Hệ thống lái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi mô hình tổng thành ô tô tại xưởng thực tập bộ môn kỹ thuật ô tô khoa cơ khí (Trang 41 - 74)

b. Các hệ thống treo, lái, phanh

b.2.Hệ thống lái

Hệ thống lái có chức năng quay vòng hoặc duy trì phương chuyển động của ôtô theo ý muốn của người lái.

Hệ thống lái trên mô hình là hệ thống lái với cơ cấu lái kiểu trục vít con lăn. b.2.1. Sơ đồ hệ thống lái trên mô hình

Hình 1.37. Sơ đồ hệ thống lái

b.2.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống

Cho phép người điều khiển, điều khiển hướng chuyển động của ô tô bằng cách quay các bánh xe trước.

Việc này được thực hiện nhờ vô lăng, trục lái (truyền chuyển động quay của vô lăng đến cơ cấu lái), cơ cấu lái (tăng lực quay của vô lăng để truyền mômen lớn hơn đến các thanh dẫn động lái), các thanh dẫn động lái (truyền chuyển động của cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng).

b.2.3. Các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống lái trên mô hình

* Vô lăng hay còn gọi là bánh lái thường có dạng tròn với các nan hoa, dùng để tạo và truyền mô men quay do người lái tác dụng lên trục lái.

* Trục lái là một đòn dài có thể đặc hoặc rỗng, có nhiệm vụ truyền mô men từ vô lăng xuống cơ cấu lái. Độ nghiêng của trục lái sẽ quyết định góc nghiêng của vô lăng, nghĩa là ảnh hưởng đến sự thoải mái của người lái khi điều khiển.

* Cơ cấu lái trục vít con lăn thực chất là một hộp giảm tốc, có nhiệm vụ biến chuyển động quay tròn của vô lăng thành chuyển động góc (lắc) của đòn quay đứng và bảo đảm tăng mô men theo tỷ số truyền yêu cầu.

+ Cấu tạo

Hình 1.38. Cấu tạo cơ cấu lái kiểu trục vít con lăn

1. Vỏ; 2. Trục chủ động; 3. Nắp dưới; 4. Đệm điều chỉnh; 6. Ổ bi; 7. Con lăn; 8. Vít điều chỉnh độ rơ; 9. Nắp trên; 10. Đệm điều chỉnh; 11. Bạc trục bị động; 12,13. Phốt chặn nhớt.

+ Nguyên lý làm việc

Khi người điều khiển xoay vành tay lái qua lại, trục lái xoay làm cho trục vít xoay tác động lên con răng có 3 răng quay như vậy là đòn quay đứng dịch chuyển qua lại quanh trục của con lăn có 3 răng làm dẫn động các bánh xe dẫn hướng quay theo yêu cầu mà người điều khiển cần đến.

* Dẫn động lái

Cơ cấu dẫn động lái trên mô hình là loại hình bình hành. Nó có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe không bị trượt lê khi quay vòng. Do đó làm giảm mài mòn lốp, giảm tổn hao công suất và tăng tính ổn định khi quay vòng.

Hình 1.39. Cơ cấu dẫn động lái loại hình bình hành.

+ Nguyên lý làm việc

Khi người điều khiển xoay vành tay lái qua lại, trục lái quay theo, cơ cấu lái hoạt động làm cho đòn quay đứng xoay tới lui chung quanh trục của nó kéo theo các thanh nối qua lại, như vậy làm cho các bánh xe dẫn hướng di chuyển.

Khi người điều khiển ngừng tác động lên vành tay lái, cũng có nghĩa là các bánh xe dẫn hướng không còn hoạt động.

b.3. Hệ thống phanh* Công dụng* Công dụng * Công dụng

- Giảm vận tốc của ôtô đến một trị số nhất định hoặc giảm vận tốc đến khi dừng hẳn.

- Duy trì vận tốc của xe ở một trị số xác định trong trường hợp ôtô chuyển động xuống dốc.

- Đảm bảo xe không chuyển động khi đang đứng trên đường dốc hoặc khi không có mặt của người lái.

* Yêu cầu

- Có hiệu quả cao nhất trong mọi trường hợp mà bánh xe không bị trượt; - Hoạt động êm dịu, không giật, điều khiển nhẹ nhàng;

- Đảm bảo phân bố mômen nhanh trên các bánh xe phải theo nguyên tắc sử dụng hoàn toàn năng lượng bám khi phanh với mọi cường độ;

- Có độ tin cậy, độ bền , tuổi thọ cao, giá thành hạ. * Kết cấu

Hệ thống phanh trên mô hình là phanh loại dải, dẫn động bằng cơ khí. Dải phanh được quấn quanh vòng ngoài của trống phanh. Trống phanh được nối liền với đầu ra của hộp số. Vì vậy, khi đạp bàn đạp phanh dải phanh sẽ kẹp lấy trống phanh và giữ cho nó đứng yên.

