Sự cần thiết phải thay đổi pháp luật Việt Nam về vấn đề chống bán

Một phần của tài liệu Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 43)

1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về bán phá giá và chống bán phá

1.3.2 Sự cần thiết phải thay đổi pháp luật Việt Nam về vấn đề chống bán

hoặc không cho phép sử dụng phương pháp Zeroing)… Các quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004 nói chung, quy định về cách tính biên độ phá giá nói

riêng cịn mang tính chất “khung” trong khi thực tiễn áp dụng pháp luật đòi hỏi phải dự liệu từng căn cứ, từng chi tiết cụ thể và những tình huống có thể xảy ra khi tính

tốn giá thơng thường; giá xuất khẩu. Vì thế, Pháp lệnh chống bán phá giá 2004 đã được ban hành và có hiệu lực từ 01/10/2004 nhưng chưa được áp dụng trên thực tế

sau bảy năm ban hành. Có lẽ, một trong những nguyên nhân chính là do khung pháp lý về chống bán phá giá của chúng ta chưa hoàn thiện nên chưa thể ứng dụng vào thực tiễn.

Như vậy, việc còn những hạn chế trong các quy định về xác định hành vi bán

phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam như đã phân tích ở trên có thể phần nào gây ra những khó khăn, vướng mắc cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan điều tra chống bán phá giá Việt Nam. Mặt khác, khi chúng ta đã cam kết rằng “Việt Nam sẽ

không áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cho đến

khi các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các điều khoản của các Hiệp định

của WTO được thông báo và thực thi” trong Bản cam kết của Việt Nam khi gia nhập

WTO đã cho thấy, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật chống bán phá

giá Việt Nam để phù hợp với các quy định tiến bộ của pháp luật chống bán phá giá của các nước trên thế giới, đặc biệt là Hiệp định Chống bán phá giá của WTO nói

chung và TPP nói riêng là điều cần thiết đối với quá trình hội nhập của Việt Nam cũng như thực tiễn chống bán phá giá của Việt Nam trong thời gian tới.

1.3.2. Sự cần thiết phải thay đổi pháp luật Việt Nam về vấn đề chống bán phá giá giá

1.3.2.1. Về mặt lý luận

So với các quy đinh về chống bán phá giá của WTO và TPP, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về cơ bản cũng có nhiều điểm tương đồng và đều được xây dựng phù hợp với các quy định của WTO. Tuy nhiên, với hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh chống bán phá giá tương đối đầy đủ, nhưng khi so sánh, đối chiếu với Hiệp định ADA và pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ hay EU thì pháp luật Việt Nam cịn nhiều vấn đề cần phải hồn thiện. Nhiều quy định trong pháp

32

luật Việt Nam vẫn chưa được chi tiết và rõ ràng; những lĩnh vực pháp luật khác có liên quan27 vẫn chưa hồn tồn tương thích với hệ thống các văn bản điều chỉnh vấn

đề chống bán phá. Ngoài ra, pháp luật về chống bán phá giá Việt Nam còn nhiều điểm

hạn chế về hình thức và nội dung, cụ thể là:

Về hình thức, so với các chế định pháp luật khác, các chế định về chống bán

phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam là tương đối tập trung, ít về số lượng văn bản và do đó khá minh bạch. Để tìm hiểu các chế định này, nhà nghiên cứu cũng như các chủ thể thực thi không phải tìm kiếm vào nội dung từng văn bản pháp

luật chuyên ngành để xem xét các tình huống bảo lưu hay có cách áp dụng đặc biệt mà chỉ cần tiếp cận trực tiếp các văn bản này là đủ. Tuy nhiên, điểm hạn chế sẽ là với số lượng không nhiều các văn bản và nội dung của các văn bản này cũng không quá lớn trong khi vần đề cần điều chỉnh lại bao gồm rất nhiều các chi tiết nhỏ, phức tạp,

ảnh hưởng lớn đến các lợi ích của các chủ thể liên quan nên việc thực thi trên thực tế

có thể khó khăn.

Về nội dung, pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam còn đơn giản và sơ

khai. Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam cơ bản chỉ là sự lặp lại không đầy đủ những nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiệp định về thực thi Điều VI của Hiệp

định chung về thuế quan và thương mại 1994, như:

- Pháp lệnh chống bán phá giá 2004 và các văn bản hướng dẫn chỉ đưa ra khái niệm mà chưa làm rõ các căn cứ pháp lý để xác định hiện tượng bán phá giá, xác định thiệt hại vật chất và mối quan hệ nhân quả;

- Các quy định về thủ tục điều tra, xử lý vụ việc còn sơ lược. Với những quy

định hiện hành, các doanh nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể hình dung

những bước cơ bản của q trình xử lý vụ việc mà chưa thể xác định được các hoạt

động cần thiết khi tham gia vào một vụ việc cụ thể;

