 vụ) thì có thể thấy mặc dù số lượng vụ kiện liên quan đến
chống bán phá giá Việt Nam tham gia vẫn còn khiêm tốn so với Thái Lan46. Tuy nhiên, xét về tổng thể Việt Nam khá tích cực trong việc tham gia với tư cách bên thứ ba trong các vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến thủy sản so với các quốc gia khác (chiếm tỷ lệ 30% trong tổng số các vụ kiện chống bán phá giá đã tham gia với tư cách bên thứ ba; xem bảng thống kê So sánh sự tham gia của Việt Nam với các nước
trong khu vực và trên thế giới). Điều này không những giúp Việt Nam học hỏi kinh
nhiệm mà còn giúp hiểu rõ các quy định về chống bán phá giá thực tế được áp dụng
46 Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO với tư cách bên thứ ba, Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh.
45
như thế nào, góp phần giúp Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong q
trình giải quyết tranh chấp tại WTO47.