Dung dịch hồ làm từ thực vật, amylopectins liên kết với nhóm hydroxyethyl. Dung dịch này có thể vẫ ở lại trong hệ tuần hoàn tới 24h sau truyền do trọng lượng phân tử lớn tới 200.000Da. chúng khá đắt, ví dụ dung dịch HES 10%.
Dung dịch này có thể gây tác dụng phụ: ngứa, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp và sốc phản vệ. vì tác dụng phụ nhiều nên đã cấm dùng tại Mỹ (Government Medical Safety Alert for HES 2013).
3. Dextrans
Dextrans gồm các glucose cao phân tử. ví dụ, Dextran 70 trọng lượng phân tử 70,000 Da. Nó làm tăng áp lực keo và giảm độ nhớt huyết tương. Nó có thể làm tăng đường huyết và tăng áp lực thẩm thấu.
4. Albumin
Albumin là một protein tự nhiên tách ra từ albumin người. Nó có các điểm mạnh khác nhau (5% và 20% trong dung dịch muối 0,9%), và đẳng trương ở các nồng độ thấp hơn như 5%. Nó thường sử dụng truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân có dịch ổ bụng để tránh mất dịch nhưng có nguy cơ gây phản ứng quá mẫn
Tóm lại
1 vài điểm khi muốn dùng dung dịch keo:
• Dung dịch keo chỉ nên dùng ở bệnh nhân hồi sức.
• Dung dịch keo có giá trị ở bệnh nhân hồi sức bù dịch, khơng dùng sốc mất máu, thay thế máu(Chapter 6).
• Dung dịch keo thường pha trong NaCl 0,9%
• Sử dụng dung dịch keo có thể gây tổn thương thận và sốc phản vệ
• Gelatins là dung dịch keo được sử dụng phổ biến nhất.
Kết luận, những bằng chứng ủng hộ việc sử dụng dung dịch keo trong hồi sức vẫn chưa rõ ràng (xem chương 3). Khơng có bằng chứng hỗ trợ việc sử dụng các dung dịch có chứa tinh bột
Cịn tùy quan điểm cá nhân sẽ dùng dung dịch keo hay tinh thể trong hồi sức bệnh nhân, tuy nhiên, hiện này khuyến cáo dùng các dung dịch đẳng trương như Hartmann hoặc Plasmalyte (e.g.NICE,KDIGO,
Surviving Sepsis Campaign).