Phương pháp kiểm tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi mô hình tổng thành ô tô tại xưởng thực tập bộ môn kỹ thuật ô tô khoa cơ khí (Trang 45 - 46)

b. Các hệ thống treo, lái, phanh

2.1.1. Phương pháp kiểm tra

Kiểm tra chất lượng của chi tiết máy chiếm một khối lượng công việc lớn và có vị trí quan trọng khi kiểm tra cũng như khi đánh gía chất lượng sau khi sửa chữa. Việc này quyết định chất lượng sau cùng về tuổi thọ, độ bền lâu của các cụm máy, tổng thành.

Chất lượng, tình trạng kỹ thuật của chi tiết biểu hiện ở các chi tiết sau:

 Kích thước: như đường kính, chiều dài, độ dày, chiều cao

 Hình dạng hình học: độ côn, độ ôvan, độ thẳng góc, cong, xoắn, độ song song, góc lượn giữa các đoạn trục thay đổi kích thước, vị trí tương đối giữa các phần của chi tiết…

 Tình trạng bề mặt: độ nhẵn bóng, các vết cào xước, vết mỏi, khả năng giữ dầu bôi trơn, độ nhám các bề mặt.

 Cơ lý tính của vật liệu: độ cứng, độ bên, khả năng chống gỉ, chịu nhiệt, tình trạng các khuyết tật bên trong

Trường hợp các chi tiết có chuyển động quay, phải đảm bảo độ chênh lệch nhất định về trọng lượng, đảm bảo cân bằng.

Đối với cụm tổng thành, tình trạng kỹ thuật thể hiện chủ yếu ở khe hở lắp ghép vị trí tương đối của các chi tiết và các chỉ tiêu cuối cùng của chuỗi kích thước.

Các chỉ tiêu cuối cùng của tổng thành đánh giá dựa vào các yêu cầu kỹ thuật mà nhiệm vụ của cụm máy hay tổng thành đó phải đảm nhận trong toàn máy.

Vì vậy trước khi xác định phương pháp kiểm tra cần biết rõ đối tượng, các chỉ tiêu kỹ thuật và mục tiêu cụ thể cần kiểm tra. Các chi tiết được kiểm tra cần phải tháo và rửa sạch, sau đó phân loại để xác định phương án xử lý. Các chi tiết được phân làm 3 nhóm: các chi tiết cần được phục hồi, sửa chữa và các chi tiết hư hỏng

bỏ đi cần phải thay mới, các chi tiết được dùng lại không phải sửa chữa. Tùy theo đối tượng cần kiểm tra, thường có các phương pháp sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi mô hình tổng thành ô tô tại xưởng thực tập bộ môn kỹ thuật ô tô khoa cơ khí (Trang 45 - 46)