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI ĐỐI VỚI MÔ HÌNH TỔNG

THÀNH Ô TÔ TẠI XƯỞNG THỰC TẬP

2.1. KHẢO SÁT MÔ HÌNH TỔNG THÀNH Ô TÔ TẠI XƯỞNG THỰC TẬP

2.1.1. Phương pháp kiểm tra

Kiểm tra chất lượng của chi tiết máy chiếm một khối lượng công việc lớn và có vị trí quan trọng khi kiểm tra cũng như khi đánh gía chất lượng sau khi sửa chữa. Việc này quyết định chất lượng sau cùng về tuổi thọ, độ bền lâu của các cụm máy, tổng thành.

Chất lượng, tình trạng kỹ thuật của chi tiết biểu hiện ở các chi tiết sau:

 Kích thước: như đường kính, chiều dài, độ dày, chiều cao

 Hình dạng hình học: độ côn, độ ôvan, độ thẳng góc, cong, xoắn, độ song song, góc lượn giữa các đoạn trục thay đổi kích thước, vị trí tương đối giữa các phần của chi tiết…

 Tình trạng bề mặt: độ nhẵn bóng, các vết cào xước, vết mỏi, khả năng giữ dầu bôi trơn, độ nhám các bề mặt.

 Cơ lý tính của vật liệu: độ cứng, độ bên, khả năng chống gỉ, chịu nhiệt, tình trạng các khuyết tật bên trong

Trường hợp các chi tiết có chuyển động quay, phải đảm bảo độ chênh lệch nhất định về trọng lượng, đảm bảo cân bằng.

Đối với cụm tổng thành, tình trạng kỹ thuật thể hiện chủ yếu ở khe hở lắp ghép vị trí tương đối của các chi tiết và các chỉ tiêu cuối cùng của chuỗi kích thước.

Các chỉ tiêu cuối cùng của tổng thành đánh giá dựa vào các yêu cầu kỹ thuật mà nhiệm vụ của cụm máy hay tổng thành đó phải đảm nhận trong toàn máy.

Vì vậy trước khi xác định phương pháp kiểm tra cần biết rõ đối tượng, các chỉ tiêu kỹ thuật và mục tiêu cụ thể cần kiểm tra. Các chi tiết được kiểm tra cần phải tháo và rửa sạch, sau đó phân loại để xác định phương án xử lý. Các chi tiết được phân làm 3 nhóm: các chi tiết cần được phục hồi, sửa chữa và các chi tiết hư hỏng

bỏ đi cần phải thay mới, các chi tiết được dùng lại không phải sửa chữa. Tùy theo đối tượng cần kiểm tra, thường có các phương pháp sau.

2.1.1.1. Kiểm tra bằng cảm nhận trực quan

Dùng mắt xem xét, như xem xét tình trạng bề mặt, các biểu hiện hư hỏng cụ thể, như tình trạng cong vênh, nứt vỡ của chi tiết, xem xét tình trạng khí xả, muội than, nghe tiếng gõ trong quá trình làm việc.

2.1.1.2. Kiểm tra bằng các dụng cụ đo

Việc kiểm tra kích thước, hình dáng hình học, phổ biến dùng các loại dụng cụ đo như: panme, thước cặp, đồng hồ so. . .

Kiểm tra mạch điện thường dùng đồng hồ Ampe.

2.1.2. Khảo sát

2.1.2.1. Động cơ và các hệ thống phụ của động cơa. Động cơ a. Động cơ

Khảo sát động cơ bằng cách kiểm tra trạng thái làm việc của hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống đánh lửa, bầu lọc gió, ống xả rồi tiến hành cho khởi động động cơ thì động cơ không nổ được máy.

Nguyên nhân có thể:

- Pha phối khí sai lệch nhiều làm trùng xích hay dây đai, lắp sai vị trí dấu trên bánh răng cam.

- Kèm theo tiếng va mạnh trong máy: Đứt xích, dây đai răng, lệch nhiều pha phối khí.

- Tiến hành kiểm tra vị trí đặt cam.

Sau khi đưa ra các nguyên nhân có thể làm cho động cơ không nổ, tiến hành kiểm tra từng nguyên nhân. Phát hiện ra vị trí đặt cam sai.

Hệ thống làm mát

 Ống dẫn nước làm mát nối giữa động cơ và két nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc khảo sát được tiến hành bằng trực quan để xác định các hư hỏng ban đầu. Do động cơ sử dụng ống nước không tốt, khi nhiệt độ nước làm mát tăng cao sẽ làm cho ống nước phình to và do động cơ lâu ngày không sử dụng nên tại vị trí ống nước tiếp xúc với vòng siết bị hở, những hư hỏng này được thể hiện trên hình 2.1.

