Vụ kiện DS404: Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối vớ

Một phần của tài liệu Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 57)

2.2 Các vụ kiện chống bán phá giá tiêu biểu liên quan đến thủy sản của

2.2.1 Vụ kiện DS404: Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối vớ

sản phẩm tơm nhập khẩu từ Việt Nam

2.2.1.1. Tóm tắt vụ kiện

Tháng 4/2004, DOC (US DOC – Bộ thương mại Hoa Kỳ) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. DOC khẳng định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường và cho rằng việc xem xét từng nhà sản xuất riêng lẻ là không thể thực hiện được nên đã chỉ định 4 doanh nghiệp bắt buộc để điều tra nhưng chỉ có 3 doanh nghiệp hợp tác

(bao gồm: Minh Phú, Minh Hải và Cameimex). DOC đã tính biên độ phá giá riêng lẻ

dao động từ 4,3-5,24%; các doanh nghiệp tự nguyện xin điều tra nhưng không được

DOC chấp nhận sẽ bị đánh thuế 4,57%; các doanh nghiệp còn lại sẽ bị đánh mức thuế tồn quốc là 25,76% (mức thuế này được tính dựa trên nguyên tắc chứng cứ bất lợi hiện có)48.

Tính tới 2/2010, DOC đã tiến hành 3 cuộc rà sốt hành chính (POR). Tuy nhiên, phía Việt Nam khơng kiện POR149.

- POR1 diễn ra từ 16/7/2004 - 31/01/2006, DOC chỉ định 3 doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc nhưng chỉ có Cơng ty Fish One hợp tác. Kết quả DOC đã ra quyết định Công ty Fish One mức thuế 0%; mức thuế chung 4,57% và mức thuế suất toàn

quốc (thuế suất toàn Việt Nam50) là 25,76%.

47 http://chongbanphagia.vn/binhluan/20140924/tham-gia-giai-quyet-tranh-chap-tai-wto-voi-tu-cach-ben-thu-ba (truy cập ngày 23/5/2015).

48 https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds404_e.htm (truy cập ngày 27/11/2016).

49 Thời điểm này Việt Nam chưa là thành viên WTO, nên căn cứ vào Điều 1.1 Thỏa thuận về Quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU), Việt Nam khơng có quyền khởi kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

50 Thuế suất toàn Việt Nam là mức thuế áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sang Hoa Kỳ sản phẩm tương tự, ngoại trừ các doanh nghiệp được hưởng thuế suất riêng.

46

- POR2 diễn ra từ 01/02/2006-31/01/2007, DOC chỉ định 2 doanh nghiệp là

Minh Phú và Camimex, mức thuế xuất cho 2 doanh nghiệp này là 0 - 0,01%; thuế suất chung 4,57%; Fish one & Grobest 0%, Seaprodex 4,3%; thuế suất toàn quốc 25,76%.

- POR3 diễn ra từ 01/02/2007 - 31/01/2008, DOC chỉ định 3 doanh nghiệp là

Minh Phú, Camimex và Phương Nam, mức thuế xuất cho Minh Phú là 0,43%, Camimex: 0,08%, Phương Nam: 0,21%; thuế suất chung 4,57%; thuế suất toàn quốc

25,76%.

- POR4 diễn ra từ 01/02/2008-31/01/2009, DOC chỉ định 2 doanh nghiệp là

Minh Phú và Nha Trang, mức thuế xuất cho Minh Phú là 2,96%, Nha Trang: 5,58%; thuế suất chung 4,57%; thuế suất toàn quốc 25,76%.

- POR5 diễn ra từ 01/02/2009 - 31/01/2010, DOC chỉ định 3 doanh nghiệp là Minh Phú và Nha Trang và Camemex, mức thuế xuất cho Minh Phú là 2,96%, Nha Trang: 5,58%; thuế suất chung 4,57%; thuế suất tồn quốc 25,76% (lần rà sốt này diễn ra sau khi Việt Nam đã khởi kiện Hoa Kỳ)51.

Trước nguy cơ DOC sẽ tiếp tục áp dụng các phương pháp tính tốn zeroing đã

dùng trong POR2, POR3 gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, VCCI (Phịng

Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, Bộ Công thương) đã chủ động kiến nghị lên

Chính phủ kiện Hoa Kỳ theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Ngày 01/02/2010, Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ để bắt đầu vụ kiện và ngày 07/4/2010, Việt Nam nộp đơn yêu cầu thành lập Panel. Đến ngày

26/7/2010 Panel được thành lập.