- Pháp luật Việt Nam còn thiếu các quy chuẩn cụ thể khiến các chủ thể (đặc biệt là cơ quan điều tra) có hành động tuỳ nghi. Điển hình là nếu khơng có quy định cụ thể về Bảng câu hỏi, về quy trình phân tích đánh giá các yếu tố liên quan và do đó vi phạm quy định về thời hạn của WTO;

33

- Pháp luật Việt Nam thiếu các quy định cụ thể đảm bảo tính khả đốn và ổn

định của q trình điều tra có thể là một nguy cơ dẫn tới thiếu minh bạch, từ đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Chẳng hạn như nếu khơng có quy định về cách thức tiếp cận thơng tin thì quyền lợi của các bên liên quan sẽ bị ảnh hưởng (do tiếp cận thông tin chậm, không đầy đủ nên khó chuẩn bị lập luận và chứng

cứ để tự bảo vệ mình);

- Ngồi ra, vẫn cịn nhiều nội dung cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho pháp luật Việt Nam như xác định thời kỳ điều tra, các căn cứ để xác định thiệt hại

đáng kể, khái niệm và cách thức xác định ngành sản xuất trong nước…

Những hạn chế của Pháp lệnh chống bán phá giá 2004 và các văn bản hướng dẫn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật, như (i) việc điều tra, xử lý vụ việc sẽ gặp những trở ngại khi chưa đủ căn cứ pháp lý để áp dụng; (ii) các bên liên quan sẽ lúng túng khi tham gia tố tụng do khơng thể hình dung những u cầu, những chuẩn mực mà pháp luật đặt ra cho họ.

Sự thiếu hoàn thiện của pháp luật là một trong những ảnh hưởng trước tiên và nghiêm trọng nhất đến khả năng thực thi pháp luật trong thực tế. Do đó, việc nghiên cứu để hồn thiện pháp luật chống bán phá giá nói chung và chế định về quy trình

điều tra và xử lư vụ việc đang lŕ nhu cầu cấp thiết để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của

pháp luật.

1.3.2.2. Về mặt thực tiễn

Việc mở cửa nền kinh tế, tham gia ngày càng tích cực vào thị trường khu vực và quốc tế đang đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều vấn đề của thương mại quốc tế, trong đó có vấn đề bán phá giá. Việt Nam vừa có nguy cơ là đối tượng của hành vi bán phá giá của các nước xuất khẩu khác, đồng thời cũng có nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu ra nước ngồi. Vì vậy, nhu cầu ban hành và thực hiện pháp luật về bán phá giá và chống bán phá giá là địi hỏi khách quan của q trình tồn cầu hóa, là xu thế chung của các nước và cũng là nhu cầu thực tế của Việt Nam để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước khơng chỉ là duy trì thị phần trên thị trường trong nước mà cịn tạo mơi trường lành mạnh, an toàn để các doanh nghiệp nội địa phát triển thành các ngành có lợi thế so sánh khi tham gia thị trường chung.

34

Việt Nam với đặc điểm là một nền kinh tế chuyển đổi, đang trong q trình hồn thiện các thiết chế của kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất của Việt

Nam còn rất yếu kém trong năng lực cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh trong thương mại quốc tế28. Tình trạng này dẫn đến việc hàng hóa nước ngồi có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thông qua cơ chế giá. Thực tế thời gian qua đã cho thấy rằng

hiện tượng bán phá giá của hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Nguy cơ này càng thể hiện rõ nét hơn khi Việt Nam phải tiếp tục cắt giảm thuế nhập

khẩu đối với nhiều mặt hàng khi tham gia TPP nhằm thực hiện các cam kết với các thành viên của TPP. Do đó, việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về bán phá giá và chống

bán phá giá theo hướng phù hợp với những quy định của WTO và TPP là rất cần

thiết, nhằm giúp Việt Nam có một cơ chế bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự tấn công ồ ạt của hàng loạt các sản phẩm được ưu đãi về thuế nhập khẩu của các nước thành viên WTO nói chung và TPP nói riêng.

Một thực tế hiện nay là các nước hầu như ít sử dụng những biện pháp bảo hộ

đơn giản như áp đặt lệnh cấm, hạn chế số lượng, áp đặt thuế suất nhập khẩu cao. Thay vào đó, các nước áp dụng các biện pháp bảo hộ tinh vi hơn, với những lý do chính đáng như để bảo vệ những ngành sản xuất trong nước trước những hoạt động thương mại không lành mạnh. Trong bối cảnh các rào cản thương mại dần dần bị xóa bỏ, thuế quan ngày càng bị cắt giảm, các nước có xu hướng tăng cường bảo hộ thị trường nội địa của mình thơng qua các biện pháp kỹ thuật, phi thuế quan. Một trong những biện

pháp đó là hiện tượng lạm dụng thuế chống bán phá giá để bảo hộ sản phẩm trong nước. Theo số liệu thống kê, những nước đạt kỷ lục về sử dụng biện pháp thuế chống

phá giá lại chính là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như Cộng đồng châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc... Gần đây nhất, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã không ngừng bị áp dụng các thủ tục và biện pháp chống phá giá tại thị trường EU, Mỹ như mặt hàng cá da trơn đông lạnh, tôm đông lạnh, bật lửa gaz, giầy dép... Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này một phần là do đa số các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhận thức và sự hiểu biết pháp luật về bán phá giá và chống bán phá giá chưa rõ ràng. Do đó, yêu cầu đặt ra

là phải tăng cường công tác phổ biến, đào tạo pháp luật Việt Nam, pháp luật thế giới

35

về bán pháp giá và chống bán phá giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam29.

