Đặc điểm lâm sàng khe hở mơi-vịm miệng: 1 Những rối loạn chức năng:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHĂM SÓC ĐA KHOA RĂNG HÀM MẶT .2022 (Trang 55 - 56)

5.1. Những rối loạn chức năng:

- Rối loạn về ăn uống: trẻ bú khó, khơng mút được vú, khi bú dễ bị sặc, thức ăn vướng lại ở vòm họng gây viêm họng cấp, phì đại amidal.

- Rối loạn hô hấp: thở hỗn hợp qua cả mũi và miệng, gây viêm mũi họng cấp.

- Rối loạn phát âm: nói ngọng, phát âm khơng chuẩn( do khoang miệng và mũi thông với nhau).

5.2. Những tổn thƣơng thực thể: Mơi trên: Mơi trên:

- Khe hở có hình tam giác, đáy ở phiá dưới ,đỉnh tam giác hướng về phía lỗ mũi hoặc thơng với mũi và vịm miệng, Khe hở rộng hơn khi bệnh nhân cười hoặc khóc.

- Thiếu chiều cao mơi ở 2 bờ khe hở.

- Cơ vịng mơi, cơ ngang mũi thiểu sản và bám lạc chỗ (bờ ngoài vào chân cánh mũi; bờ trong bám vào gai mũi trước): Phần mơi bờ ngồi khe hở vồng lên như mặt kính đồng hồ.

- Phần mơi, chân cánh mũi bờ ngồi khe hở thấp hơn sơ với bên đối diện , hay so với vùng nhân trung ở bờ trong khe hở.

Biến dạng mũi: biểu hiện rõ nhất trong khe hở môi độ II và III:

- Cánh mũi bị xẹp thấp ở bên khe hở. - Hai lỗ mũi mất cân đối.

- Chân cánh mũi bị kéo dỗng rộng ra ngồi và xuống thấp so với bên lành. - Sống mũi bị lệch và xoắn vặn kéo theo lệch đầu mũi về bên bệnh.

- Thiếu chiều cao trụ mũi, đầu mũi sát môi trên (trong khe hở mơi hai bên).

Xƣơng hàm và cung răng:

- Phía ngồi khe hở xương hàm thiểu sản, kém phát triển, phía trong khe hở hàm bị đưa ra trước.

- Cung hàm mất cân đối

Răng kém phát triển, mọc lệch, xoay trục, cá biệt có trường hợp răng mọc xuyên vào vòm miệng hoặc lỗ mũi.

- Khe hở ở vòm miệng kéo dài từ trước ra sau, làm tách đơi vịm miệng mềm và lưỡi gà.

- Khe hở thông lên khoang mũi, các xương cuốn mũi bị viêm phì đại.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHĂM SÓC ĐA KHOA RĂNG HÀM MẶT .2022 (Trang 55 - 56)