So sánh pháp luật Việt Nam và TPP, WTO về vấn đề chống bán

Một phần của tài liệu Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 32 - 36)

1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về bán phá giá và chống bán phá

1.3.1 So sánh pháp luật Việt Nam và TPP, WTO về vấn đề chống bán

Ở Việt Nam, nội dung bán phá giá và chống bán phá giá được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Pháp lệnh Chống bán phá giá năm 2004;

- Nghị định 90/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá năm 2004;

- Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

- Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;

- Thông tư 106/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, hồn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

Trong đó, Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004 và Nghị định 90/2005/NĐ- CP quy định rất chi tiết về hành vi bán phá giá, cách xác định biên độ bán phá giá, các

biện pháp chống bán phá giá và thủ tục điều tra – xử lý các hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam… Trong giới hạn của nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích những quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004 và Nghị định

28

Trước hết, có thể khẳng định rằng, những nội dung cơ bản của pháp luật Việt

Nam về bán phá giá và chống bán phá giá về cơ bản là phù hợp với những quy định của WTO25, TPP và pháp luật chống bán phá giá của nhiều nước trên thế giới. Pháp luật Việt Nam đã tiếp thu đúng các quy định của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, gần như khơng có sự khác biệt đáng kể giữa pháp luật Việt Nam so với quy

định của WTO và TPP. Một số quy định của pháp luật chống bán phá giá của Việt

Nam còn thể hiện được sự tiến bộ và có ưu điểm hơn so với các quy định của Hiệp

định ADA và pháp luật chống bán phá giá của nhiều nước trên thế giới, đó là:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào

Việt Nam khơng có sự phân biệt đối xử khi tính giá thơng thường giữa nước có nền kinh tế thị trường với nước khơng có nền kinh tế phi thị trường. Theo ADA và pháp luật chống bán phá giá của nhiều nước khác như Hoa Kỳ, EU, Malaisia, Ấn Độ… ngồi các cách tính giá thơng thường như Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004 đã quy định, thì ADA và pháp luật các nước này cịn cho phép cơ quan có thẩm quyền

của nước nhập khẩu có quyền bỏ qua các cách thức tính giá thơng thường nêu trên và tự mình xác định cácc thức mà mình cho là phù hợp nếu nước có sản phẩm bị điều tra chống bán phá giá là nước có nền kinh tế phi thị trường. Thông thường trong trường hợp này sau khi kết luận nước có sản phẩm đang bị điều tra là nước có nền kinh tế phi thị trường thì cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có thể khơng sử dụng giá bán sản phẩm tường tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu mà chọn một nước thứ bat hay thế. Theo đó, giá trị thơng thường được xác định dựa trên giá bán sản

phẩm tương tự này tại thị trường nước thứ ba. Nước thứ ba thay thế được chọn để xác

định giá trị thơng thường phải là nước có nền sản xuất sản phẩm tương đồng với nước

xuất khẩu sản phẩm bị điều tra để bảo đảm mức độ tương đồng giữa hai thị trường (thị

trường của nước thứ ba thay thế và thị trường của nước xuất khẩu có sản phẩm bị điều

tra) về chi phí sản xuất, chi phí quản lý, lợi nhuận hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng cho các bên liên quan.

Thứ hai, thực tiễn các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các nước có nền

kinh tế bị coi là nền kinh tế phi thị trường đều chứng tỏ việc xác định giá thông thường theo cách này đã không đảm bảo công bằng. Thực tế Việt Nam đã hứng chịu

29

nhiều thiệt hại khi bị sử dụng cách tính này khi bị kiện bán phá giá ở thị trường nước ngồi. Ví dụ: trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá ba sa của Việt Nam vào thị

trường Mỹ năm 2002.

