Vụ kiện DS429: Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối vớ

Một phần của tài liệu Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 57 - 63)

2.2 Các vụ kiện chống bán phá giá tiêu biểu liên quan đến thủy sản của

2.2.2 Vụ kiện DS429: Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối vớ

sản phẩm tơm nhập khẩu từ Việt Nam

2.2.2.1. Tóm tắt vụ kiện

Ngày 16/02/2012, Việt Nam yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ về các biện pháp chống bán phá giá áp dụng cho sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Ngồi hai lần rà sốt hành chính POR4 và POR5 (như đã đề cập trong vụ kiện

DS404) và rà soát cuối kỳ (sunset review), yêu cầu tham vấn lần này của phía Việt Nam còn dẫn chiếu tới pháp luật, quy định, thủ tục và thực tiễn áp dụng của Hoa Kỳ, bao gồm cả phương pháp “quy về 0” (zeroing). Việt Nam khiếu nại rằng các biện

pháp trên không tuân thủ các nghĩa vụ của Hoa Kì theo các điều I:1, VI:1, VI:2 và

X:3(a) của Hiệp định GATT 1994; các điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 6, 9, 11, 17.6(i) và phụ lục II Hiệp định về chống bán phá giá; Điều XVI:4 của Thỏa thuận WTO; Nghị định

thư gia nhập WTO của Việt Nam.

53

Ngày 17/01/2013, Việt Nam yêu cầu Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thành lập Ban hội thẩm. Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 28/01/2013, DSB đã trì hỗn việc này. Ngày 27/02/2013, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ) đã đề nghị lập Ban Hội thẩm tại phiên họp chính thức của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) đối với Hoa Kỳ và đã được DSB chấp thuận68.

Đây là vụ kiện thứ hai tiếp theo vụ kiện DS404 về các vấn đề tương tự nhưng

các nội dung phán quyết đã đi xa hơn một bước đáng kể. Ban hội thẩm đã xem xét một số vấn đề tương tự đáng chú ý như sau:

1. Phương pháp zeroing do Hoa Kỳ áp dụng đối với các bị đơn bắt buộc trong

các kỳ rà sốt POR4, 5, 6 khơng phù hợp với Điều 9.3 ADA và Điều VI.2 của GATT; 2. DOC mặc định cho rằng mọi nhà xuất khẩu của Việt Nam đều áp dụng một mức thuế duy nhất là thuế xuất toàn quốc (Vietnam-wide rate) là vi phạm các quy

định của WTO69. Ngồi ra, Hoa Kỳ cũng đã khơng tn thủ quy định của WTO khi không bãi bỏ điều tra phá giá đối với hai doanh nghiệp Minh Phú và Camimex dựa

trên phương pháp zeroing trái với quy định của WTO.

2.2.2.2 Những vấn đề pháp lý được đặt ra trong vụ kiện

™ Vấn đề viết yêu cầu thành lập Ban hội thẩm

Trong vụ kiện DS429, rất nhiều nội dung Việt Nam khởi kiện tương đồng với vụ kiện DS404 vì cùng sản phẩm tơm nước ấm qua các lần rà sốt hành chính POR

được thực hiện bởi DOC. Do đó, Việt Nam đã rút được nhiều kinh nghiệm tham gia

giải quyết tranh chấp mà bước đầu tiên là viết yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Bởi lẽ, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm là bước đầu tiên bắt đầu cho vụ kiện và căn cứ vào đó Ban hội thẩm sẽ chỉ xét xử những nội dụng được nêu ra trong yêu cầu này(giới hạn quyền hạn của Ban hội thẩm70).

Tại đoạn đầu phần 2 “Tóm tắt các sự kiện và cơ sở pháp lý của khiếu kiện”

trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Việt Nam, Việt Nam đã tóm tắt yêu cầu

68 http://www.trungtamwto.vn/node/3336 (truy cập ngày 27/12/2016).

69 Từ lần rà sốt hành chính POR4 trở đi, Hoa Kỳ có sự thay đổi về quốc gia thay thế, một số lần lựa chọn

Bangladesh, nhưng đến kỳ POR8 thì Hoa Kỳ chọn Indonesia thay vì Bangladesh để tính giá thơng thường.

