b. Các hệ thống treo, lái, phanh
b.2.3. Các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống lái trên mô hình
* Vô lăng hay còn gọi là bánh lái thường có dạng tròn với các nan hoa, dùng để tạo và truyền mô men quay do người lái tác dụng lên trục lái.
* Trục lái là một đòn dài có thể đặc hoặc rỗng, có nhiệm vụ truyền mô men từ vô lăng xuống cơ cấu lái. Độ nghiêng của trục lái sẽ quyết định góc nghiêng của vô lăng, nghĩa là ảnh hưởng đến sự thoải mái của người lái khi điều khiển.
* Cơ cấu lái trục vít con lăn thực chất là một hộp giảm tốc, có nhiệm vụ biến chuyển động quay tròn của vô lăng thành chuyển động góc (lắc) của đòn quay đứng và bảo đảm tăng mô men theo tỷ số truyền yêu cầu.
+ Cấu tạo
Hình 1.38. Cấu tạo cơ cấu lái kiểu trục vít con lăn
1. Vỏ; 2. Trục chủ động; 3. Nắp dưới; 4. Đệm điều chỉnh; 6. Ổ bi; 7. Con lăn; 8. Vít điều chỉnh độ rơ; 9. Nắp trên; 10. Đệm điều chỉnh; 11. Bạc trục bị động; 12,13. Phốt chặn nhớt.
+ Nguyên lý làm việc
Khi người điều khiển xoay vành tay lái qua lại, trục lái xoay làm cho trục vít xoay tác động lên con răng có 3 răng quay như vậy là đòn quay đứng dịch chuyển qua lại quanh trục của con lăn có 3 răng làm dẫn động các bánh xe dẫn hướng quay theo yêu cầu mà người điều khiển cần đến.
* Dẫn động lái
Cơ cấu dẫn động lái trên mô hình là loại hình bình hành. Nó có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe không bị trượt lê khi quay vòng. Do đó làm giảm mài mòn lốp, giảm tổn hao công suất và tăng tính ổn định khi quay vòng.
Hình 1.39. Cơ cấu dẫn động lái loại hình bình hành.
+ Nguyên lý làm việc
Khi người điều khiển xoay vành tay lái qua lại, trục lái quay theo, cơ cấu lái hoạt động làm cho đòn quay đứng xoay tới lui chung quanh trục của nó kéo theo các thanh nối qua lại, như vậy làm cho các bánh xe dẫn hướng di chuyển.
Khi người điều khiển ngừng tác động lên vành tay lái, cũng có nghĩa là các bánh xe dẫn hướng không còn hoạt động.