Bên cạnh những mặt tích cực trên đây thì pháp luật hiện hành Việt Nam về việc bán phá giá và chống bán phá giá vào Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định so với quy định pháp luật chống bán phá giá WTO và TPP. Điều này thể

hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, các khái niệm về “điều kiện thương mại thông thường”, “hàng hóa

tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu với

số lượng, khối lượng hoặc trị giá của hàng hóa khơng đáng kể” hay “giá thành hợp lý” không được Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004 quy định. Ngay cả trong Nghị

định 90/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chống bán phá giá 2004 cũng khơng có quy định hướng dẫn. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho cơ quan điều tra

trong việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nói chung và việc xác định giá thơng thường nói riêng. Trong khi đó, pháp luật của Hoa Kỳ và pháp luật nhiều nước trên thế giới và quy định của ADA đều xác định cụ thể những vấn đề này.

Chẳng hạn, khi quy định về “điều kiện thương mại thông thường”, ADA tiếp

cận từ mặt trái của nó, tức là chỉ đưa ra các trường hợp không được coi là trong điều kiện thương mại thông thường như sau: “Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn

chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể được coi là giá không theo các điều kiện thương mại thông thường và có thể khơng được xem xét tới trong q trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ

quan có thẩm quyền quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài với một khối lượng đáng kể và được bán với mức giá không đủ để bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lư”26. Thực chất đây chính là

trường hợp việc mua bán được thực hiện mà trong đó người bán chịu lỗ vốn, tức là

bán với mức giá không đủ đề bù đắp chi phí sản xuất ra đơn vị hàng hóa.

30

Thứ hai, pháp luật hiện hành Việt Nam khơng có quy định về nguyên tắc so

sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu để tính biên độ bán phá giá. Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy, muốn xác định được hành vi bán phá giá với biên độ bán

phá giá được xác định cụ thể làm căn cứ để áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì cơ quan điều tra chống bán phá giá của nước nhập khẩu phải xác định được giá thông thường, xác định được giá xuất khẩu, sau đó thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với giá thông thường và giá xuất khẩu để đưa chúng về mức tại khâu xuất xưởng. Cuối

cùng, tiến hành so sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu đã được điều chỉnh,

qua đó mới tính tốn được biện độ bán phá giá cụ thể. Tuy nhiên, quy trình tính tốn

biên độ bán phá giá như trên đã không được Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004

quy định đầy đủ. Nghị định số 90/2005 có đề cập đến quy trình này tại Điều 25, Điều 26 và Điều 27 nhưng nguyên tắc trong việc so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu như thế nào thì khơng được quy định. Hạn chế này có thể dẫn đến sự tùy tiện trong

việc so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu khi tính tốn biên độ bán phá giá của

cơ quan điều tra chống bán phá giá, dẫn đến kết quả của các cuộc điều tra chống bán

phá giá sẽ có nhiều sai lệch.

Thứ ba, pháp luật Việt Nam quy định về nội dung cụ thể của các phương pháp

tính giá thơng thường trong điều tra chống bán phá giá còn một số hạn chế như thiếu các quy định về việc xác định điều kiện và cách thức tính giá thơng thường của từng

phương pháp… theo Điều 2 Hiệp định ADA.

Thứ tư, đối với những quy định về nội dung cụ thể của phương pháp xác định

thiệt hại do việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất nội địa thì Pháp lệnh chống bán phá giá 2004 và Nghị định 90/2005/NĐ-CP thiếu quy định về

việc xác định thiệt hại của ngành sản xuất vùng. Ngoài ra, những quy định về nghĩa

vụ bắt buộc phải xem xét các yếu tố khác cùng gây ra thiệt hại ngoài việc hàng nhập khẩu bán phá giá c ̣ịn khơng được Pháp lệnh và Nghị định đề cập đến. Pháp lệnh

chống bán phá giá và các văn bản hướng dẫn chủ yếu tập trung vào việc quy định căn cứ xác định hiện tượng bán phá giá và quy trình điều tra, xử lý vụ việc nên chỉ dành một vài điều khoản quy định về thiệt hại đáng kể.

Thứ năm, các quy định hiện hành chưa giải thích chi tiết về việc xác định giá

bán trong các giao dịch xuất khẩu không đáng tin cậy, về quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cũng

31

Một phần của tài liệu Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)