Trong vụ kiện này, Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ đã vi phạm ĐIều I; II; VI.1; VI.2 GATT 1994; một số điều của ADA52; Hiệp định Marakesh và cam kết của gia nhập WTO của Việt Nam khi mà Hoa Kỳ đã áp dụng phương pháp Zeroing khi tiến

hành tính biên độ phá giá, thủ tục liên quan đến việc chọn bị đơn và việc xác định biên độ bán phá giá của DOC cho toàn Việt Nam.

51 Vụ kiện DS429: Hoa Kì – Các biện pháp chống bán phá giá với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam do Việt Nam khởi kiện Hoa Kỳ với nội dung Hoa Kỳ đã vi phạm pháp luật WTO đối với các kỳ rà sốt hành chính POR4 và POR5. Do đó, cả hai vụ kiện DS404 và DS429 đều xuất phát từ biện pháp chống bán phá do Hoa Kỳ áp dụng trên sản phẩm tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt Nam qua các kỳ rà sốt hành chính của US DOC.

47

2.2.1.2. Những vấn đề pháp lý được đặt ra trong vụ kiện

™ Áp dụng phương pháp quy về 0 (Zeroing)

Phương pháp zeroing là hình thức tính bình quân giá được áp dụng để loại bỏ

những giao dịch khơng có bán phá giá bằng cách “quy về 0” các giao dịch có biên độ phá giá âm (< 0) – các giao dịch mà giá trị thông thường nhỏ hơn giá xuất khẩu nhằm làm cho biên độ phá giá bình quân trở nên cao hơn so với mức biện độ phá giá khi không áp dụng phương pháp “quy về 0”53. Cách tính này được Hoa Kỳ và EU thường

xuyên sử dụng trong các cuộc điều tra bán phá giá sản phẩm tương tự nhập khẩu54.

Để áp dụng phương pháp zeroing trong một cuộc điều tra chống bán phá giá thì trước hết nhà điều tra của quốc gia nhập khẩu tính biên độ phá giá của từng giao dịch,

rồi tính biên độ phá giá trên tất cả các giao dịch trong đó quy về 0 tất cả các giao dịch

có biên độ phá giá âm55. Chẳng hạn, một công ty A bị điều tra bán phá giá sản phẩm X tại Hoa Kỳ với 5 giao dịch bị điều tra và có biên độ phá giá như sau:

Giao dịch (1) Biên độ phá giá của từng giao dịch (2) Biên độ phá giá (theo tính tốn thơng thường) (3) Biên độ phá giá (theo phương pháp zeroing) (4) 1 25% [25% + 0% + (-20%) + 25% + (-35%)]/5 = -1% [25% + 0% + (0%) + 25% + (0%)]/5 = 10% 2 0% 3 -20% 4 25% 5 -35%

Theo kết quả so sánh như trên có thể thấy, nếu tính theo cách thơng thường thì

biên độ phá giá (cột 3) là -1%; công ty A sẽ được coi là không bán phá giá56. Trong

53 Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật thương mại quốc tế – Phần 1, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.368 – 369.

54 http://chongbanphagia.vn/vu-kien-dau-tien-cua-viet-nam-tai-wto-va-cau-chuyen-ve-nhung-nguoi-phat-ngon-

co-hong-n3764.html (truy cập ngày 11/10/2016).

55 Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Tìm hiểu phương pháp tính tốn biên độ phá giá “Quy về 0” (Zeroing) của

Hoa Kỳ trong các vụ điều trachống bán phá giá , Bộ Công thương,

http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1362&CateID=80 (truy cập ngày 14/11/2016). 56 Điều 5.8 Hiệp định ADA.

48

khi đó, nếu áp dụng “quy về 0” các biên độ âm của các giao dịch thì biên độ phá giá

(cột 4) sẽ là 10%, lúc này cơng ty A bị xác định có hành vi bán phá giá và có khả

năng bị áp thuế chống bán phá giá (10%). Có thể thấy, phương pháp zeroing gây bất

lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Không chỉ gây ra sự thiệt thòi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu, phương pháp zeroing cịn khơng thuyết phục được doanh nghiệp xuất khẩu về tính cơng bằng. Mục

đích cuối cùng của chống bán phá giá vẫn được coi là ngăn chặn cạnh tranh không

lành mạnh từ bên ngồi để tránh ảnh hưởng tới tồn bộ nền cơng nghiệp trong nước

của nước nhập khẩu. Vì vậy, khơng có lý do chính đáng nào biện hộ cho việc loại bớt các giao dịch không bị coi là phá giá và không xem xét một cách toàn diện sự tác

động của tất cả các giao dịch bị kiện đối với ngành công nghiệp của nước nhập khẩu.