Để làm được việc này, trước tiên cần có sự thay đổi và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bán phá giá theo hướng phù hợp và tương thích với những pháp luật thế giới, đặc biệt là WTO và TPP.

Từ khi Pháp lệnh về bán phá giá và chống bán phá giá năm 2004 ra đời cho đến nay, Việt Nam cũng đã rất tích cực trong việc đi kiện các các doanh nghiệp nước

ngoài về hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, số doanh

nghiệp nước ngoài phải thực hiện các biện pháp chống bán phá giá (trong đó có áp thuế chống bán phá giá) hầu như rất ít. Chúng ta không phủ nhận việc Việt Nam đã

xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ và chi tiết về bán phá giá và chống bán phá

giá. Tuy nhiên, Việt Nam thiếu cơ thế thực thi pháp luật hiệu quả. Việc áp dụng những quy định của pháp luật Việt Nam trong quá trình giải quyết các hành vi bán

phá giá của doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài trở nên khó khăn và trở ngại. Việt

Nam hiện nay rất cần một hành lang pháp lý mới, phù hợp hơn, khả thi hơn và hiệu quả hơn.

Như vậy, xu hướng trên thế giới, cũng như thực tiễn vận hành của nền kinh tế

Việt Nam hiện nay cho thấy nhu cầu hồn thiện và áp áp dụng cơng cụ chống bán phá

giá để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, cũng như bảo vệ cho nền kinh tế được vận

hành một cách lành mạnh là cấp thiết.

29 Nguyễn Ngọc Sơn (2011), Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 52.

36

Kết luận chương 1

Chương 1 của đề tài chủ yếu đề cập đến những nội dung về bán phá giá và

chống bán phá giá trong các hiệp định của WTO và TPP; trên cơ sở có sự so sánh và

đối chiếu với pháp luật Việt Nam. Qua đó, nhóm tác giả rút ra một số kết luận như

sau:

1. Bán phá giá được coi là sản phẩm tất yếu của quá trình tự do hóa thương

mại. Một khi quan hệ cạnh tranh được mở rộng vượt qua biên giới quốc gia với các nguyên tắc bảo hộ tự do thì các hành vi cạnh tranh bằng giá cả giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa nội địa sẽ phổ biến. Các quốc gia khác nhau, bằng khả năng khai thác lợi thế so sánh, có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng với giá rẻ để xuất

khẩu và chiếm lĩnh những thị trường của quốc gia khác. Có thể thấy rằng, việc chống lại hành vi bán phá giá là điều khơng thể thực hiện. Do đó, nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra, pháp luật WTO và TPP cũng như nhiều nước trên thế giới chỉ có thể kiểm sốt bằng một số cơ chế đặc thù: áp dụng các biện pháp tạm thời (thuế tạm thời, đặt cọc…), yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện hành vi bán phá giá thực hiện các cam kết về tăng giá xuất khẩu và phổ biến nhất là áp dụng thuế chống bán phá giá.

2. Là quốc gia đi sau trong tiến trình tồn cầu hóa nên nhận thức về bán phá giá của Việt Nam đơn giản là sự học hỏi và kế thừa các nguyên tắc pháp lý đã được các

nước đi trước xây dựng, những chuẩn mực pháp lý chung trong các Hiệp định của WTO trước đây và bây giờ là TPP. Về cơ bản, pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá tương đối phù hợp với tinh thần chung của WTO và TPP; tuy nhiên vẫn không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế. Các quy định của pháp luật Việt Nam về việc xác định hàng hóa nhập khẩu và xác định thiệt hại đáng kể còn nhiều bất cập so với

nhu cầu xử lý vụ việc chống bán phá giá trong thực tế. Về nội dung, còn nhiều vấn đề

chưa được pháp luật quy định như xác định thời kỳ điều tra, xác định phương pháp tính biên độ phá giá. Về hình thức, các quy định về thiệt hại đáng kể chưa có được vị

trí xứng đáng so với các quy định về việc xác định hiện tượng bán phá giá…

Vì vậy, việc ban hành, thay thế hay sửa đổi những quy định của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu theo hướng phù hợp với thế giới là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Khi đã tham gia vào sân chơi tự do thương mại

37

trong WTO và TPP, Việt Nam buộc phải nghiêm túc thực hiện việc xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với các nước thành viên. Do đó, để bảo hộ ngành sản xuất trong nước, khơng cịn cách nào khác, Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có pháp luật về chống bán phá giá.

38

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA

Một phần của tài liệu Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)