Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Dự toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dược phẩm khánh hòa (Trang 26 - 91)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1.Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

 Tên giao dịch trong nước : Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa  Tên giao dịch quốc tế : Khanh Hoa Pharmarceutical Jiont Stock .co  Tên viết tắt : Khapharco

 Trụ sở chính : 82 Thống Nhất – Nha Trang – Khánh Hòa  Điện Thoại : (058.822.946)- (058.824.662)

 Fax : (058.825.845)

- Tiền thân là công ty Dược – Vật tư y tế Khánh Hòa được thành lập theo quyết định số 5023/1999/QĐUB của UBND Tỉnh Khánh Hòa vào ngày 30/12/1990 về việc hợp nhất hai Công Ty Dược Phẩm Khánh Hòa và Vật Tư Y Tế Khánh Hòa.

Công Ty Dược – Vật tư y tế Khánh Hòa được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp giấy phép kinh doanh số 112917. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất và kinh doanh dược phẩm thiết bị vật tư y tế.

Tháng 8-2004 Công Ty Dược – Vật tư y tế Khánh Hòa chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà Nước sang Công Ty Cổ Phần và đổi tên là Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa.

- Ngoài trụ sở chính và các kho hàng tại Nha Trang Công Ty còn có hai chi nhánh tại TPHCM và Hà Nội.

+ Hà Nội :

 Văn phòng : số 5 ngách 27/2 Huỳnh Thúc Kháng, Khu Nam Thành Công, Quận Đống Đa, Hà Nội.

 Điện thoại : 043 7736632, Fax : 043 7736632. + TP Hồ Chí Minh

 Văn Phòng: 90A5 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Tp HCM.  Điện thoại: 0838637620 - 0838661525, Fax: 0838637620.

 Mạng lưới tổ chức của Công Ty gồm :

- Nhà máy sản xuất tại đường 2/4 – Vĩnh Hải – Nha Trang. - 03 Trung tâm bán lẻ đóng tại TP Nha Trang.

- 05 Hệ Thống bán thuốc đóng tại thành phố và các Huyện, thị xã trong tỉnh Khánh Hòa.

- 133 Đại lý trên cả nước. - 131 Nhà thuốc.

- 15 Bệnh viện trưng thầu.

2.1.2. Chức Năng và Nhiệm Vụ của Công Ty

Chức Năng

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập. Công Ty có những chức năng sau :

- Tổ chức sản xuất kinh doanh và nhập khẩu dược phẩm, dược liệu thực phẩm thiết bị và vật tư y tế, xuất khẩu vật liệu làm thuốc và một số dược phẩm nhằm kinh doanh và thu lợi phuc vụ cho người dân.

- Sữa chữa, lắp đặt và bảo trì trang thiết bị y tế.

- Tiếp nhận hàng viện trợ y tế và đảm bảo hàng dự trữ cho quốc phòng. - Khai thác và mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ để phục vụ đến nơi người tiêu dùng.

- Thực hiện trách nhiệm đối với Nhà Nước, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho công nhân viên, tạo ra nhiều lợi ích cho cổ đông.

- Tham gia vào các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, hoạt động công ích và hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

Nhiệm Vụ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và phục vụ nhu cầu của khách hàng.

- Tự tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn đảm bảo đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, bù đắp chi phí thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Tuân thủ các chính sách, chế độ và pháp luật quản lí kinh tế tài chính, quản lí xuất nhập khẩu, giao dịch đối ngoại và các chính sách khác.

- Thực hiện đúng trách nhiệm vật chất với những cam kết trong hợp đồng mua bán với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

- Tổ chức xây dựng và đảm bảo hệ thống kho hàng, bến bãi đúng tiêu chuẩn để tiếp nhận, bốc xếp, bảo quản hàng hóa, tránh lưu kho lưu trữ và giảm chi phí lưu thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện tốt chính sách chế độ quản lý kinh tế, bảo vệ hàng hóa và tài sản tài chính, lao động tiền lương do công ty quản lý. Phải làm tốt công tác phân phối theo lao động, đào tạo và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, chăm lo đời sống cho người lao động.

- Làm tốt công tác bảo hộ lao động và an toàn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản và an ninh chung.

2.1.3. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất

Tổ chức quản lý của công ty là một sự điều hành có kế hoạch những mối quan hệ qua lại giữa các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh của tổ chức, đáp ứng nhu cầu mới trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất.

Mục đích của tổ chức quản lý trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm tăng sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng với chi phí ít nhất.