Trong vụ kiện DS404, DOC đã áp dụng zeroing trong kỳ điều tra ban đầu và các kỳ rà sốt hành chính, trước hết là mơ hình “zeroing theo mẫu mã”. Nghĩa là DOC chia sản phẩm được điều tra thành nhiều mẫu mã và tiến hành tính biên độ đối với từng mẫu mã. Khi kết quả tính là âm đối với một mẫu mã, DOC từ chối kết quả âm để bù trừ cho kết quả dương có được đối với các mẫu mã khác. Bên cạnh đó, Việt Nam

cũng cáo buộc Hoa Kỳ áp dụng mơ hình “zeroing đơn giản” trong các kỳ rà soát thường kỳ. Cụ thể, DOC so sánh giá xuất khẩu trong từng thương vụ với giá trị thông thường bình quân của các sản phẩm tương tự, sau đó tính trung bình các kết quả so sánh để có biên độ phá giá chung cho doanh nghiệp bị điều tra và DOC cũng khơng

tính các kết quả âm và quy tất cả kết quả âm này về 0.

Vì vậy, Việt Nam cho rằng dù kết quả phép tính như thế nào, việc áp dụng phương pháp zeroing của DOC vẫn vi phạm các Điều 9.3, 2.1, 2.4.2, 2.4 ADA và

VI.2 GATT 1994. Bởi lẽ, thuật ngữ “so sánh một cách công bằng” quy định tại Điều 2.4 ADA đã đặt ra nghĩa vụ độc lập đối với cơ quan điều tra khi so sánh giá xuất khẩu

và giá thông thường. Việc sử dụng zeroing đã gạt bỏ một cách có hệ thống một số thương vụ ra khỏi phép so sánh làm sai lệch giá, thổi phồng sự quan trọng của bán

phá giá một cách giả tạo.Vì thế dù các phép tính có cho kết quả là biên độ bằng 0 hoặc de minimis (< 2%) đi chăng nữa, thì phương pháp zeroing vẫn vi phạm Điều 2.4

49

Để biện hộ cho những quyết định của mình, Hoa Kỳ cho rằng Điều 2.4 ADA

chỉ liên quan đến khả năng so sánh giữa giá xuất khẩu và giá thông thường, không liên quan đến việc kết quả so sánh sẽ được xử lý như thế nào và khơng địi hỏi tổng

hợp các kết quả này; đồng thời điều 2.4 không liên quan và cũng không cấm zeroing.

Để trả lời yêu cầu của Việt Nam về vấn đề zeroing, trước tiên Ban hội thẩm

phải xem xét liệu DOC có áp dụng zeroing trong q trình điều tra hay không. Dựa trên những chứng cứ thuyết phục mà Việt Nam đã đưa ra và việc DOC thừa nhận có sử dụng phương pháp zeroing, Ban hội thẩm đã kết luận DOC đã áp dụng phương

pháp zeroing khi tính biên độ phá giá trong POR2 và POR357.

Liên quan Điều 2.4, Ban hội thẩm cho rằng việc tính biên độ bán phá giá theo phương pháp zeroing đã vi phạm yêu cầu “so sánh một cách công bằng” tại Điều 2.4

ADA cho dù kết luận có bán phá giá hay khơng. Trước đó, Ban hội thẩm đã khẳng

định lại quyết định của Cơ quan phúc phẩm (AB) trong các vụ kiện liên quan đến Hoa

Kỳ như: Hoa Kỳ – Rà sốt hồng hơn đối với thép được xử lý chóng mịn; Hoa Kỳ –

Rà sốt hồng hơn đối với gỗ xây dựng có nhựa V và Hoa Kỳ – Biện pháp zeroing

rằng việc quy về 0 không những làm sai lệch giá xuất khẩu trong một số thương vụ so với thực tế mà còn ảnh hưởng tới việc có hay khơng sự tồn tại việc bán phá giá. Ban hội thẩm tuyên bố rằng với nguyên tắc tiết kiệm pháp lý khi đã kết luận việc Hoa Kỳ vi phạm Điều 2.4 khi áp dụng zeroing thì khơng cần xem tiếp đến các Điều 9.3, 2.1, 2.4.2 ADA và VI.2 GATT 199458.

™ Vấn đề nền kinh tế phi thị trường (NME)

Nền kinh tế phi thị trường (NME) là một khái niệm có nguồn gốc từ Hiệp định

thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết năm 193559, nhưng không được đề cập nhiều trong văn bản pháp luật của hệ thống pháp luật thương mại

quốc tế hiện đại. NME thường xuất hiện trong các báo cáo hoặc quyết định của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO hoặc các bài bình thuận, hội thảo liên quan đến vấn đề hội nhập toàn cầu60.