Hình 2.1. Ống dẫn nước làm mát nối giữa động cơ và két nước

1. Vị trị phình to; 2. Vị trí bị hở

 Ống dẫn nước làm mát nối giữa bơm nước và nắp xylanh

Việc khảo sát được tiến hành bằng trực quan. Ống nước làm bằng sắt thường xuyên tiếp xúc với nước nên bị oxy hóa, dẫn đến thủng ống nước, hư hỏng này được thể hiện trên hình 2.2.

Hình 2.2. Ống dẫn nước bị hư hỏng

a) b)

Hình 2.3. Hình dạng và vị trí ống dẫn nước làm mát nối giữa bơm nước và nắp xylanh a) Hình dạng ống dẫn nước; b) Vị trí ống dẫn nước

 Két nước

Khảo sát két nước bằng trực quan, mối hàn của két nước với giá đỡ bị hở. Khảo sát bằng cách đổ nước vào két nước để kiểm tra rò rỉ nước, không phát hiện rò rỉ.

Hình 2.4. Két nước bị hở mối hàn

b. Các hệ thống phụ của động cơ b.1. Hệ thống nhiên liệu

 Việc khảo sát được tiến hành bằng trực quan. Bình và ống dẫn nhiên liệu vẫn còn dùng được.

 Chế hòa khí để lâu ngày không che kín nên bụi bám vào các họng chế hòa khí, dẫn đến việc hỗn hợp cháy hòa trộn không đều.

 Bơm nhiên liệu

Một tay đặt vào đầu vào của bơm nhiên liêu, tay còn lại tiến hành đẩy cần bơm tay lên xuống. Lúc đó tay đặt ở vị trí đầu vào của bơm nhiên liệu bị hút vào, đồng thời nghe thấy tiếng không khí thổi ra từ chế hòa khí. Chứng tỏ bơm còn hoạt động tốt.

Hình 2.6. Kiểm tra bơm

b.2. Hệ thống đánh lửa

 Bật khóa ở chế độ start, quan sát thấy bugi đánh lửa. Chứng tỏ hệ thống đánh lửa hoạt động tốt.

 Khảo sát bôbin bằng đồng hồ ampe, một đầu dây của đồng hồ đo tiếp xúc với cực dương, đầu còn lại tiếp xúc với đầu ra của bôbin. Quan sát trên mặt đồng hồ kim đo chỉ 70Ω, chứng tỏ bôbin còn hoạt động tốt.

Hình 2.8. Kiểm tra bôbin

 Khảo sát đầu chụp bugi, khảo sát bằng trực quan thấy các đầu chụp bugi bị hư hỏng, nên khi hệ thống đánh lửa hoạt động thì có tia lửa lóe sáng ở các đầu chụp bugi.

a) b)

Hình 2.9. Dây cao áp

 Khảo sát bugi, khảo sát bằng cách quan sát thấy 2 bugi của động cơ có phần sứ bị vỡ.

Hình 2.10. Bugi bị hư

b.3. Máy phát

Tiến hành tháo máy phát ra vệ sinh, dùng đồng hồ ampe kiểm tra sự thông mạch của roto và stator. Qua khảo sát, máy phát vẫn còn hoạt động được.

2.1.2.2. Hệ thống truyền lực và các hệ thống treo, lái, phanh a. Hệ thống truyền lực

a.1. Ly hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành tháo ly hợp ra quan sát, ôtô trên mô hình để lâu không sử dụng nên đĩa ép của ly hợp bị han rỉ, điều này thể hiện rõ trên hình 2.12.

Hình 2.12. Ly hợp

a.2. Hộp số

 Khảo sát hộp số bằng trực quan, hộp số để lâu không hoạt động nên dầu bôi trơn hộp số đông đặc lại. Điều này thể hiện rõ trên hình 2.13.

Hinh 2.13. Dầu hộp số

 Khảo sát cần gài số, khảo sát bằng trực quan cần gài số trên mô hình đã bị tháo ra từ trước nên một số bộ phận đã bị mất đi như lò xo, đai ốc gắn cần gài số với hộp số. Vỏ chụp bui cần gài số bị hỏng nên tách rời ra, điều này thể hiện rõ trên hình 2.14.

Hình 2.14. Cần gài số

a.3. Truyền động các đăng và cầu chủ động

Khảo sát bằng trực quan, truyền động các đăng và vỏ cầu chủ động vẫn còn hoạt động được. Tuy nhiên các khớp của trục các đăng đã bị khô dầu bôi trơn và nắp sau của cầu chủ động đã bị tháo ra từ trước nên dầu bôi trơn cầu chủ động không còn.

a) b)

Hình 2.15. a) Trục các đăng; b) Vi sai của vỏ cầu.

a.4. Moayơ và bánh xe

 Moayơ

Tiến hành tháo tất cả các chi tiết của moayơ ở bốn bánh xe để kiểm tra độ mòn của các ổ bi.