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

GĐ. THỊ TRƯỜNG GĐ KINH DOANH GĐ TÀI CHÍNH GĐ. NHÂN SỰ GĐ. NHÀ MÁY GĐ. CHẤT LƯỢNG GĐ.CNTPHC M GĐ. CN HÀ NỘI Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức và hành chính Phòng nguyên cứu phát triển Phòng thiết kế , đk thuốc Phòng kiểm tra và đảm bảo CL Phòng kế hoạch sản xuất Nhà máy CN TP HCM Phòng tiêu thụ SP CN HÀ NỘI

Tổng giám đốc

Tổng giám đốc là người lãnh đạo cao nhất công ty, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc được sự tham mưu giúp đỡ của phó tổng giám đốc, các giám đốc và các phòng ban.

Nhiệm vụ cụ thể của tổng giám đốc là vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế, giao dịch với khách hàng, có quyền quyết định về số lượng, tổ chức các bộ phận sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý và đạt kết quả kinh doanh cao nhất, có quyền nâng lương, tổ chức tuyển dụng theo quy định của nhà nước.

Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc tham mưu cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm với tổng giám đốc về các phần việc cụ thể như sau: chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh và chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nguyên cứu hàng hóa mới.

Thay mặt tổng giám đốc ký các loại văn bản, hồ sơ hợp đồng kinh tế Chứng từ giao dịch với ngân hàng khi tổng giám đốc đi vắng.

Giám đốc nhân sự

Ký thừa lệnh tổng giám đốc công ty các loại văn bản giấy tờ sau : Hợp đồng lao động, hồ sơ lập sổ bảo hiểm xã hội và thanh toán chế độ ốm đau thai sản tai nạn, giấy công lệnh, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, sao lục sao y bản chính, các văn bản hồ sơ về tổ chức bộ máy và nhân sự giữa các cơ quan đơn vị cá nhân có liên quan, ký các chứng từ giao dịch với ngân hàng khi tổng giám đốc và phó tổng giám đốc đi vắng.

Giám đốc nhà máy

Giám đốc nhà máy cùng tham mưu với phó tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất, định mức vật tư kỹ thuật, quy trình sản xuất, quản lý các phòng ban thuộc bộ phận sản xuất.

Chịu trách nhiệm về việc soạn thảo văn bản, báo cáo gửi các cơ quan liên quan đến sản xuất, định mức vật tư, nguyên liệu.

Giám đốc kinh doanh

Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tình hình kinh doanh của công ty cả dược phẩm và y cụ. Tham mưu cho tổng giám đốc các kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Quản lý, kiểm tra, kiểm soát phòng kinh doanh và có những chỉ đạo hợp lý.

Thay mặt tổng giám đốc ký các hợp đồng mua bán khi tổng giám đốc đi vắng.

Giám đốc thị trường

Có trách nhiệm trong việc quảng bá hình ảnh của công ty, tìm kiếm các nguồn khách hàng tiềm năng. Tiếp cận khách hàng, giao dịch và nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu của khách hàng và thị trường tiêu thụ.

Giám đốc tài chính

Phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính. Dự báo những yêu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm, phân tích những sai biệt và thực hiện động tác sữa chữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính. Thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan. Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra.

Giám đốc chất lượng

Chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, sản phẩm.

Đồng thời, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc nếu hàng hóa có vấn đề về hư hỏng vì kém chất lượng.

Phòng kinh doanh

Tham mưu cho giám đốc kinh doanh về phương hướng kinh doanh, tổ chức và theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa, y dụng cụ y tế.

Tổ chức lên kế hoạch mua hàng hóa phục vụ cho việc kinh doanh. Báo cáo thống kê tình hình thực hiện doanh thu bán hàng trong tháng, quý, năm báo cáo tình hình nhập xuất tồn hàng hóa cho tổng giám đốc.

Phòng tiêu thụ sản phẩm

Phụ trách về mảng marketing, tìm hiểu thị trường, phương thức mua bán, giá cả hàng hóa.

Tiếp cận khách hàng, giao dịch và nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu của khách hàng và thị trường tiêu thụ.

Phòng kế toán tài chính

Có trách nhiệm quản lý tài chính, phụ trách công tác tổng hợp, quyết toán báo cáo các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Có trách nhiệm trả nợ và thu nợ đúng hạn để phục vụ nhu cầu về mau vật tư hàng hóa cho sản xuất và kinh doanh. Sử dụng đúng mục đích và theo quy định của công ty.

Kế toán các bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, theo dõi mọi mặt về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách chính xác nhất thông qua các số liệu báo cáo và thực hiện các chỉ tiêu phải nộp ngân sách nhà nước.

Phòng tổ chức và hành chính

Phụ trách công tác hành chính, quản lí nhân sự, lao động tiền lương, tiền thưởng của toàn công ty, quan tâm và kế hoạch chăm lo cho người lao động làm việc tại công ty.

Theo dõi quản lý tài sản công ty, điều động xe ô tô và xe chở hàng đi công tác và giao hàng theo yêu cầu của tổng giám đốc.