57 Báo cáo của Ban hội thẩm WT/DS404/R đoạn 7.104.

58 Báo cáo của Ban hội thẩm WT/DS404/R đoạn 7.213.

59 Nguyễn Tú (2012), Các tiêu chí nền kinh tế thị trường trong thương mại quốc tế, Viện nghiên cứu lập pháp, tr. 25.

50

Pháp luật WTO chỉ có một số quy định rất hạn chế về những điều được xem là

có liên quan đến NME. Ví dụ: Điều VI GATT quy định “trong trường hợp một quốc

gia nào đó mà có chế độ độc quyền hoàn toàn hoặc độc quyền một cách cơ bản về hoạt động thương mại và quốc gia này ấn định giá đối với tất cả các sản phẩm trong

nước, thì việc xác định giá có khả năng so sánh với mục đích của Điều VI đoạn 1 sẽ

rất khó khăn và trong trường hợp này thành viên ký kết nhập khẩu có thể cho rằng khả năng so sánh giá với giá trong nước của thành viên này là điều khơng phù hợp”.

Trong khi đó, khơng có quy định rõ ràng nào trong điều kiện gia nhập WTO của Hiệp định Marrakesh61 liên quan đến vấn đề quốc gia gia nhập có nền kinh tế phi thị trường

hay không. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hoa Kỳ thì NME là nền kinh tế không

hoạt động theo các nguyên tắc của thị trường mà có sự điều phối của nhà nước, trong

đó cơ quan nhà nước quản lý và xác định chi phí kinh doanh và cơ cấu giá của hàng

hóa và vì thế làm cho việc bán hàng không thể hiện đúng giá trị của hàng hóa liên quan62.

Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, hầu hết các nước Đông Âu theo chế độ xã hội chủ nghĩa đã chuyển sang nền kinh tế thị trường (ME). Hiện nay, các nước này đã

được Hoa Kỳ và EU công nhận là các nước có nền kinh tế thị trường63. Trong khi đó,

Trung Quốc và Việt Nam, mặc dù đã tiến hành cải tổ mạnh kinh tế trong nước theo

định hướng thị trường, vẫn phải chấp nhận bị coi là là các quốc gia NME như là một điều kiện để trở thành thành viên WTO64. Chẳng hạn, khi Việt Nam gửi hồ sơ gia

nhập WTO thì các thành viên của WTO yêu cầu kèm theo vào bộ tài liệu gia nhập của Việt Nam một điều khoản NME “đặc biệt”: Việt Nam sẽ được xem là NME cho tới

năm 2018, trừ phi Việt Nam có thể thoả mãn những tiêu chí do các nước thành viên WTO khác đặt ra để được công nhận là các nước có nền kinh tế thị trường65.

Đối với Hoa Kỳ, một quốc gia có nền kinh tế thị trường phải 6 đáp ứng các tiêu

chí sau đây:

61 Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giời WTO được lập tại Marrakesh (Maroc) ngày 15/4/1994,

thường được biết đến với tên gọi Hiệp định Marrakesh.

62 Phần 771(18)(A) Luật Thuế quan 1930.

63 Trên thực tế, mỗi thành viên WTO hoàn toàn tự do đưa ra tiêu chí để xác định thế nào là một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

64 Phan Ánh Hè (2015), “Kinh tế phi thị trường và những ảnh hưởng đến thương mại quốc tế của Việt Nam”,

Khoa học chính trị, số 4, Học viện Hành chính quốc gia, tr. 33 – 34.

51 - Mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ;

- Mức độ theo đó mức lương được xác định thông qua đàm phán tự do giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động;

- Mức độ theo đó việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài được phép thực hiện;

- Mức độ sở hữu của chính phủ hoặc kiểm soát của các phương tiện sản xuất; - Mức độ kiểm sốt của chính phủ về việc phân bổ các nguồn lực, giá cả và sản

lượng của doanh nghiệp;

- Các tiêu chí khác do DOC đưa ra66

Trong vụ kiện DS404, theo quan điểm của Hoa Kỳ, Việt Nam khơng đáp ứng các tiêu chí trên và mặc nhiên Hoa Kỳ xác nhận Việt Nam là quốc gia NME trong việc điều tra chống bán phá giá và làm ảnh hưởng lớn tới q trình tính toán biên độ

Một phần của tài liệu Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)