Muốn tiến hành kiểm tra các ổ bi, trước tiên phải kích bốn bánh xe lên. Sau đó, tháo các chi tiết của moayơ ra, chi tiết ở bên trái và bên phải đặt riêng ra ở hai khay khác nhau để sau này không lắp sai vị trí, dễ lắp vào.

a) b)

Hình 2.16. a) Khay để các chi tiết bên trái;

b) Khay để các chi tiết bên phải.

a) b)

Hình 2.17. a) Moayơ trước; b) Moayơ sau.

Tiếp theo đem các chi tiết của moayơ rửa sạch bằng dầu hỏa. Kiểm tra các ổ bi bằng trực quan, bốn ổ bi bị mòn và phốt chắn mỡ bị hư hỏng. Điều này thể hiện rõ trên hình 2.18.

a) b)

Hình 2.18. a) Ổ bi; b) Phốt chắn mỡ.

 Khảo sát bánh xe

Khảo sát bằng trực quan, quan sát thấy bánh xe ô tô lâu ngày không sử dụng nên bị xì hơi. Lốp xe bị cong vênh không đều, thể hiện rõ trên hình 2.19.

Hình 2.19. Bánh xe.

b. Các hệ thống treo, lái, phanh b.1. Hệ thống treo

Khảo sát bằng trực quan, các bộ phận của hệ thống treo trước không bị hư hỏng gì. Tuy nhiên hệ thống treo sau thiếu bộ phận giảm chấn nên không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của hệ thống treo.

a) b)

Hình 2.20. a) Hệ thống treo trước; b) Hệ thống treo sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.2. Hệ thống lái

 Cơ cấu lái

Tiến hành tháo các chi tiết của cơ cấu lái ra kiểm tra. Quan sát thấy cơ cấu lái thiếu một vòng bi và một vòng bi bị hỏng. Điều này thể hiện rõ trên hình 2.21.

a) b)

Hình 2.21. a) Cơ cấu lái; b) Vòng bi bị hỏng.

 Dẫn động lái

Khảo sát bằng trực quan, dẫn động lái trên mô hình đã bị tháo ra từ trước nên hệ thống lái trên mô hình ô tô không điều khiển đươc.

Hình 2.22. Dẫn động lái

Quan sát khớp cầu, bộ phận chắn bụi bị hư hỏng và dùng tay đẩy khớp cầu xoay quanh vị trí của nó thì khớp cầu hoạt động rất nhẹ. Chứng tỏ đệm cao su của khớp cầu bị hư hỏng. Điều này thể hiện cụ thể trên hình 2.23.

Hình 2.23. Khớp cầu

b.3. Hệ thống phanh

Tiến hành kích hai bánh xe sau lên, dùng tay tác dụng một lực mạnh vào lốp xe lam cho bánh xe quay. Sau đó dùng chân đạp bàn đạp phanh, làm cho lốp xe dừng lại. Chứng tỏ phanh vẫn còn hoạt động tốt.

2.2. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN MÔ HÌNH

TỔNG THÀNH Ô TÔ TẠI XƯỞNG THỰC TẬP

2.2.1. Phân tích các phương án thực hiện mô hình

2.2.1.1. Động cơ và các hệ thống phụ của động cơa. Động cơ a. Động cơ

Động cơ trên mô hình được sản xuất năm 1974, đến nay đã gần 37 năm. Qua thời gian sử dụng khá dài nếu động cơ vẫn còn hoạt động được, thì cũng không phát hết công suất. Do các chi tiết trong động cơ đã hao mòn. Vì vậy, nếu thay mới động cơ thì rất tốt. Tuy nhiên phương án này lại rất tốn kém, không phù hợp với khả năng kinh tế của tôi.

- Phương án 2: tiến hành sửa chữa động cơ

Phương án này nếu thực hiện thì ít tốn kém, tuy nhiên công suất của động cơ không đảm bảo như ban đầu và đòi hỏi người sửa chữa am hiểu nhiều về động cơ để phục vụ cho công tác phục hồi.

Hệ thống làm mát

 Ống dẫn nước làm mát nối giữa động cơ và két nước

- Phương án 1: Thay mới ống nước làm mát nối giữa động cơ và két nước Phương án này dễ thực hiện vì giá thành không cao, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Phương án 2: Tiến hành sửa chữa ống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi mô hình tổng thành ô tô tại xưởng thực tập bộ môn kỹ thuật ô tô khoa cơ khí (Trang 41 - 74)