Phòng nguyên cứu phát triển

Có trách nhiệm nguyên cứu, sáng chế các loại thực phẩm mới, đáp ứng, phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Phòng kiểm tra chất lượng

Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm khi nguyên vật liệu nhập về để an toàn cho việc sản xuất. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc nếu hàng hóa có vấn đề về hư hỏng vì kém chất lượng.

Phòng kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất, lên kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Quản lý các định mức kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Lập phiếu nhập kho thành phẩm khi sản phẩm hoàn thành.

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội

Tìm kiếm mở rộng thị trường để giới thiệu các mặt hàng mới do công ty sản xuất và nhập khẩu, thu hồi công nợ chuyển về công ty.

2.1.3.2. Tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Cơ cấu tổ chức hoàn thiện đảm bảo tính chuyên môn cao, đảm bảo tính cân đối nhịp nhàng cho sản xuất được thể hiện ở trình độ chuyên môn hóa ở từng bộ phận sản xuất, trình độ công nghệ và năng lực máy móc thiết bị phù hợp với nhu cầu sản xuất chiếm ưu thế trong cạnh tranh, lực lượng lao động đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Khi đó sẽ có nhiều thuận lợi trong sản xuất, đưa mặt hàng mới đi vào thử nghiệm và thâm nhập thị trường.

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nước

Nguyên vật liệu Pha chế Vô chai Thành phẩm Đóng thùng Chai Rửa Sấy, triệt trùng Dán nhãn

TỔ THUỐC ỐNG TỔ THUỐC VIÊN

ỐNG TIÊM ỐNG UỐNG NGOÀI DA CÁC LOẠI THUỐC VIÊN CAO RƯỢU BAN LÃNH ĐẠO

Công ty có hai bộ phận sản xuất chính:

- Tổ thuốc ống : chuyên sản xuất các loại dùng để tiêm, ống thuốc và các loại dung dịch dùng ngoài da.

+ Ống tiêm : thường là các loại thuốc bổ tổng hợp.

+ Ống uống : là các loại thuốc bổ được bào chế từ các loại dược liệu quý hiếm và có giá trị (yến, sâm ….).

+ Ngoài da : chủ yếu là các loại thuốc rửa, sát trùng như oxy già - Tổ thuốc viên : chủ yếu SX các loại thuốc như: Amocilin, Ampixilin, … đây là những loại thuốc chiếm số lượng của công ty trong đó kháng sinh là chủ yếu.

Sơ đồ 1.4: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên

Thành phẩm Ép vỉ Đóng gói Nguyên vật liệu Cân, đong Pha chế Nhào trộn Xát hạt Sửa hạt Bao viên Đóng chai Dán nhãn Vào ủi In chữ trên vỉ In chữ trên vỉ Ép vỉ

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua công ty trong thời gian qua

a. Các nhân tố bên trong

Bao gồm các nhân tố sau :  Đội ngũ lao động :

Với các đặc điểm công ty được hình thành từ sự hợp nhất giữa công ty vật tư y tế khánh hòa và công ty dược phẩm khánh hòa nên đã hình thành một đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm về dược tạo điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trình độ đại học của công nhân lao động còn ít gây khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ mới.

 Ban lãnh đạo công ty

Sự thống nhất và đoàn kết của ban lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó khi công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần thì ban lãnh đạo làm việc chặt chẽ hơn.

 Bộ phận nguyên cứu và đầu tư phát triển

Công ty co phòng kiểm tra, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn GMP ( thực hành sản xuất thuốc tốt ), có phòng nguyên cứu dược phẩm tạo sự an toàn, chất lượng, uy tín cho sản phẩm giúp công ty đứng vững vị trí thị phần.

 Yếu tố sản xuất

Sản phẩm SX ra theo quy trình công nghệ khép kín, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành rẻ giúp cho việc tiêu thụ sản phảm dễ dàng. Nhưng công ty còn khó khăn về thay đổi công nghệ để tạo ra sản phẩm mới cạnh tranh được với các hàng lớn, do đó công ty nên có chiến lược đầu tư và cải tiến quy trình công nghệ.

 Tình hình tài chính

Do công ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với sự góp vốn của cổ đông và toàn thể công nhân viên. Hàng năm công ty đều tổ chức mua bán cổ phiếu làm cho vốn cổ phần ngày càng tăng. Tuy nhiên vốn công ty công ty chưa đủ lớn để mở rộng quy mô sản xuất.

 Hệ thống phân phối

Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp toàn tỉnh và một số chi nhánh ngoài tỉnh đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do đối tượng khách hàng đa dạng và việc thiết lập kênh phân phối

Một phần của tài liệu Dự toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dược phẩm khánh hòa (Trang 26 - 91)