54

khởi kiện bằng một “công thức” được các Thành viên sành sỏi trong việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ưa dùng: “Yêu cầu này được trình bày liên quan

đặc biệt đến, nhưng không giới hạn trong… (các vấn đề được liệt kê)”71. Trong những

năm gần đây, khi liệt kê các “biện pháp bị tranh cãi”, một số thành viên của WTO như Hoa Kỳ và EU còn thường sử dụng một cơng thức, đó là biện pháp bị tranh cãi “cũng bao gồm bất kỳ biện pháp chỉnh sửa, thay thế hoặc biện pháp liên quan hay

biện pháp thực thi nào” (của biện pháp đã được liệt kê). Điều này giúp khơng bỏ sót –

thậm chí cịn mở rộng các “biện pháp bị tranh cãi” mà Việt Nam nên tham khảo khi soạn thảo yêu cầu thành lập Ban hội thẩm72.

™ Vấn đề áp dụng hồi tố

Việt Nam khiếu kiện Đoạn 129 (c)(1) Luật về Hiệp định Uruguay của Hoa Kỳ về thực thi các phán quyết của Cơ quan xét xử của WTO. Đoạn 129 là công cụ pháp lý cho phép sửa đổi các quy định của Hoa kỳ phù hợp với phán quyết của WTO

nhưng có hiệu lực sửa đổi tùy thuộc vào ngày mà cơ quan đại diện thương mại Hoa

Kỳ (USTR) có chỉ thị cho DOC bãi bỏ một quyết định hoặc thực thi một quyết định sửa đổi. Mục đích của việc khiếu kiện Đoạn 129 là nếu thắng kiện sẽ buộc Hoa Kỳ phải chấp nhận thực thi “hồi tố” các phán quyết của WTO nhằm bãi bỏ các quyết định về điều tra và áp thuế chống bán phá giá và hoàn lại tiền đặt cọc đối với các thương vụ nhập khẩu nhưng chưa xác định mức thuế phá giá (unliquidated entries)73. Tuy

nhiên, cũng giống như vụ kiện trước đó của Canada với Hoa Kỳ (US – Section 129),

ngay cả khi quan điểm của hầu hết các thành viên cho rằng Section 129 là không phù hợp với WTO, Ban hội thẩm đã không thể đưa ra phán quyết với lý do Section 129 không phải là văn kiện pháp lý duy nhất để Hoa Kỳ tuân thủ phán quyết của WTO74. Phán quyết này thực tế đã không cho phép Việt Nam đạt được đầy đủ lợi ích cơ bản là

71 Trong vụ kiện DS404, Việt Nam sử dụng cách thức liệt kê khi viết yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, chẳng hạn: “Yêu cầu này được trình bày liên quan đến các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi là lệnh chống bán

phá giá và các kỳ rà sốt thường kỳ sau đó…Các kết luận sau đây là các biện pháp đang bàn cãi…”. Điều

này dẫn đến việc một số biện pháp được áp dụng sau các kỳ rà sốt hành chính khi vụ kiện đã bắt đầu sẽ

không được Ban hội thẩm xem xét vì khơng được liệt kê trong u cầu thành lập Ban hội thẩm nêu trên. Đây

là một trong những hạn chế của Việt Nam trong vụ kiện DS404 so với DS429.

72 Trần Thị Thùy Dương (2013), “Nhìn lại hai dịp Việt Nam tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO với vai trị bên đi kiện – “Hành” và “Học”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2013, tr. 35 – 36.

73 http://tapchicongthuong.vn/wto-ra-phan-quyet-co-loi-cho-tom-viet-nam-20141119091959251p12c16.htm (truy cập ngày 05/1/2016).

55

không thể lật lại các quyết định hành chính của Hoa Kỳ về thuế chống phá giá đối với

tôm đông lạnh của Việt Nam được áp dụng trước năm 201375.

™ Bài học kinh nghiệm

Vụ kiện DS429 là lần thứ hai Việt Nam tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với vai trò là bên khởi kiện. So với vụ kiện DS404, Việt Nam đã tiến thêm một bước làm rõ nhiều vấn đề pháp lý mà các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên gặp phải trong thủ tục điều tra và áp thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ. Báo cáo của Ban hội thẩm đã cho thấy Hoa Kỳ đã cố tình diễn giải và “vận dụng” nhiều thủ tục dựa trên

vấn đề NME khiến doanh nghiệp xuất khẩu tôm của nước ta thường xuyên bị phân biệt đối xử từ khâu điều tra, đến việc tính thuế, áp thuế chống bán phá giá. Những lập luận của Việt Nam về việc áp dụng phương pháp zeroing và NME tiếp tục được phát huy và là nguồn luật quan trọng để bổ sung cho các lập luận mới sau này cho Việt Nam76.

Ngoài ra, các vụ kiện của Việt Nam được đánh giá là thành công lớn ở cả hai khía cạnh: (i) lựa chọn trúng và đúng vấn đề (những vấn đề có khả năng thắng cao,

đồng thời là những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả

các cuộc điều tra đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai); (ii) chuẩn bị các lập luận xác đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể dựa vào kinh nghiệm của các

quốc gia khác. Hai thành cơng trên góp phần hạn chế việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp bất lợi liên quan đối với sản phẩm tơm nước ấm của Việt Nam; ngồi ra có thể giảm bớt thiệt hại từ các vụ kiện cho các doanh nghiệp. Việt Nam đã gửi thông điệp ra thế giới rằng Việt Nam sẽ đấu tranh tích cực để bảo vệ các quyền lợi của các doanh nghiệp xuất khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá77, đồng thời là động lực tinh

thần cho các doanh nghiệp tự tin, chủ động hỗ trợ chính phủ trong việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

75 http://canhbaosom.vn/vi/content/wto-ban-hành-báo -cáo-cuối-cùng-của-ban-hội-thẩm-trong-vụ-việc-giải-

quyết-tranh-chấp-tôm-tại-WTO (truy cập ngày 03/12/2016).

76 Viện nhà nước và pháp luật (2015), Nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO,

http://isl.vass.gov.vn/noidung/vanban/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=64 (truy cập ngày

06/01/2017).

56

Thắng lợi của Việt Nam trong vụ kiện DS429 lẫn DS404 không thể không nhắc đến các đơn vị như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI). Những đơn vị

này đã chủ động nghiên cứu nghiêm túc vấn đề từ góc độ của Việt Nam và kinh

nghiệm quốc tế, đưa đề xuất với Chính phủ những vấn đề pháp lý cần lưu ý trong vụ kiện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ78. Sự kết hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan và các hiệp hội đã cho phép các hiệp hội tham gia, phối hợp, sát cánh cùng các cơ quan

nhà nước liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc, tiếp thu kinh nghiệm tham gia

giải quyết tranh chấp tại WTO với tư cách nguyên đơn.

78 http://chongbanphagia.vn/bai-hoc-kinh-nghiem-tu-vu-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-dau-tien-n5365.html (truy cập ngày 07/12/2016).

57

Kết luận chương 2

Trong 10 năm kể từ khi chính thức gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã rất

tích cực tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là bên thứ ba trong rất nhiều vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá. Điều này đã giúp Việt Nam học hỏi rất nhiều kinh nghiệm để tự tin khởi kiện Hoa Kỳ trong hai vụ kiện DS404 và

DS429 liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm

của Việt Nam.

Trong cả hai vụ kiện Việt Nam làm nguyên đơn chủ yếu xoay quanh các vấn

đề viết yêu cầu thành lập Ban hội thẩm về biện pháp đang tranh cãi, áp dụng phương

pháp zeroing và nền kinh tế phi thị trường NME. Trong cả hai vụ kiện, cơ quan giải quyết tranh chấp đều cùng quan điểm Hoa Kỳ đã vi phạm các nghĩa vụ cam kết trong WTO về việc áp dụng phương pháp zeroing và sử dụng nước thay thế để tính thuế

suất chống bán phá đối với tôm nước ấm và yêu cầu Hoa Kỳ phải rút lại các biện pháp không phù hợp. Thắng lợi trên của Việt Nam trong hai vụ kiện trên không chỉ là thành quả của q trình học hỏi mà cịn cho thấy sự gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đơn vị có liên quan.

Một khi Hiệp định TPP có hiệu lực, các quy định về chống bán phá giá được

áp dụng trong tương lai sẽ không tránh khỏi những tranh chấp giữa các thành viên. Do đó, dù trong lĩnh vực thủy sản nói riêng hay các sản phẩm xuất khẩu nói chung, nhà nước lẫn doanh nghiệp Việt Nam đều phải tích cực học hỏi và tìm hiểu pháp luật và

thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO. Bởi lẽ, các quy định về chống bán phá giá của TPP gắn liền với một số quy định của WTO và thành viên ký kết TPP đồng thời là thành viên WTO cũng phải áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp trong

58

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG KHÁNG KIỆN BÁN PHÁ

GIÁ THEO TPP TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN CHO DOANH NGHIỆP TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)